“Vinh danh thơ dở”

Chủ Nhật, 11 Tháng Tư 20212:00 SA(Xem: 3031)
“Vinh danh thơ dở”

Trần Mạnh Hảo

Nhà thơ Hữu Thỉnh (thứ 1) và Nguyễn Quang Thiều (thứ 4) từ trái qua. Ảnh: internet

Hoan hô Báo Văn Nghệ đã quá thành công trong mục tiêu “Vinh danh thơ dở”, chọn những bài thơ không phải thơ hoặc thơ dở nhất nước theo trường phái thơ “Tân con cóc” của chủ soái Nguyễn Quang Thiều để trao giải cho cuộc thi thơ dở năm 2019-2021.

Cuộc thi “vinh danh thơ dở” của báo Văn Nghệ (2019-2021) do nhà văn Khuất Quang Thụy làm Tổng biên tập, nhà thơ Hữu Thỉnh trưởng ban chung khảo. Ban chung khảo còn có thần đồng Trần Đăng Khoa và nhà văn Nguyễn Bình Phương là hai phó chủ tịch Hội nhà văn VN cùng tham gia. Trưởng ban sơ khảo cuộc thi “Vinh danh thơ dở” là nhà thơ Nguyễn Đức Mậu, tưởng bảo thủ, tưởng truyền thống nay đã tham gia trường thơ “Tân Con cóc” do Nguyễn Quang Thiều làm chủ soái.

Chúc mừng báo Văn Nghệ đã đặt được mục tiêu “Vinh danh thơ dở” do ông Hữu Thỉnh và Hội nhà văn Việt Nam tổ chức và lễ trao giải diễn ra rầm rộ tại trụ sở báo ngày hôm qua 9-4-2021.

Hội nhà văn VN, báo Văn Nghệ đã chọn ra được các bài thơ sau để vinh danh:

Không có giải A.

Giải B trao cho 6 bài thơ của hai tác giả sau:

– Tòng Văn Hân với 3 bài: “Làm rể”; “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”; “Nhà dưới nhà trên”

– Nguyễn Văn Song với 3 bài: “Từ ngày lên phố”; “Gọng vó đầu làng”; “Từ ngày cha mất”.

Giải C được trao cho các tác giả: Nguyễn Thị Kim Nhung, Châu Hoài Thanh, Khuất Bình Nguyên, Đặng cường Lân

Giải khuyến khích được trao cho các tác giả sau: Đỗ Văn Dinh, Mai Thìn, Đinh Hạ, Trần Đức Thìn, Hà Huy Sơn và Huỳnh Thúy Kiều…

Xin chúc mừng các tác giả được giải. Đêm hôm qua, lúc 9 giờ tối, tôi nhận được từ một bạn trẻ tạm gửi trước hai bài thơ được giải cao nhất cuộc thi là “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” và bài “Làm rể” của tác giả Tòng Văn Hân, bèn cho lên FB chúc mừng. Dè đâu “hai bài thơ” được giải cao nhất của cuộc thi (còn 4 bài nữa sẽ post lên sau) bị mấy trăm còm vào chửi báo Văn Nghệ, chửi Hội Nhà văn trao giải cao quý nhất cho cái không phải thơ, cái thứ thơ “tân con cóc” vớ vẩn, dễ dãi, dông dài, đểu, thơ lưu manh, thơ chó chết…

Nay, tôi lên FB viết bài này với nhãn quan “tân con cóc” của chủ soái Nguyễn Quang Thiều, thử giải mã tính siêu việt, tính tư tưởng cao sâu vượt mọi giới hạn của bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của Tòng Văn Hân:

MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM – Thơ của Tòng Văn Hân giải Nhì (không có giải nhất)

Những lần gà nhà tôi bị mất

Mẹ tôi chửi:

– Cái đứa trộm gà ơi

Ta cầu mong cho ngươi

Nuôi được gà đầy đàn

Lứa này tiếp lứa khác

Có nhiều gà nhất bản

Có nhiều gà nhất mường!

Những lần lợn con nhà tôi bị mất

Mẹ tôi chửi:

– Đứa nào trộm lợn nhà tôi

Thì hãy có nhiều lợn

Đàn tiếp đàn núc ních

Lứa tiếp lứa không ngừng

Bán được nhiều tiền nhé!

