Vận tải cơ lớn nhất thế giới sẽ được hồi sinh

Thứ Ba, 22 Tháng Mười Một 20227:00 CH(Xem: 1704)
Vận tải cơ lớn nhất thế giới sẽ được hồi sinh

UkraineCông ty Antonov có thể tái sử dụng 30% linh kiện cũ và tiêu tốn ít nhất 500 triệu USD để chế tạo lại vận tải cơ huyền thoại An-225.

Máy bay Antonov An-225 trước khi bị phá hỏng trong chiến tranh Nga - Ukraine. Ảnh: Interesting Engineering

Máy bay Antonov An-225 trước khi bị phá hỏng trong chiến tranh Nga - Ukraine. Ảnh: Interesting Engineering

Theo thông báo hôm 8/11 của công ty Antonov, các kỹ sư đã bắt tay vào thiết kế máy bay phản lực chở hàng Antonov An-225 thứ hai. Còn gọi là Mriya, dự án tái xây dựng mẫu máy bay khổng lồ với sải cánh 88 m sẽ tiêu tốn ít nhất 500 triệu USD. Theo công ty, con số có thể tăng thêm bởi còn quá sớm để thảo luận những chi phí cụ thể.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cũng chia sẻ về dự án tái xây dựng mẫu máy bay. Hiện chưa rõ ngân sách chế tạo Antonov An-225 đến từ đâu. Thông báo trước đó của công ty cho biết hãng Virgin Airways do tỷ phú Richard Branson sở hữu sẽ cung cấp kinh phí.

Ukroboronprom, công ty mẹ của Antonov, ban đầu ước tính quá trình sửa chữa máy bay sẽ kéo dài trên 5 năm và tiêu tốn hơn 3 tỷ USD. Sau khi đánh giá kỹ lưỡng, công ty Antonov cho biết khoảng 30% linh kiện của máy bay ban đầu bị phá hủy trong chiến tranh Nga - Ukraine có thể tận dụng để chế tạo máy bay mới.

Ngày 21/12/1988, máy bay An-225 cất cánh lần đầu tiên từ sân bay của nhà máy sản xuất ở Svyatoshyn, do phi hành đoàn đứng đầu là Oleksandr Galunenko cầm lái. An-225 được phát triển để vận chuyển tàu con thoi Buran và các linh kiện của tên lửa đẩy Energiya. Theo dự kiến, An-225 cũng đóng vai trò như bãi phóng không gian cho hệ thống vận chuyển hàng không vũ trụ tái sử dụng (MAKS), trong đó máy bay ở tầng thứ nhất và một tàu con thoi cỡ nhỏ trang bị bình nhiên liệu nằm ở tầng thứ hai.

An-225 có tải trọng 640 tấn, được trang bị 6 động cơ và 32 bánh đáp. Nó có thể vận chuyển những hàng hóa tải trọng cực lớn, lên tới 250 tấn ở khoang trong, hoặc mang những vật quá cỡ tải trọng tới 200 tấn ở trên thân. Cuối thập niên 1980, một chiếc An-225 thứ hai được chế tạo. Nhưng sau khi Liên Xô tan rã năm 1990, kế hoạch này bị hủy bỏ. Tới nay, chỉ duy nhất một chiếc An-225 thuộc quản lý của hãng vận tải hàng không Antonov, còn hoạt động trước khi bị phá hủy hồi tháng 2/2022.

An Khang (Theo Interesting Engineering)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 24 Tháng Giêng 20185:00 SA
Phân biệt chủng tộc. Phân biệt giới tính. Bọn Cộng Hòa đó! Đó là những từ ngữ gần như gắn liền với nhau
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20189:00 CH
“Ai đổ rác bị đi thưa lính”, ảo thuật đường phố, thầy đồ đoán mệnh… là những ảnh độc về Sài gòn năm 1956, được đăng tải trên trang Flickr của một nhà sưu tập Việt Nam.
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20186:00 CH
Toạ lạc trên một khu đất rộng hơn 20 ha, khu thánh đường Phát Diệm (Kim Sơn - Ninh Bình) với công trình nhà thờ đá là sự kết hợp hài hoà, đặc sắc giữa nghệ thuật kiến trúc phương Đông và phương Tây.
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 201811:00 SA
Binh đoàn La Mã 40.000 người thảm bại trong trận đánh mở mang bờ cõi sang phía đông, được cho là từng lưu lạc xa tận 8.000km,
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20189:00 SA
Chiến thuật của Anh trong trận Cambrai năm 1917 là nền tảng để quân đội Đức phát triển học thuyết Blitzkrieg trong Thế chiến II.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20185:00 SA
Nằm ở Giza bên ngoài Cairo, những công trình nhân tạo lâu đời nhất trên Trái Đất này bắt đầu có những dấu hiệu hư hại nghiêm trọng vào đầu những năm 1980
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20184:00 SA
Thời Nguyễn, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất về mặt lãnh thổ. Triều Nguyễn trong quá trình xây dựng
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20182:00 SA
Đi tàu thì khi ra khỏi nhà ga, bạn có thể xoay người, đặt túi xuống rồi ngắm nhìn một trong những tòa nhà vui vẻ nhất thế giới.
Chủ Nhật, 21 Tháng Giêng 20188:00 CH
Cung điện do người Khiết Đan xây dựng dưới thời Liêu có tổng diện tích hơn 200 m2, là nơi tránh nóng mùa hè cho hoàng tộc và cận thần
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20188:00 CH
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, để tiêu hao bớt sinh lực của quân đội Nhật Hoàng, Quân đội Mỹ đã viện trợ rất nhiều vũ khí, hàng hóa và chuyên gia cho quân đội Tưởng Giới Thạc