5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnh

Chủ Nhật, 05 Tháng Tư 20201:00 SA(Xem: 4412)
5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnh

Edvard Munch khắc họa bản thân tiều tụy khi mắc cúm Tây Ban Nha, trong khi Titian và Gustav Klimt bỏ dở bức tranh cuối cùng vĩnh viễn.

5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnh

Tác phẩm Pieta của họa sĩ Titian (1488-1576) đang được trưng bày tại Gallerie dell'Accademia, phòng trưng bày về nghệ thuật trước thế kỷ 19 ở Venice, miền bắc Italy. Họa sĩ Titian (hay Tiziano Vecelli) người Italy, được coi là nhân vật quan trọng nhất của trường phái Venice thế kỷ 16. Ông qua đời vì bệnh dịch hạch trước khi kịp hoàn thành bức tranh Pieta. Phần việc còn lại được thực hiện bởi họa sĩ Giacomo Palma Jr. 

Bức tranh mô tả cảnh Chúa Jesus qua đời trong vòng tay của Đức mẹ Maria. Biểu cảm của các nhân vật và không gian, ánh sáng trong bức tranh được bình luận “đầy u ám, đau khổ và kịch tính”.

Cái chết Đen là tên gọi của bệnh dịch hạch ở châu Á và châu Âu từ thế kỷ 14 tới thế kỷ 18. Dịch bùng phát tới hơn 100 lần tại châu Âu trong giai đoạn này. Đây là một trong những đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Giới khoa học cho rằng nó giết chết 75 triệu người trên thế giới, trong đó từ 25 tới 50 triệu người châu Âu.

Ngoài Pieta, tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Titian là bức tranh Assumption Of The Virgin (1516-18), hiện trưng bày trong nhà thờ Frari (Venice, Italy). Ảnh: TheArtStory.

5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnh

Bức “Chân dung tự họa sau khi bị cúm Tây Ban Nha” (1919) của Edvard Munch (1863-1944) ra đời thể hiện hình ảnh người họa sĩ hốc hác vì nhiễm bệnh, trong trang phục áo choàng và khăn.

Theo các phân tích, nhân vật cho thấy tình trạng yếu đuối của ông. Vị trí ngồi trực diện, không gian hẹp cùng tông màu vàng, cam chủ đạo khiến người xem cảm thấy bồn chồn. Bức tranh thuộc bộ sưu tập của Phòng trưng bày quốc gia Na Uy.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 do một trong những mầm bệnh nguy hiểm nhất thế kỷ 20 gây ra. 1/3 dân số toàn cầu khi ấy nhiễm virus cúm, 20 triệu đến 50 triệu người tử vong, trong đó có số lượng lớn lính tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất.

Họa sĩ người Na Uy sống sót qua đại dịch. Ông là tác giả của bức The Scream (1893), một trong những biểu tượng của trường phái biểu hiện – trào lưu nghệ thuật ở châu Âu những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ảnh: nasjonalmuseet.

5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnh

Holbein the Younger (1498-1543) người Đức, nổi tiếng với sự chính xác và chân thực của những bức chân dung, từng là họa sĩ cho vua Henry III của Anh ở tuổi 30. Bức tranh Công tước Lorraine (ảnh) hiện thuộc sở hữu của Bảo tàng Nhà nước Berlin là một trong những tác phẩm cuối đời của họa sĩ. Lý do qua đời của Younger đến nay vẫn gây tranh cãi giữa dịch hạch và nhiễm trùng. Ảnh: Wikimedia.

5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnh

Anthony van Dyck (1599-1641) đã từng bỏ dở việc hoàn thành bức tranh sơn dầu Madonna Of The Rosary (1624) khi phải rời khỏi Palermo (nam Italy) vì bệnh dịch hạch bùng phát. Ông nổi tiếng bởi các bức tranh chân dung quý tộc châu Âu, tôn giáo và thần thoại. Tác phẩm đã được hoàn thiện sau khi tác giả tới Genova (bắc Italy), nơi ông dành phần lớn thời gian làm việc giữa những năm 1620. Bức tranh được đánh giá là tác phẩm nghệ thuật quý giá nhất trong nhà nguyện Oratorio del Rosario di San Domenico ở Palermo.

Anthony van Dyck là một trong những họa sĩ quan trọng nhất thế kỷ 17 theo phong cách Flemish Baroque - một chủ nghĩa nghệ thuật ở vùng nam Hà Lan ngày nay. Ảnh: Britannica.

5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnh

Bức tranh Adele Bloch-Bauer I từng được bán với giá 135 triệu USD năm 2006 của họa sĩ Gustav Klimt (1862 – 1918), sử dụng chất liệu sơn dầu, vàng và bạc. Ông là một trong những họa sĩ biểu tượng của Áo, qua đời vì cúm Tây Ban Nha. Chủ đề chính của Gustav Klimt là cơ thể phụ nữ và tình yêu đôi lứa. Bức tranh cuối đời của ông mang tên Adam and Eva (1917) trên chất liệu sơn dầu bị bỏ dở vĩnh viễn, với nhân vật chính là người phụ nữ tóc vàng khỏa thân che đi người đàn ông với cơ thể lực lưỡng hiện ra một phần phía sau. Ảnh: Wikipedia.

Kiều Dương (Theo The Star)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?Ở đâu tre cũng xanh tươi /Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Cách đây cả ngàn năm vào thời La Mã cổ đại, cũng từng xảy ra một cuộc tranh luận kịch liệt tương tự khi những quyển sách đầu tiên xuất hiện đã gây sự chú ý trong giới chuyên môn.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Nói đến Albert Camus (1913-1960), giới yêu văn chương thường nghĩ đến L'Etranger, tác phẩm gắn liền với tên tuổi giải Nobel Văn Học 1957
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Năm 2017 đánh dấu 150 năm ngày sinh của thiên tài Marie Curie. Nhân dịp này, Trung tâm bảo tồn các di tích quốc gia (CMN) tổ chức một chương trình sinh hoạt văn hóa trong vòng 4 tháng.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Xã hội nhân loại ồn ào náo nhiệt, rối loạn lộn xộn, đèn đỏ rượu xanh, xa hoa buông thả, nhìn thì thấy vô cùng phức tạp, nhưng nghĩ kỹ lại một chút, thấy cũng chẳng qua là người nghèo khó
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Trong xứ sở gần như vô hạn của giới sành nhạc, mấy ai không thể không biết đến cuộc ngộ diện giữa hai nghệ sĩ người Nga xuất chúng nhất thế kỉ XX.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Hôm qua, 17/11/2017, khắp nơi trên thế giới, từ Paris, đến Berlin, các thành phố Mỹ New York, Chicago, Mêhicô hay Achentina
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Manushi Chhillar, 20 tuổi, giành chiến thắng trong chung kết tối 18/11 tại Trung Quốc.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 201711:30 CH
Thế là lời mấy người CA xét hỏi của HN hứa cho mình về trước Tết (1983) thành ra suông[1]. Ngày 5 Tết mình được lệnh chuyển trại.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:15 SA
(HNPD) Tạ ơn Thiên Chúa, đã ban cho những ngày mùa Hạ, Nắng ấm mặt trời, rực rỡ muôn hoa, Những chiếc nụ non cuối cùng dù đang héo úa Vần ở trên cành, cho đến lúc mùa Hạ đi qua.