Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất12-02 -2024

Thứ Hai, 12 Tháng Hai 20245:03 SA(Xem: 1568)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất12-02 -2024
HoaLuc 2*************

Bầu cử Quốc Hội Pakistan : Đảng đối lập PTI gây bất ngờ

Thanh Hà

Năm ngày sau bầu cử Quốc Hội Pakistan, chiều qua, Chủ nhật 11/02/2024, kết quả chính thức mới được công bố : Đảng đối lập PTI của cựu thủ tướng Imran Khan về đầu với 97 đại biểu trên tổng số 265 ghế. Đảng cầm quyền được quân đội ủng hộ, chỉ giành được 76 ghế. Các ứng viên độc lập chiếm được 101 ghế tại Quốc Hội, trong đó có 54 ứng viên thuộc đảng Nhân Dân Pakistan của gia đình Bhutto. Đảng này đang nổi lên như lực lượng chính trị thứ ba tại Pakistan.

Đăng ngày:

1 phút

Sáng nay, các nhà phân tích đồng loạt ghi nhận ảnh hưởng của bên quân đội đang bị thu hẹp lại. Pakistan đang bước vào một giai đoạn « đầy bất trắc » về mặt chính trị. Kết quả bầu cử đang bị phản đối. Việc thành lập một chính phủ liên minh đầy cam go. Đảng đối lập PTI của cựu thủ tướng Imran Khan đã chận đường trở lại nắm quyền của ông Nawaz Sharif, vốn được quân đội hậu thuẫn.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại trong ngày bầu cử tuần trước, 08/02/2024, mạng internet và điện thoại ở Pakistan đã bị cắt. Sau đó, công việc kiểm phiếu đã diễn ra chậm chạp khiến lo ngại gian lận bầu cử dâng cao. Phe đối lập tố cáo chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho đảng của ông Nawaz Sharif. Có nhiều khả năng đảng này liên kết với lực lượng chính trị thứ ba trong tay gia đình Bhutto để thành lập chính phủ liên minh.


***********
rfi.fr

Bầu cử Phần Lan : Cựu thủ tướng Alexander Stubb, thuộc phe bảo thủ, đắc cử tổng thống

Minh Anh

Sau một cuộc "so găng" sít sao, Alexander Stubb, cựu thủ tướng Phần Lan, thuộc phe bảo thủ đã về đầu trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống ngày 11/02/2024 khi giành được 51,6% số phiếu ủng hộ, đánh bại đối thủ của ông Pekka Haavisto, chủ trương tự do thuộc đảng Xanh.

Đăng ngày:

2 phút

Trong bài phát biểu trên truyền hình, cựu thủ tướng Phần Lan tuyên bố thắng lợi bầu cử này là một « vinh dự to lớn » và đã cảm ơn các cử tri đã tham gia đông đảo cuộc bỏ phiếu lần này.

Reuters lưu ý, theo truyền thống, tổng thống Phần Lan có quyền hạn khá hạn chế, ngoại trừ các vấn đề trong lĩnh vực an ninh và đối ngoại, những lĩnh vực ngày càng chiếm một vị trí quan trọng kể từ khi Phần Lan gia nhập Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO, nhằm phản ứng trước việc Nga xâm lược Ukraina.

Từ Stockholm, thông tín viên đài RFI Carlotta Morteo tường thuật :

« Biết nhiều ngôn ngữ, theo chủ nghĩa tự do kinh tế, Alexander Stubb có một thời gian ngắn từng là thủ tướng, nhiều lần giữ chức bộ trưởng và từng làm việc tại Ngân hàng Đầu tư châu Âu.

Nếu ông tự nhận mình là một người "thực tế lạc quan », thì rõ ràng mối quan hệ giữa Phần Lan và Nga đã xuống đến mức thấp nhất kể từ khi quốc gia Bắc Âu này gia nhập NATO. Đường biên giới dài 1340 km với nước láng giềng lớn đã bị đóng từ mùa đông này sau vụ dòng người di cư bất hợp pháp tràn vào, với sự giúp đỡ của Matxcơva.

Alexander Stubb cam kết duy trì đường lối cứng rắn : Ông từ chối mọi trao đổi với Vladimir Putin chừng nào chiến tranh tại Ukraina vẫn tiếp diễn, và Phần Lan là nguồn hậu thuẫn kiên định của Kiev.

