Nguyễn Minh Châu: Nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất nước!

Thứ Ba, 20 Tháng Tám 20196:00 SA(Xem: 5482)
Nguyễn Minh Châu: Nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất nước!

nhc3a0-vc483n-nguye1bb85n-minh-chc3a2u-1

Ông Thu ơi,
Bấy giờ là hoàng hôn của một ngày nắng như đổ lửa của đất miền Nam, tôi đang ngồi trên một chiếc giường cá nhân của nhà trai mà nhà chùa dọn cho nằm. Vẫn y hệt như cái giường lính hoặc giường “nhà văn” của tôi ở nhà mà chúng ta vẫn ngồi, tôi vừa đọc một lúc hai thư của ông.

Qua thư tôi biết những điều ông đang nghĩ về văn nghệ.
Buồn nhỉ? Nhưng rồi ra có gì mà buồn?Đức Nhân mà, bảo thủ phản kích lại?
Nhưng tôi vẫn thèm viết tiếp một bài đã dự địnhvà đã tâm sự với ông: “ Nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất nước”. Tất nhiên rồi ông Thu ạ, cứ một lần làn gió đổi chiều thì con người lại tự đem mình ra làm trò chơi và nhìn thấy được một chút nào tư cách của từng người.
Chiều qua, Thủy ( Hà Nội trong mắt ai) vừa đến thăm tôi có kéo theo một ông thiếu tướng ( Hiệu trưởng trường lục quân 2 ) ở cách tôi 8km với mục đích : Ông này đọc anh nhiều và rất yêu anh – Có gì cần anh cứ gọi nhờ ông ấy – Thủy nói. Tôi đã thấy ông này chắp tay lậy Thủy như lạy một vị thánh.“ Anh can đảm lắm, dũng cảm lắm, tôi kính phục anh” lúc tôi tiễn cả hai ra chiếc xe đỗ ngoài cổng chùa. Và ba người chúng tôi đi mỗi người một ngả.
Thế đấy thằng nhà văn nước nào cũng vậy, ngoài tiếng nói trong tác phẩm phải có tiếng nói xã hội, tiếng nói trước công bằng và bất công, trước chiến tranh và hòa bình. Nhưng địa vị thằng nhà văn mình thấp quá, làm gì có tiếng nói ấy. Theo tôi làm một thằng nhà văn Việt Nam lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách – kể cả việc anh núp sau lập luận rằng văn học là cái gì lâu dài, sâu xa, để đời.. Tôi đọc thấy trên Văn Nghệ một bài của N. nói ở Liên Xô đánh giá “ Những đứa trẻ phố Acbat là thua kém về văn học”. Ở cái chỗ này tôi thấy có cái gì đang thử thách, lại thử thách từng người rất tinh vi, air a sao nó lại phô ra thế, vẫn biết chỉ trong phạm vi một bài thông tin thôi.
Tôi nghĩ rằng có khi mình phải quên mình đi cho sự nghiệp dân chủ ( mình đây là tính văn học) và có ai như thế, tôi kính trọng vô cùng.Tôi đọc lịch sử văn học Trung Quốc thời kỳ Nha phiến chiến tranh. Có một nhà văn rất tên tuổi ( tôi quên tên ) nhưng cả đời chẳng để lại cho đời cái gì lâu dài cả, mặc dầu ông rất có khả năng ấy, chỉ vì ông ta chỉ quan tâm đến vấn đề dân chủ hóa đất nước Trung Quốc – và đời sau đề cao ông ta lên vô cùng, rồi thì hậu thế hiểu hết ai ra sao! Lắm lúc nghĩ hàng chục năm qua, người ta khinh thị con người quá- cái hạng “ phó thường dân” không chức tước, không vây cánh, không của cải – khó sống lắm ! Sống nhục nhã lắm!Tôi nằm đây vừa đúng một tháng rưỡi, thấy thế nào là kẻ cùng khổ nhất ở trên đời, lắm lúc mở cửa bước ra khỏi phòng phải nhắm mắt lại, hoặc làm mặt lạnh như tiền vì người ta đến trước mặt mình kêu nài, nhờ vả, rên rỉ v.v… mình cũng mất tư cách nốt và đâm ra xấu tính xấu nết.
Nếu bảo có một cái đáy của đời sống thì đến giờ tôi đang sống giữa nó. Có lẽ nhờ Trời Phật cho sống thì rồi ra mai ngày, tôi biết làm nhà văn hơn…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?Ở đâu tre cũng xanh tươi /Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Cách đây cả ngàn năm vào thời La Mã cổ đại, cũng từng xảy ra một cuộc tranh luận kịch liệt tương tự khi những quyển sách đầu tiên xuất hiện đã gây sự chú ý trong giới chuyên môn.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Nói đến Albert Camus (1913-1960), giới yêu văn chương thường nghĩ đến L'Etranger, tác phẩm gắn liền với tên tuổi giải Nobel Văn Học 1957
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Năm 2017 đánh dấu 150 năm ngày sinh của thiên tài Marie Curie. Nhân dịp này, Trung tâm bảo tồn các di tích quốc gia (CMN) tổ chức một chương trình sinh hoạt văn hóa trong vòng 4 tháng.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Xã hội nhân loại ồn ào náo nhiệt, rối loạn lộn xộn, đèn đỏ rượu xanh, xa hoa buông thả, nhìn thì thấy vô cùng phức tạp, nhưng nghĩ kỹ lại một chút, thấy cũng chẳng qua là người nghèo khó
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Trong xứ sở gần như vô hạn của giới sành nhạc, mấy ai không thể không biết đến cuộc ngộ diện giữa hai nghệ sĩ người Nga xuất chúng nhất thế kỉ XX.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Hôm qua, 17/11/2017, khắp nơi trên thế giới, từ Paris, đến Berlin, các thành phố Mỹ New York, Chicago, Mêhicô hay Achentina
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Manushi Chhillar, 20 tuổi, giành chiến thắng trong chung kết tối 18/11 tại Trung Quốc.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 201711:30 CH
Thế là lời mấy người CA xét hỏi của HN hứa cho mình về trước Tết (1983) thành ra suông[1]. Ngày 5 Tết mình được lệnh chuyển trại.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:15 SA
(HNPD) Tạ ơn Thiên Chúa, đã ban cho những ngày mùa Hạ, Nắng ấm mặt trời, rực rỡ muôn hoa, Những chiếc nụ non cuối cùng dù đang héo úa Vần ở trên cành, cho đến lúc mùa Hạ đi qua.