Vận tải cơ lớn nhất thế giới sẽ được hồi sinh

Thứ Ba, 22 Tháng Mười Một 20227:00 CH(Xem: 1706)
Vận tải cơ lớn nhất thế giới sẽ được hồi sinh

UkraineCông ty Antonov có thể tái sử dụng 30% linh kiện cũ và tiêu tốn ít nhất 500 triệu USD để chế tạo lại vận tải cơ huyền thoại An-225.

Máy bay Antonov An-225 trước khi bị phá hỏng trong chiến tranh Nga - Ukraine. Ảnh: Interesting Engineering

Máy bay Antonov An-225 trước khi bị phá hỏng trong chiến tranh Nga - Ukraine. Ảnh: Interesting Engineering

Theo thông báo hôm 8/11 của công ty Antonov, các kỹ sư đã bắt tay vào thiết kế máy bay phản lực chở hàng Antonov An-225 thứ hai. Còn gọi là Mriya, dự án tái xây dựng mẫu máy bay khổng lồ với sải cánh 88 m sẽ tiêu tốn ít nhất 500 triệu USD. Theo công ty, con số có thể tăng thêm bởi còn quá sớm để thảo luận những chi phí cụ thể.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cũng chia sẻ về dự án tái xây dựng mẫu máy bay. Hiện chưa rõ ngân sách chế tạo Antonov An-225 đến từ đâu. Thông báo trước đó của công ty cho biết hãng Virgin Airways do tỷ phú Richard Branson sở hữu sẽ cung cấp kinh phí.

Ukroboronprom, công ty mẹ của Antonov, ban đầu ước tính quá trình sửa chữa máy bay sẽ kéo dài trên 5 năm và tiêu tốn hơn 3 tỷ USD. Sau khi đánh giá kỹ lưỡng, công ty Antonov cho biết khoảng 30% linh kiện của máy bay ban đầu bị phá hủy trong chiến tranh Nga - Ukraine có thể tận dụng để chế tạo máy bay mới.

Ngày 21/12/1988, máy bay An-225 cất cánh lần đầu tiên từ sân bay của nhà máy sản xuất ở Svyatoshyn, do phi hành đoàn đứng đầu là Oleksandr Galunenko cầm lái. An-225 được phát triển để vận chuyển tàu con thoi Buran và các linh kiện của tên lửa đẩy Energiya. Theo dự kiến, An-225 cũng đóng vai trò như bãi phóng không gian cho hệ thống vận chuyển hàng không vũ trụ tái sử dụng (MAKS), trong đó máy bay ở tầng thứ nhất và một tàu con thoi cỡ nhỏ trang bị bình nhiên liệu nằm ở tầng thứ hai.

An-225 có tải trọng 640 tấn, được trang bị 6 động cơ và 32 bánh đáp. Nó có thể vận chuyển những hàng hóa tải trọng cực lớn, lên tới 250 tấn ở khoang trong, hoặc mang những vật quá cỡ tải trọng tới 200 tấn ở trên thân. Cuối thập niên 1980, một chiếc An-225 thứ hai được chế tạo. Nhưng sau khi Liên Xô tan rã năm 1990, kế hoạch này bị hủy bỏ. Tới nay, chỉ duy nhất một chiếc An-225 thuộc quản lý của hãng vận tải hàng không Antonov, còn hoạt động trước khi bị phá hủy hồi tháng 2/2022.

An Khang (Theo Interesting Engineering)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20189:00 CH
Nhà kinh tế chính trị học Benjamin Friedman đã từng so sánh xã hội phương Tây hiện đại như một chiếc xe đạp vững chãi mà bánh xe quay được là nhờ
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20188:00 CH
Nước Nga lại một lần nữa là trung tâm của các cuộc tranh cãi chính sách ở nhiều nước phương Tây. Đây cũng là lần thứ ba liên tiếp một tân tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu nhiệm kỳ
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20183:30 CH
Th/úy Nguyễn đông Mai là một sĩ quan hiện dịch, xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trước khi xảy ra trận chiến anh đã có nghị định và sắp đến ngày đeo lon Trung Úy;
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20187:15 SA
Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20187:14 SA
Sau khi mạo nhận ngày 11/1/1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa,
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20185:00 SA
20h ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20184:15 SA
Ngày 19-1 44 năm trước đã diễn ra tấn kịch bi hùng trên biển của những người anh em máu mủ phía Nam ngoan cường chống lại quân Tàu Cộng
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:02 SA
Lời giới thiệu: Nhân dịp Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, vừa tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 7 cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu v
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:00 SA
Công chúa Huyền Trân là con gái yêu của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Huyền Trân chào đời trong khung cảnh đất nước mới tn
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:30 SA
Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp khám phá ra cao nguyên Lang Bian, một trong những điểm gây ấn tượng nhất chính là địa hình của vùng đất ngày nay mang tên Đà Lạt. Bác sĩ Etienne Tardif