Ngôn ngữ thứ 2 phổ biến nhất ở Mỹ là gì?

Thứ Ba, 10 Tháng Giêng 20234:41 CH(Xem: 2054)
Ngôn ngữ thứ 2 phổ biến nhất ở Mỹ là gì?
voatiengviet.com

Ngôn ngữ thứ 2 phổ biến nhất ở Mỹ là gì?

VOA News

Số người ở Mỹ nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh tại gia đã tăng gấp ba lần từ năm 1980 đến năm 2019, theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ. Gần 68 triệu người sống ở Hoa Kỳ, tức cứ 5 người thì có khoảng 1 người, nói ngôn ngữ thứ hai ở nhà. Con số đó hồi năm 1980 là 23 triệu.

Bà Dina Arid, một bà mẹ ba con ở California, người lớn lên cũng nói tiếng Ả Rập ở nhà, cho biết: “Điều này phản ánh những gì mà nước Mỹ được biết đến, đó là một hiệp chúng quốc.” “Cũng tốt là không chỉ có tiếng Anh. Ở đây có nhiều người nhập cư quá mà.”

Trong số năm ngôn ngữ thứ nhì được nói nhiều nhất ở Mỹ có tiếng Ả Rập. Bà Arid, người chủ yếu nói tiếng Anh với các con của mình, đang cố gắng dạy chúng một chút tiếng Ả Rập.

“Thành thật mà nói, khi lớn lên, tôi có những người anh em họ không được học tiếng Ả Rập như tôi và họ luôn, không phải là giận dỗi ba mẹ họ, mà là muốn ba mẹ họ nói chuyện với họ bằng tiếng Ả Rập nhiều hơn để họ có được ngôn ngữ đó,” bà nói.

Tiếng Tây Ban Nha cho đến nay là ngôn ngữ thứ hai phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, với hơn 41 triệu người, tức gấp 12 lần so với các ngôn ngữ thứ hai phổ biến khác, nói tiếng Tây Ban Nha ở nhà. Người gốc châu Mỹ Latin là nhóm thiểu số lớn nhất ở Hoa Kỳ. Hơn một nửa (55%) người nói tiếng Tây Ban Nha sinh ra ở Hoa Kỳ.

Các ngôn ngữ khác trong top 5 là tiếng Hoa, tiếng Tagalog và tiếng Việt.

“Cha mẹ tôi cũng nói tiếng Anh ở nhà nhưng họ thực sự cố gắng gìn giữ [tiếng Việt], chẳng hạn như tôi sẽ nói tiếng Anh ở trường vào ban ngày và ban đêm tôi sẽ chỉ nói tiếng Việt để tôi có thể giữ ngôn ngữ và nâng cao trình độ của mình chứ không phải đánh mất nó,” cô Jenny Nguyễn, một sinh viên nha khoa Virginia, có cha mẹ di cư từ Việt Nam, nói. “Khi tôi còn trẻ, tôi không hiểu tầm quan trọng của nó, nhưng tôi nghĩ bây giờ tôi rất vui vì mình có thể nói và viết ở mức độ thành thạo như vậy.”

Cô đã có thể sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ của mình khi đến Việt Nam để khám răng miễn phí cho các cộng đồng nghèo khó. Nhiều đồng nghiệp của cô cũng là người Mỹ gốc Việt.

“Họ không thể thực sự giao tiếp với bệnh nhân vì họ không có trình độ cơ bản để có thể nói và hiểu,” cô Nguyễn nói. “Tôi là một trong số rất ít tình nguyện viên trẻ tuổi có thể nói chuyện với bệnh nhân và diễn giải cho họ hiểu những gì đang diễn ra.”

Theo Cục điều tra dân số, những người nói tiếng Hoa, tiếng Việt, tiếng Tagalog và tiếng Ả Rập có nhiều khả năng nhập quốc tịch Hoa Kỳ hơn là không được nhập quốc tịch.

Anh Raymond John “R.J.” Mosuela, một nhà tuyển dụng chăm sóc sức khỏe ở Virginia có cha mẹ đến từ Philippines, không nói được tiếng mẹ đẻ, nhưng nói rằng anh hiểu khi nói chuyện.