Nếu như ông không chịu trách nhiệm trong quan hệ với châu Âu, thì tân tổng thống Phần Lan sẽ là bên đối thoại chính của Mỹ - quốc gia mà Phần Lan gần đây có ký kết một thỏa thuận quốc phòng song phương quan trọng – những cũng cả với Trung Quốc. Ông sẽ đại diện đất nước tại Liên Hiệp Quốc và trong Hội đồng NATO.

Không giống như đối thủ trong suốt chiến dịch tranh cử - Pekka Haaviston cựu ngoại trưởng – Alexander Stubb tuyên bố ủng hộ, không chỉ việc triển khai thường trực các lực lượng đồng minh trên lãnh thổ Phần Lan, mà còn cả việc cho quá cảnh vũ khí nguyên tử nếu cần thiết. »


**********
rfi.fr

Israel giải thoát hai con tin, cùng lúc không kích làm 100 người thiệt mạng ở Rafah

Thu Hằng

Sáng 12/02/2024, Israel thông báo giải thoát được hai con tin bị Hamas giam trong trại tị nạn ở Rafah, thành phố miền nam dải Gaza. Thủ tướng Benjamin Netanyahu cùng nhiều quan chức theo dõi trực tiếp chiến dịch do quân đội và cảnh sát Israel phối hợp tiến hành. Lực lượng Israel sử dụng chất nổ bất ngờ tấn công tòa nhà nơi giam giữ con tin, song song với đợt tấn công của không quân, « nhiều kẻ khủng bố và một quân nhân Israel bị thiệt mạng ».

Đăng ngày:

2 phút

Thông tín viên RFI Michel Paul tại Jerusalem cho biết thêm :

« Đúng 1 giờ 49 phút sáng nay, nhiều đội biệt động tinh nhuệ Israel đã giải thoát được hai con tin. Hai người đàn ông mang song tịch Israel-Achentina, bị giam trên tầng hai của một tòa nhà trong trại tị nạn Rafah. Fernando Simon Marman, 60 tuổi và Louis Har, 70 tuổi, vẫn khỏe mạnh và được máy bay trực thăng đưa thẳng đến một bệnh viện ở miền trung Israel. Hai người này bị bắt cóc hôm 07/10/2023 khi đang thăm công xã Do Thái (kibboutz) Nir Yitzhak.

Theo người phát ngôn quân đội Israel, quá trình giải thoát cho hai người đàn ông này đã bị tiểu đoàn Shaboura của nhánh vũ trang Hamas chống trả quyết liệt, song song đó là loạt không kích của quân đội Israel ở Rafah khiến khoảng 100 người thiệt mạng, theo số liệu của bộ Y Tế Hamas, 14 ngôi nhà và 3 đền thờ ở nhiều khu vực khác nhau trong thành phố bị oanh kích.

Sáng nay, chính quyền Israel khẳng định chiến dịch trên không liên quan đến khả năng tiến hành đổ bộ ở Rafah. Nhưng hôm qua, thủ tướng Israel nhấn mạnh đến quyết tâm tiếp tục các cuộc tấn công. Ông Benjamin Netanyahu đã đề xuất một hành lang an toàn để sơ tán thường dân khỏi thành phố biên giới với Ai Cập. Đêm qua, trong cuộc điện đàm dài 45 phút, tổng thống Mỹ đã cố thuyết phục ông Netanyahu từ bỏ cuộc tấn công này. Theo truyền thông Israel, ông Joe Biden muốn hưu chiến bằng mọi cách và thậm chí có thể là chấm dứt chiến tranh cùng với một thỏa thuận giải phóng tất cả các con tin vẫn bị giam giữ ở Gaza. Hiện vẫn còn 134 người ».

« Tình hình ở dải Gaza » sẽ được tổng thống Mỹ Joe Biden đề cập nhân chuyến công du Washington của quốc vương Jordanie Abdallah II ngày 12/02 nhằm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Một phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết, hai nhà lãnh đạo cũng muốn thảo luận về « ý tưởng thiết lập hòa bình bền vững thông qua giải pháp hai Nhà nước bảo đảm an ninh cho Israel ».


