Vì sao tượng cổ Hy Lạp thường khỏa thân?

Thứ Sáu, 12 Tháng Giêng 20184:00 SA(Xem: 7460)
Vì sao tượng cổ Hy Lạp thường khỏa thân?

Lý giải tượng cổ Hy Lạp thường khỏa thân

Cách đây khoảng 2.500 năm, cuộc cách mạng văn hóa xảy ra ở Hy Lạp cổ đại. Chế độ dân chủ ra đời ở thủ đô Athens, nhiều kiệt tác bi kịch và hài kịch xuất hiện và các bức tượng ở đây cũng được chạm khắc giống đời thực hơn trước kia.

Vì sao tượng cổ Hy Lạp thường khỏa thân?

Tuy nhiên, điều lạ thường ở đây chính là các bức tượng mới đều trong trạng thái khỏa thân. Từ những chiến binh hi sinh trong trận chiến Trojan, đến các vận động viên ném đĩa hay các nữ thần bước vào bồn tắm.

Vì sao tượng cổ Hy Lạp thường khỏa thân?
Bức tượng Discobolos nổi tiếng về người đàn ông ném đĩa trong trạng thái khỏa thân

Ngày nay, chúng ta coi những bức tượng Hy Lạp khỏa thân là điều tất yếu. Tuy nhiên, vào thời điểm ra đời các bức tượng, người Athens đã phá vỡ một điều vô cùng cấm kỵ.

Những tác phẩm nghệ thuật của các nền văn minh trước cũng từng xuất hiện hình người khỏa thân như một phiến đá chạm trổ có niên đại từ năm 730 trước Công nguyên, ở Nimrud thuộc vương quốc Assyria cổ xưa (Iraq ngày nay).

Tuy nhiên, trên phiến đá ở Nimrud, (giờ được trưng bày ở Bảo tàng Anh), hình người khỏa thân là các kẻ thù của Assyria. Một số người khác không mảnh vải che thân, bị chặt đầu. Người Assyria chiến thắng đều mặc quần áo.

Có một sự khác biệt cơ bản trong các nền văn mình tồn tại trước nền văn mình của người Hy Lạp. Đối với họ, khỏa thân là biểu hiện của sự yếu đuối, sự thua trận hoặc bị sỉ nhục. Trong khi đó, Hy Lạp là quốc gia đầu tiên coi sự khỏa thân là biểu hiện của trạng thái anh hùng.

Giám đốc bảo tàng Anh, ông Neil MacGregor cho biết: “Người Hy Lạp không xem những ảnh khỏa thân là dấu hiệu của sự sỉ nhục mà tượng trưng cho đạo đức đối với những người đàn ông ưu tú trong xã hội. Khi một chàng thanh niên cởi bỏ quần áo để thi đấu trong các kỳ Olympic cổ đại, anh ta không chỉ đơn thuần là trần truồng trước các đối thủ mà đang khoác trên mình đồng phục của sự ngay thẳng”.

Dù vậy, không phải lúc nào người Hy Lạp cổ đại cũng ưa chuộng sự khỏa thân như trong phòng tập thể dục, hay trong bữa ăn. Nhưng bản thân từ Gym-chỉ phòng tập thể dục, có nguồn gốc từ “gymnasium”, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “khỏa thân”.

Một chiếc bình cổ có niên đại từ năm 530 trước Công nguyên của Athens khắc họa 4 vận động viên gồm một người nhảy xa, hai người ném lao và một người ném đĩa đều trong trạng thái không mảnh vải che thân.

Tất cả các vận động viên che phủ cơ thể họ bằng dầu ô liu trộn lẫn với bụi đất, đây là một dạng kem chống nắng thời đó nhằm bảo vệ trước ảnh nắng chói chang vùng Địa Trung Hải khi phải tập luyện bên ngoài.

Vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, thần vệ nữ Aphrodite thường được tạc tượng khỏa thân, nhưng với nửa cơ thể ẩn giấu mà đầy vẻ quyến rũ.

Những bức tượng phụ nữ khêu gợi khác cũng thường được chạm khắc đang mặc quần áo mỏng, bó sát hoặc ướt dính vào cơ thể.

Vì sao tượng cổ Hy Lạp thường khỏa thân?
Tượng thần vệ nữ Aphrodite

Đến giờ, các chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ tại sao những vận động viên trong các kỳ Olympic cổ xưa lại khỏa thân.

Một số cho rằng, điều này bắt nguồn từ một sự kiện hy hữu khi một vận động viên chiến thắng trên đường chạy 200 mét sau khi bị tụt mất quần và các đối thủ đã nhanh chóng bắt chước anh ta.

Có ý kiến khác cho rằng khỏa thân phản ánh một nghi thức cổ xưa với mục đích đánh dấu việc bước vào giai đoạn trưởng thành, khi con người cởi bỏ chiếc áo choàng trẻ con lúc 20 tuổi. Khi đó, họ sẽ chạy khỏa thân hòa mình vào đám đông công dân trưởng thành.

Ở Athens, hàng năm, cũng từng có lễ hội khỏa thân nhằm vinh danh nữ thần bảo trợ của thành phố-Athena.

Những chàng trai Athens, khi đó sẽ chạy thẳng một mạch từ phòng tập thể dục ở ngoài thành phố tới Parthenon-đền thờ nữ thần Athena.

Những người đàn ông mập mạp, chạy chậm hơn sẽ được đám công cổ vũ nồng nhiệt khi họ chạy qua.

Mặc dù đây là sự cởi mở chưa từng thấy trước đó về sự khỏa thân và tình dục, nhưng người Hy Lạp không thích mất kiểm soát đối với "chuyện ấy" hay trong trạng thái kích thích công khai rõ ràng - cái họ coi là biểu hiện của sự yếu đuối. Đó là lí do tại sao các bức tượng kinh điển thường được khắc với cơ quan sinh dục khiêm tốn, kể cả đối với lực sĩ Hercules.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Thức ăn đường phố phong phú đã giúp người dân Triều Tiên tồn tại trong nhiều thập kỷ qua nhưng lại khiến các quốc gia khác khó thấy được tác động của các l
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Sau một tuần hội họp với những hoạt cảnh quen thuộc mà cứ mỗi 5 năm người ta lại thấy một lần, Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 19
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201712:35 CH
(HNPD) Muốn tìm hiểu kỹ lưỡng, sâu xa hơn, tất nhiên là chúng ta phải tìm đọc những cuốn sách đáng tin cậy về chuyện này…
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Chính sách ngoại giao với Malaysia của ông Trump là một bài học tuyệt vời cho chính sách đối ngoại của nước Mỹ mà Nhà Trắng đã rất cần trong hơn một thập niên qua
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201711:53 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông không chắc nhà ngoại giao cao cấp nhất của ông, Rex Tillerson, sẽ tiếp tục giữ chức vụ này đến hết nhiệm kỳ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Sự im lặng của tổng thống Mỹ trước hành động xâm lấn của Trung Quốc củng cố sự tái sa ngã của ASEAN
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20177:05 SA
« Cuộc tấn công hôm thứ Ba (31/10/2017) nhắc lại rằng sự sụp đổ của « quốc gia Hồi Giáo califa » tại Irak và Syria vẫn không phá vỡ được chiến dịch
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này bắt đầu một chuyến công du châu Á dài 12 ngày (03/11-14/11/2017). Một chuyến đi đầy khó khăn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20173:48 SA
Một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên cho biết một vụ tấn công quân sự phủ đầu của Mỹ vào Triều Tiên sẽ kích hoạt một cuộc trả đũa tự động,
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:51 SA
Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này