Anh Mosuela nói: “Tagalog, phương ngữ chính của Philippines, được nói trong nhà nhưng nó cũng trộn lẫn với tiếng Anh.” “Tôi là con út trong ba anh em. Hai anh trai của tôi sinh ra ở Philippines. Bố mẹ tôi đều sinh ra ở Philippines và khi họ đến đây, họ sinh ra tôi… mẹ tôi nói chuyện với tôi bằng tiếng Tagalog và tôi sẽ đáp lại bằng tiếng Anh.”

Việc truyền lại văn hóa bản địa của cha mẹ cho con cái là điều quan trọng đối với anh Mosuela.

“Khi tôi kết hôn và có con, có thể không dạy ngôn ngữ nhưng ít nhất cũng giống như việc bảo tồn ẩm thực và truyền thống văn hóa của chúng tôi,” anh nói.

Cô Cathy Erway, một nhà văn chuyên viết về ẩm thực ở New York, đang sử dụng một ứng dụng ngôn ngữ để thử và trở nên thông thạo hơn trong tiếng Quan Thoại, ngôn ngữ mẹ đẻ của cô.

Cô Erway nói: “Điều buồn cười là bố tôi, một người Mỹ da trắng, cũng nói được tiếng Hoa. “Và vì vậy bố mẹ tôi sẽ nói chuyện bằng tiếng Trung Hoa với nhau khi họ không muốn bọn trẻ, tôi và anh trai tôi, nghe thấy những gì họ đang nói. Vì vậy, họ coi nó như ngôn ngữ bí mật.”

Trong khi ngày càng có nhiều người nói ngôn ngữ thứ hai ở nhà, Cục Điều tra Dân số báo cáo rằng số người chỉ nói tiếng Anh ở nhà cũng tăng, khoảng 25%, từ 187 triệu vào năm 1980 lên thành 241 triệu vào năm 2019.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?Ở đâu tre cũng xanh tươi /Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Cách đây cả ngàn năm vào thời La Mã cổ đại, cũng từng xảy ra một cuộc tranh luận kịch liệt tương tự khi những quyển sách đầu tiên xuất hiện đã gây sự chú ý trong giới chuyên môn.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Nói đến Albert Camus (1913-1960), giới yêu văn chương thường nghĩ đến L'Etranger, tác phẩm gắn liền với tên tuổi giải Nobel Văn Học 1957
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Năm 2017 đánh dấu 150 năm ngày sinh của thiên tài Marie Curie. Nhân dịp này, Trung tâm bảo tồn các di tích quốc gia (CMN) tổ chức một chương trình sinh hoạt văn hóa trong vòng 4 tháng.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Xã hội nhân loại ồn ào náo nhiệt, rối loạn lộn xộn, đèn đỏ rượu xanh, xa hoa buông thả, nhìn thì thấy vô cùng phức tạp, nhưng nghĩ kỹ lại một chút, thấy cũng chẳng qua là người nghèo khó
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Trong xứ sở gần như vô hạn của giới sành nhạc, mấy ai không thể không biết đến cuộc ngộ diện giữa hai nghệ sĩ người Nga xuất chúng nhất thế kỉ XX.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Hôm qua, 17/11/2017, khắp nơi trên thế giới, từ Paris, đến Berlin, các thành phố Mỹ New York, Chicago, Mêhicô hay Achentina
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Manushi Chhillar, 20 tuổi, giành chiến thắng trong chung kết tối 18/11 tại Trung Quốc.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 201711:30 CH
Thế là lời mấy người CA xét hỏi của HN hứa cho mình về trước Tết (1983) thành ra suông[1]. Ngày 5 Tết mình được lệnh chuyển trại.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:15 SA
(HNPD) Tạ ơn Thiên Chúa, đã ban cho những ngày mùa Hạ, Nắng ấm mặt trời, rực rỡ muôn hoa, Những chiếc nụ non cuối cùng dù đang héo úa Vần ở trên cành, cho đến lúc mùa Hạ đi qua.