**********
rfi.fr

Thách thức an ninh thắt chặt quan hệ Pháp - Đức - Ba Lan

Thanh Hà

Thủ tướng Ba Lan, hôm nay 12/02/2024, công du Pháp và Đức trong bối cảnh châu Âu đang đứng trước nhiều thách thức vì an ninh. Cùng ngày, ngoại trưởng ba nước họp tại ngoại ô Paris. Các bên thảo luận về chiến tranh Ukraina và tìm cách đối phó với chính sách tuyên truyền và bóp méo sự thật của Nga.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk trả lời báo chí khi đến dự hội nghị thượng đỉnh Liên Âu ở Bruxelles, Bỉ, ngày 01/02/2024.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk trả lời báo chí khi đến dự hội nghị thượng đỉnh Liên Âu ở Bruxelles, Bỉ, ngày 01/02/2024. AP - Omar Havana

Vào lúc chiến tranh Ukraina sắp bước sang năm thứ ba và ứng viên tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dọa không bảo vệ các thành viên NATO, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk gặp và hội đàm với tổng thống Emmanuel Macron và thủ tướng Olaf Scholz. Paris, Berlin và Vacxava xem việc tăng cường hợp tác an ninh là điều « cần thiết hơn bao giờ hết ». Theo một nguồn tin từ chính quyền Ba Lan được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, « châu Âu cần cùng hành động để đối phó với kịch bản ông Trump đắc cử. Khối này không còn nhiều thời gian và đã đến lúc Liên Hiệp Châu Âu phải có một cỗ máy công nghiệp quốc phòng hùng hậu ». Liên Âu « phải gấp rút hợp lực để cùng sản xuất đạn dược » tránh « bị phụ thuộc vào các nguồn cung cấp khác ». Một nhà quan sát ghi nhận, giờ đây, Vacxava không còn xem chính sách tự chủ về quốc phòng của Liên Âu trái ngược và có thể gây mâu thuẫn với đường lối của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Ba Lan đang kỳ vọng thu hút đầu tư của Đức để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng.

Bên cạnh các dự án tăng cường hợp tác sản xuất vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Liên Âu, ngoại trưởng Pháp, Đức và Ba Lan hôm nay họp tại ngoại ô Paris để bàn về các biện pháp chống tin giả, chủ yếu xuất phát từ Nga. Paris coi đây là một mối đe dọa, gây bất ổn cho các quốc gia bị Nga nhắm tới. Các bên dự trù ra một thông cáo chung vào chiều nay sau cuộc họp.

Giới quan sát ghi nhận đây là thời điểm thuận lợi để Pháp, Đức và Ba Lan đẩy mạnh hợp tác nhằm đối phó một cách « hiệu quả với những thách thức đang đặt ra về mặt địa chính trị cho toàn khối ». Paris và Berlin là hai đầu tàu của Liên Âu. Còn Vacxava là một đối tác nặng ký, đại diện cho Trung và Đông Âu. Ba Lan là một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng về mặt quân sự.


*************

Tổng thống Ukraine bổ nhiệm cựu thứ trưởng quốc phòng làm chỉ huy lực lượng bộ binh

Reuters

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã bổ nhiệm ông Oleksandr Pavliuk, cựu Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng, làm tư lệnh mới của lực lượng bộ binh Ukraine, theo một sắc lệnh được công bố hôm 11/2.

Ông Pavliuk, một trung tướng đã giữ chức vụ kể trên trong Bộ Quốc phòng trong một năm, thay thế Đại tướng Oleksandr Syrskyi sau khi ông này được bổ nhiệm làm tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine trong tuần này.

Hôm 10/2, ông Zelenskyy đã công bố 5 vị trí quân sự cấp cao khác, bổ sung vào đội ngũ đã được củng cố để tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine trước cuộc xâm lược kéo dài gần hai năm của Nga.

Ukraine đang gặp phải tình trạng thiếu nhân lực và thiết bị trong khi bước vào năm 2024 và đạt được rất ít thắng lợi trên chiến trường trong suốt năm 2023.

Nước này cũng phải đối mặt với sự gián đoạn trong viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ, quốc gia viện trợ lớn nhất cho Ukraine.


