Cung điện 1.000 năm của vương triều Khiết Đan ở Trung Quốc

Chủ Nhật, 21 Tháng Giêng 20188:00 CH(Xem: 5319)
Cung điện 1.000 năm của vương triều Khiết Đan ở Trung Quốc
Công trình điện thờ xây dưới triều Liêu ở Bắc Kinh. Ảnh: Frederic J. Brown.

Công trình điện thờ xây dưới triều Liêu ở Bắc Kinh. Ảnh: Frederic J. Brown.

Các nhà khảo cổ học phát hiện dấu tích của một cung điện cổ đại đóng vai trò như nơi nghỉ mát mùa hè của vua quan nhà Liêu, Newsweek hôm qua đưa tin. Để tránh nóng, mỗi năm từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 7, hoàng đế nhà Liêu đưa cả hoàng tộc cùng quan lại cấp cao lên dãy núi nay thuộc khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc.

Nhóm chuyên gia khảo cổ tìm thấy hơn 100 thành phần kết cấu ở di chỉ tại huyện Đa Luân, khu tự trị Nội Mông, bao gồm gạch tráng men, gốm sứ và đinh đồng. Họ ghi nhận nền móng của 12 tòa nhà với tổng diện tích hơn 232 m2. Ge Zhiyong, nhà nghiên cứu tại Viện khảo cổ Khu tự trị Nội Mông, cho biết các đồ tạo tác khai quật từ di chỉ giúp xác định cung điện được xây vào giữa triều Liêu.

Phát hiện về cung điện sẽ giúp các nhà khảo cổ học có thêm nhiều hiểu biết mới về cả kiến trúc và phong tục văn hóa của triều Liêu. Các cuộc khai quật quy mô lớn sẽ được tiến hành tại di chỉ.

Triều Liêu do người Khiết Đan lập nên. Đây là tộc người du mục phân bố ở Mông Cổ ngày nay và nhiều khu vực phía bắc Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Ngày 27/2/907, thủ lĩnh tộc Khiết Đan là Gia Luật A Bảo Cơ xưng là "Thiên hoàng đế". Đến ngày 17/3/916, Gia Luật A Bảo Cơ đăng cơ, lấy quốc hiệu là "Khiết Đan". Năm 947, quốc hiệu được đổi thành "Đại Liêu". Năm 1125, triều Liêu sụp đổ và bị nhà Kim tiêu diệt.

Dù ban đầu không có ngôn ngữ viết để diễn đạt phương ngữ Mông Cổ nguyên bản, triều Liêu đã phát triển hai loại chữ viết có nhiều đặc điểm giống ký tự Trung Quốc hiện đại. Các hoàng đế nhà Liêu liên tục mở rộng lãnh thổ nhưng chú trọng duy trì huyết thống hoàng gia thuần chủng, quy định hoàng đế không được phép lấy người từ các bộ tộc Khiết Đan đô hộ. Tuy nhiên, phụ nữ triều Liêu có nhiều ảnh hưởng chính trị với ít nhất ba thái hậu từng nhiếp chính. 

Phương Hoa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20185:00 SA
Có lẽ không có ai bước ra khỏi cuộc Chiến tranh Việt Nam với một tiếng xấu như Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20182:00 SA
Người châu Âu có lẽ sẽ không bao giờ quên trận đại dịch hạch, hay còn gọi là « dịch hạch đen », theo cách gọi của các sử gia, cướp đi sinh mạng
Thứ Tư, 24 Tháng Giêng 20185:00 SA
Phân biệt chủng tộc. Phân biệt giới tính. Bọn Cộng Hòa đó! Đó là những từ ngữ gần như gắn liền với nhau
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20189:00 CH
“Ai đổ rác bị đi thưa lính”, ảo thuật đường phố, thầy đồ đoán mệnh… là những ảnh độc về Sài gòn năm 1956, được đăng tải trên trang Flickr của một nhà sưu tập Việt Nam.
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20186:00 CH
Toạ lạc trên một khu đất rộng hơn 20 ha, khu thánh đường Phát Diệm (Kim Sơn - Ninh Bình) với công trình nhà thờ đá là sự kết hợp hài hoà, đặc sắc giữa nghệ thuật kiến trúc phương Đông và phương Tây.
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 201811:00 SA
Binh đoàn La Mã 40.000 người thảm bại trong trận đánh mở mang bờ cõi sang phía đông, được cho là từng lưu lạc xa tận 8.000km,
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20189:00 SA
Chiến thuật của Anh trong trận Cambrai năm 1917 là nền tảng để quân đội Đức phát triển học thuyết Blitzkrieg trong Thế chiến II.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20185:00 SA
Nằm ở Giza bên ngoài Cairo, những công trình nhân tạo lâu đời nhất trên Trái Đất này bắt đầu có những dấu hiệu hư hại nghiêm trọng vào đầu những năm 1980
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20184:00 SA
Thời Nguyễn, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất về mặt lãnh thổ. Triều Nguyễn trong quá trình xây dựng
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20182:00 SA
Đi tàu thì khi ra khỏi nhà ga, bạn có thể xoay người, đặt túi xuống rồi ngắm nhìn một trong những tòa nhà vui vẻ nhất thế giới.