Từ thuở bé đến giờ

Hễ nhà mình mất gà mất lợn

Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế

Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả

Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa

Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường

Nhan sắc không bằng đám bạn

Khéo léo không bằng người ta

Thế mà có hẳn bốn nhà

Muốn được tôi làm con dâu của họ

Bài thơ mất gà này nếu không đề tác giả là Tòng Văn Hân, tôi cứ nhất quyết cho là thơ của Nguyễn Quang Thiều. Thơ này làm theo trường phái “Tân con cóc” của chủ tịch Thiều, như các đoạn văn xuôi nhạt nhẽo, vô duyên, dễ dãi xuống dòng liên tù tì. Trường thơ “TÂN CON CÓC” chính là lối thơ phi thơ của môn phái “hậu hiện đại”, xóa nhòa ranh giới thơ và văn xuôi, cực kỳ dễ dãi, lảm nhảm, nhảm nhí, bông phèng, cà chớn là sân khấu cho bọn bất tài như Thiều, nhảy ra sân khấu thi ca vỗ ngực: như tay đây…

Bài thơ mất gà mất lợn trên mang tư tưởng lớn của Thỉnh và Thiều: vô cùng nhân đạo là xin nhân dân Việt Nam đừng ghét bọn tham nhũng nữa, hãy tha thứ cho bọn ăn cắp của công, bọn tham ô nghìn nghìn nghìn tỉ đồng, cầu cho chúng giàu có vô tận, chúng sẽ không còn tham nhũng nữa!

Thơ cao sâu thế, sao lại bị chê là thơ dở, thơ bố láo…

Thưa độc giả:

Bọn ăn trộm gà có xấu không?

Bọn ăn trộm lợn có xấu không?

Bọn ăn cắp hàng nghìn hàng vạn tỉ đồng của dân mà đảng ta gọi là tham nhũng có xấu không?

Nhưng bài thơ mất gà mất lợn của Tòng Văn Hân được giải thơ Thỉnh – Thiều bảo nó là không xấu, là đáng thương, như một vị lãnh đạo cao cấp nói nếu ta bắt hết tham nhũng thì lấy ai làm việc?

Đó có phải là siêu tư tưởng mà anh Thỉnh anh Thiều đã trao cho bài không phải là thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” gánh vác chăng?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?Ở đâu tre cũng xanh tươi /Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Cách đây cả ngàn năm vào thời La Mã cổ đại, cũng từng xảy ra một cuộc tranh luận kịch liệt tương tự khi những quyển sách đầu tiên xuất hiện đã gây sự chú ý trong giới chuyên môn.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Nói đến Albert Camus (1913-1960), giới yêu văn chương thường nghĩ đến L'Etranger, tác phẩm gắn liền với tên tuổi giải Nobel Văn Học 1957
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Năm 2017 đánh dấu 150 năm ngày sinh của thiên tài Marie Curie. Nhân dịp này, Trung tâm bảo tồn các di tích quốc gia (CMN) tổ chức một chương trình sinh hoạt văn hóa trong vòng 4 tháng.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Xã hội nhân loại ồn ào náo nhiệt, rối loạn lộn xộn, đèn đỏ rượu xanh, xa hoa buông thả, nhìn thì thấy vô cùng phức tạp, nhưng nghĩ kỹ lại một chút, thấy cũng chẳng qua là người nghèo khó
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Trong xứ sở gần như vô hạn của giới sành nhạc, mấy ai không thể không biết đến cuộc ngộ diện giữa hai nghệ sĩ người Nga xuất chúng nhất thế kỉ XX.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Hôm qua, 17/11/2017, khắp nơi trên thế giới, từ Paris, đến Berlin, các thành phố Mỹ New York, Chicago, Mêhicô hay Achentina
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Manushi Chhillar, 20 tuổi, giành chiến thắng trong chung kết tối 18/11 tại Trung Quốc.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 201711:30 CH
Thế là lời mấy người CA xét hỏi của HN hứa cho mình về trước Tết (1983) thành ra suông[1]. Ngày 5 Tết mình được lệnh chuyển trại.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:15 SA
(HNPD) Tạ ơn Thiên Chúa, đã ban cho những ngày mùa Hạ, Nắng ấm mặt trời, rực rỡ muôn hoa, Những chiếc nụ non cuối cùng dù đang héo úa Vần ở trên cành, cho đến lúc mùa Hạ đi qua.