**************

Hamas: Hai con tin Israel thiệt mạng, 8 người bị thương trong cuộc tấn công của Israel vào Gaza

Reuters

Các cuộc tấn công của Israel vào dải Gaza trong 96 giờ qua đã giết chết hai con tin Israel và làm 8 người khác bị thương nặng, Lữ đoàn Al Qassam, cánh vũ trang của Hamas, cho biết hôm 11/2 trên kênh Telegram của nhóm.

Liên quan tới các con tin còn lại, tuyên bố nêu rõ: "Tình trạng của họ ngày càng trở nên nguy hiểm hơn do không thể cung cấp cho họ phương pháp điều trị thích hợp. (Israel) chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính mạng của những người bị thương do họ tiếp tục ném bom".

Theo thống kê của Israel, các chiến binh Hamas đã giết chết 1.200 người ở miền nam Israel và bắt cóc ít nhất 250 người trong cuộc tấn công vô cớ vào ngày 7 tháng 10. Theo Bộ Y tế do Hamas điều hành, Israel đã đáp trả bằng một cuộc tấn công quân sự vào Dải Gaza khiến hơn 28.000 người Palestine thiệt mạng.

Trong thời gian ngừng bắn kéo dài một tuần vào cuối tháng 11, Hamas đã trả tự do cho hơn 100 con tin Israel và nước ngoài để đổi lấy việc Israel thả khoảng 240 tù nhân Palestine.

Người phát ngôn quân sự của Israel, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari tuần trước cho biết rằng 31 con tin còn lại bị Hamas bắt giữ ở Gaza đã chết.

Ông nói trong một cuộc họp báo thường kỳ: “Chúng tôi đã thông báo cho 31 gia đình rằng những người thân bị bắt của họ không còn trong số những người còn sống và chúng tôi tuyên bố họ đã chết”.

Israel cho biết 136 con tin vẫn đang bị giam giữ ở Gaza.

Câu lạc bộ Tù nhân Palestine, nơi cung cấp hồ sơ và chăm sóc tất cả những người Palestine bị giam giữ, đã đưa ra một tuyên bố hôm 11/2 rằng số người Palestine bị bắt kể từ ngày 7 tháng 10 đã lên tới 6.950 người.


**********
rfi.fr

Kháng chiến chống Nga: Pháp, Ukraina thảo luận về ‘‘nhu cầu vũ khí’’ của Kiev

Trọng Thành

Hôm qua, 10/02/2024, lãnh đạo hai nước Pháp và Ukraina đã có cuộc điện đàm với trọng tâm là nhu cầu vũ khí của Kiev trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nga. 

Đăng ngày:

2 phút

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy (T) bắt tay Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné (P) tại Kyiv, Ukraine, ngày 13/01/2024. Ảnh do Văn phòng Báo chí Tổng thống Ukraine cung cấp.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy (T) bắt tay Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné (P) tại Kyiv, Ukraine, ngày 13/01/2024. Ảnh do Văn phòng Báo chí Tổng thống Ukraine cung cấp. AP

Trên mạng X, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cho biết đã thảo luận với người đồng cấp Pháp, Emmanuel Macron ‘‘về tình hình trên chiến trường và các nhu cầu phòng thủ của Ukraina, bao gồm drone, pháo binh và đạn dược, hệ thống tác chiến điện tử và phòng không”. Lãnh đạo Ukraina đánh giá cuộc điện đàm là ‘‘rất tích cực và cụ thể’’, đồng thời cảm ơn nước Pháp đã dành cho Ukraina ‘‘sự hỗ trợ liên tục’’.

Điện Elysée xác nhận việc lãnh đạo hai nước đã thảo luận về "diễn biến trên thực địa và nhu cầu của Ukraina’’. Cũng theo nguồn tin này,‘tổng thống đã nhắc lại quyết tâm của Paris cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết, trong thời gian dài và cùng với tất cả các đối tác, để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lăng của Nga”.

Lãnh đạo hai nước cũng bàn về thỏa thuận an ninh song phương mà Pháp và Ukraina đang xem xét để sớm ký kết, tương tự như thỏa thuận gần đây mà Kiev ký kết với Vương Quốc Anh. Hồi giữa tháng 1/2024, tổng thống Pháp cho biết ông sẽ tới Ukraina‘‘vào tháng Hai’’. Hôm thứ bảy, giới thân cận với ông Macron đảm bảo rằng ông sẽ sớm tới Ukraina, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Tổng thống Macron nhấn mạnh là thỏa thuận hợp tác an ninh song phương sẽ được công bố trong chuyến công du Ukraina sắp tới.

Cũng về tình hình quân đội Ukraina, theo AFP, tổng thống Volodymir Zelensky hôm qua đã tuyên bố bổ nhiệm năm sĩ quan để hoàn tất nhân sự Bộ Tổng Tham Mưu, sau khi bổ nhiệm tướng Oleksandr Syrskyi làm tổng tư lệnh Quân Đội.


**********
voatiengviet.com

Số người chết do lở đất ở Philippines tăng lên 54

Reuters

Số người thiệt mạng do lở đất ở miền nam Philippines đã tăng lên 54 người, chính quyền tỉnh cho biết hôm 11/2, trong khi các nhân viên cứu hộ đào thêm thi thể ra khỏi đống bùn, đất.

Vụ lở đất xảy ra vào tuần trước gần một mỏ vàng ở thị trấn Maco thuộc tỉnh Davao de Oro, chôn vùi nhà cửa và phương tiện đưa đón nhân viên đến địa điểm do Apex Mining điều hành.

Chính quyền tỉnh Davao de Oro cho biết trong một bài đăng trên Facebook rằng 54 người đã chết trong vụ lở đất, nâng từ con số người chết là 37 người trước đó trong ngày sau khi các nhân viên cứu hộ tìm thấy thêm thi thể.

Tổng số người mất tích là 63 người, chính quyền tỉnh cho biết con số này vẫn chưa được xác minh. Tổng cộng có 32 người bị thương trong vụ lở đất.

Ông Edward Macapili, một quan chức tại Davao de Oro, cho biết rằng hơn 300 người đã tham gia cứu hộ, nhưng hoạt động cứu hộ đang bị cản trở do mưa lớn, bùn dày và nguy cơ lở đất thêm. Ông Macapili cho biết rằng công việc cứu hộ được tiếp tục vào sáng 11/2.

Khi được hỏi liệu còn người sống sót hay không, ông Macapili cho biết điều đó "khó có thể xảy ra" nhưng công cuộc tìm kiếm sẽ tiếp tục.

Ông Macapili cho biết qua điện thoại: “Đội cứu hộ đang cố gắng hết sức, ngay cả khi điều đó rất khó khăn”.

Những cơn mưa xối xả đã đổ xuống Davao de Oro trong những tuần gần đây, gây ra lũ lụt và lở đất.


************

**********
voatiengviet.com

Nhà Trắng: Tổng thống Biden kêu gọi Thủ tướng Israel Netanyahu bảo vệ dân thường ở Rafah

Reuters

Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 11/2 đã nói với Thủ tướng Benjamin Netanyahu rằng Israel không nên tiến hành chiến dịch quân sự ở Rafah mà không có kế hoạch đảm bảo an toàn cho khoảng 1 triệu người đang trú tạm ở đó.

Cuộc trao đổi qua điện thoại của ông Biden với ông Netanyahu diễn ra vài ngày sau khi nhà lãnh đạo Mỹ nói với các phóng viên rằng phản ứng quân sự của Israel ở Dải Gaza "thái quá", phản ánh mối lo ngại và thất vọng ngày càng lớn về số người chết ngày càng tăng ở vùng đất Palestine.

Tổng thống Mỹ tái khẳng định mục tiêu chung là chứng kiến Hamas bị đánh bại và đảm bảo an ninh lâu dài cho Israel, nhưng cũng kêu gọi “các bước khẩn cấp và cụ thể” để tăng số lượng và tính nhất quán của viện trợ nhân đạo cho thường dân Palestine bị mắc kẹt ở Gaza, Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.

Các cơ quan viện trợ cho biết, một cuộc tấn công vào Rafah, nằm ở phía nam Gaza, giáp biên giới với Ai Cập, sẽ là thảm họa. Quân đội Israel đã ra lệnh cho dân thường chạy trốn về phía nam trước các cuộc tấn công trước đó vào các thành phố của Gaza, nhưng giờ đây không còn nơi nào rõ ràng để đi tới và các cơ quan viện trợ cho biết nhiều người có thể thiệt mạng.

Nhà Trắng cho biết, ông Biden "tái khẳng định quan điểm của mình rằng không nên tiến hành chiến dịch quân sự ở Rafah nếu không có kế hoạch đáng tin cậy và khả thi nhằm đảm bảo an toàn và hỗ trợ cho hơn một triệu người đang trú tạm ở đó".

Nhà Trắng cho biết, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về những nỗ lực đang diễn ra nhằm đảm bảo thả tất cả các con tin còn lại bị Hamas bắt giữ trong cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 của nhóm phiến quân Hồi giáo vào Israel.

Nhà Trắng cho biết: “Tổng thống nhấn mạnh sự cần thiết phải tận dụng những tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán để đảm bảo việc thả tất cả con tin càng sớm càng tốt”.

Nhà Trắng nói thêm rằng ông Biden và ông Netanyahu đã đồng ý giữ liên lạc chặt chẽ.

Trước đó, Thủ tướng Israel nói với chương trình "Fox News Sunday" rằng ông đã không trao đổi với ông Biden kể từ khi ông Biden có bình luận về phản ứng "thái quá" của Israel hồi tuần tước và không biết nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có ý gì khi nói điều đó.

Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “This Week” của ABC phát sóng hôm 11/2 rằng có bao nhiêu con tin Israel bị bắt ở Gaza vẫn còn sống, ông Netanyahu nói rằng “đủ để biện hộ cho những nỗ lực mà chúng tôi đang thực hiện”.

Cơ quan y tế ở Gaza, do Hamas kiểm soát, ước tính khoảng 28.000 người Palestine, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 10.

Cơ quan y tế Palestine cho biết, khoảng 70% số người thiệt mạng là phụ nữ hoặc trẻ em dưới 18 tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới đã mô tả hệ thống báo cáo thương vong của Bộ Y tế Palestine là "rất tốt" và các cơ quan Liên Hợp Quốc thường xuyên trích dẫn số liệu về số người chết của cơ quan này.

Các tay súng Hamas đã giết chết 1.200 người Israel và bắt khoảng 250 con tin rồi đưa về Gaza trong một cuộc tấn công ngày 7 tháng 10, dẫn tới xung đột.


***********

Tin tức thế giới 12-2: Mỹ đàm phán rút quân khỏi Iraq, lực lượng Nga bị tố dùng thiết bị Starlink

NGHI VŨ

Người dân sơ tán khỏi một tòa nhà bị hư hại nặng nề do bom của Israel tại Rafah, phía nam Dải Gaza, ngày 11-2 - Ảnh: AFP

Người dân sơ tán khỏi một tòa nhà bị hư hại nặng nề do bom của Israel tại Rafah, phía nam Dải Gaza, ngày 11-2 - Ảnh: AFP

UNRWA tố Israel chặn hàng cứu trợ tại cảng

Theo Hãng tin Reuters, người đứng đầu Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên Hiệp Quốc (UNRWA) ở Dải Gaza là Philippe Lazzarini cho biết cơ quan này đang phải đối mặt với những rào cản hành chính ngày càng tăng từ Israel, khi một chuyến hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ, gồm 1.049 container bao gồm bột mì, đậu xanh, đường, dầu ăn, đủ đáp ứng nhu cầu của 1,1 triệu người trong một tháng đã bị chặn lại tại cảng.

Theo ông Lazzarini, một bên cung cấp dịch vụ xử lý hàng hóa tại cảng Ashdod (Israel) thông báo với UNRWA rằng theo chỉ dẫn của chính quyền Israel, đơn vị này không thể tiếp tục làm việc với UNRWA nữa.

Israel cáo buộc 12 nhân viên của UNRWA tham gia cuộc tấn công vào lãnh thổ nước này hôm 7-10. Nhiều quốc gia cũng đã đình chỉ việc tài trợ cho cơ quan cứu trợ này.

UNRWA đã sa thải nhân viên bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công và mở một cuộc điều tra.

Hiện UNRWA đã thông báo cho Thổ Nhĩ Kỳ về chuyến hàng bị chặn. Phía Thổ Nhĩ Kỳ hiện chưa đưa ra bình luận.

132 con tin còn sống là "đủ" để Israel tiếp tục chiến dịch quân sự tại Dải Gaza

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của Đài ABC phát ngày 11-2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định 132 con tin Israel còn lại đang bị giam giữ ở Dải Gaza "đủ" để là lý do chính đáng cho cuộc chiến của Israel trong khu vực.

Theo đó, khi được hỏi có bao nhiêu con tin còn sống, ông Netanyahu nói "đủ để đảm bảo những nỗ lực mà chúng tôi đang thực hiện".

"Chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình để đưa tất cả những người còn sống trở về, và thẳng thắn là cả thi thể của những người đã chết", ông Netanyahu nói thêm.

Thủ tướng Israel cho biết cứ mỗi tay súng Hamas ở Dải Gaza bị tiêu diệt thì có một thường dân Palestine thiệt mạng.

Cơ quan y tế tại Dải Gaza thuộc Hamas cho biết ước tính khoảng 28.000 người Palestine, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng nổ vào tháng 10-2023.

Tổng thống Mỹ thúc giục Thủ tướng Israel bảo vệ cho người dân Palestine tại Rafah

Theo Nhà Trắng, trao đổi với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào ngày 11-2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Israel không nên triển khai chiến dịch quân sự ở Rafah mà không có kế hoạch đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho khoảng 1 triệu người đang trú ẩn tại đây.

Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi trong vòng 45 phút, vài ngày sau khi ông Biden nói phản ứng quân sự của Israel ở Dải Gaza là "quá mức" và bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về số dân thường thiệt mạng ngày càng gia tăng ở Dải Gaza.

Theo một quan chức cấp cao Mỹ, việc kêu gọi đang tập trung chủ yếu vào nỗ lực đảm bảo thả 132 con tin còn lại do Hamas bắt giữ ở Gaza, đồng thời lưu ý về "bước tiến thực sự" đã đạt được trong những tuần gần đây.

Theo lời quan chức này, ông Biden khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với an ninh lâu dài của Israel, nhưng cũng kêu gọi "các bước khẩn cấp và cụ thể" để tăng cường viện trợ nhân đạo cho thường dân Palestine ở Gaza, bao gồm chuyến hàng bột mì lớn của Mỹ đủ cho nhu cầu của 1,4 triệu người tại Gaza trong sáu tháng.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại bang South Carolina ngày 10-2 - Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại bang South Carolina ngày 10-2 - Ảnh: AFP

Ông Biden và đồng minh chỉ trích phát ngôn của ông Trump

Ngày 11-2, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quan chức phương Tây hàng đầu đã chỉ trích cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, sau phát biểu của ông này cho rằng Mỹ có thể sẽ không bảo vệ các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - các quốc gia đang không chi đủ cho chi phí quốc phòng trước một cuộc tấn công tiềm tàng của Nga.

Trước đó, phát biểu trong một cuộc mít tinh chính trị tại bang South Carolina, ông Trump kể lại cuộc gặp với các nhà lãnh đạo NATO, dẫn lời tổng thống của "một nước lớn" mà ông không nêu tên hỏi ông rằng: "Nếu chúng tôi không trả tiền, và chúng tôi bị Nga tấn công, ông sẽ bảo vệ chúng tôi chứ?".

Trả lời, cựu tổng thống Mỹ nói: "Không, tôi sẽ không bảo vệ bạn. Thực tế là tôi sẽ khuyến khích họ (Nga) làm bất cứ điều gì họ muốn. Bạn phải trả".

Chỉ trích phát ngôn của ông Trump, Tổng thống Mỹ Biden khẳng định trong một thông cáo: "Sự lãnh đạo của Mỹ trên trường thế giới và sự hỗ trợ dành cho các đồng minh của chúng ta là rất quan trọng giúp người dân Mỹ được an toàn ở quê nhà".

"Nếu đối thủ của tôi, Donald Trump, có thể giành lại quyền lực, ông ấy đang nói rõ rằng ông ấy sẽ từ bỏ các đồng minh NATO của chúng ta nếu Nga tấn công, và cho phép Nga 'làm bất cứ điều gì họ muốn' với các nước này", thông cáo dẫn lời ông Biden.

31 thành viên NATO nhất trí về mục tiêu chi ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng, nhưng ước tính của NATO cho thấy chỉ có 11 thành viên chi đúng mức này.

Phát biểu của ông Trump cũng chịu nhiều chỉ trích từ các thành viên NATO và đồng minh của Mỹ.

"Bất kỳ gợi ý nào gợi lên việc các đồng minh không bảo vệ lẫn nhau sẽ làm suy yếu toàn diện an ninh của chúng ta, bao gồm cả an ninh của Mỹ, đồng thời khiến binh lính Mỹ và châu Âu đối diện với nguy cơ cao hơn", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói trong một thông cáo.

"Phương châm 'một vì tất cả, tất cả vì một' của NATO là một cam kết cụ thể. Làm suy yếu uy tín của các nước đồng minh có nghĩa là làm suy yếu toàn bộ NATO", Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz viết trên X.

"Không có chiến dịch bầu cử nào là cái cớ để đùa giỡn với an ninh của liên minh", ông này nói thêm.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhập viện vì gặp vấn đề ở bàng quang

Theo phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã được đưa đến bệnh viện ngày 11-2 (giờ địa phương) để điều trị các triệu chứng cho thấy vấn đề về bàng quang.

Theo đó, ông Austin (70 tuổi) vẫn sẽ tiếp tục thực hiện trọng trách của mình trong thời gian nằm viện.

Vào tháng 1, ông Austin nhận chỉ trích vì đã không tiết lộ chẩn đoán ung thư và những lần nhập viện vào tháng 12-2023 và tháng 1. Ông đã xin lỗi trong một cuộc họp báo trên truyền hình.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ ra điều trần trước Quốc hội Mỹ cho vấn đề này vào ngày 29-2.

Ukraine tố lực lượng Nga sử dụng thiết bị Starlink

Cơ quan tình báo quân sự Ukraine ngày 11-2 nói các lực lượng Nga trong vùng bị chiếm đóng của Ukraine đang sử dụng các thiết bị đầu cuối Starlink do công ty SpaceX của tỉ phú Elon Musk sản xuất cho Internet vệ tinh.

Từ khi chiến tranh Ukraine bùng nổ vào tháng 2-2022, các thiết bị đầu cuối này đã được gấp rút đưa vào hỗ trợ Ukraine, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động liên lạc trên chiến trường của Kyiv.

Trong khi đó, Starlink cho biết họ không kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào với Chính phủ hoặc quân đội Nga.

Trong một thông cáo, cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết các thiết bị đầu cuối này đang được các đơn vị như Lữ đoàn tấn công đường không số 83 của Nga sử dụng. Các đơn vị này hoạt động gần các thị trấn Klishchiivka và Andriivka đang bị bao vây ở khu vực phía đông và vùng Donetsk.

Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên của Ukraine cho cáo buộc sử dụng Starlink của Nga.

"Theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có thiết bị Starlink nào được bán trực tiếp hoặc gián tiếp cho Nga", tỉ phú Musk viết trên X ngày 11-2.

"Một số thông tin sai sự thật nói rằng SpaceX đang bán thiết bị đầu cuối Starlink cho Nga. Điều này là sai", ông Musk nói thêm.

Bộ Quốc phòng Nga đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.

Mỹ đàm phán rút quân khỏi Iraq

Theo Hãng tin Reuters, phát ngôn viên quân đội Iraq ngày 11-2 cho biết Iraq và Mỹ đã tổ chức các cuộc đàm phán để ấn định thời gian biểu cho việc rút dần lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu khỏi

Hãng tin AFP đưa tin vòng đàm phán đầu tiên bắt đầu vào ngày 27-1, nhưng bị tạm ngưng vì cuộc tấn công khiến 3 lính Mỹ thiệt mạng ở Jordan.

Tướng Yehia Rasool, phát ngôn viên quân sự của Thủ tướng Iraq, cho biết các cuộc đàm phán nhằm thiết lập một "mốc thời gian" cho việc "rút dần" các lực lượng liên minh khỏi Iraq và kết thúc sứ mệnh của lực lượng này.

Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu tại Iraq được thành lập vào năm 2014 để chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Vào năm này, IS đã chiếm gần một phần ba lãnh thổ Iraq và nhiều vùng của nước láng giềng Syria.

Box ảnh

Một người phụ nữ Trung Quốc chụp ảnh vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc - Ảnh: AFP

Một người phụ nữ Trung Quốc chụp ảnh vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc - Ảnh: AFP

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn