Nam Phi: Giải Nobel hòa bình Desmond Tutu, biểu tượng chống apartheid qua đời

Thứ Bảy, 01 Tháng Giêng 20223:00 SA(Xem: 1287)
Nam Phi: Giải Nobel hòa bình Desmond Tutu, biểu tượng chống apartheid qua đời
rfi.fr

Nam Phi: Giải Nobel hòa bình Desmond Tutu, biểu tượng chống apartheid qua đời

Thụy My

Tổng giám mục Anh Giáo Nam Phi Desmond Tutu, biểu tượng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc từng được tặng giải Nobel Hòa Bình, hôm nay 26/12/2021 qua đời ở tuổi 90. Sự ra đi của ông gây nhiều thương tiếc cho đất nước « bảy sắc cầu vồng », từ ngữ do chính ông đặt ra.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa « nhân danh toàn thể người dân Nam Phi » bày tỏ « sự đau buồn sâu sắc ». Ông coi cái chết của nhân vật lịch sử này là « một chương tang tóc mới của quốc gia, phải nói lời vĩnh biệt với một thế hệ kiệt xuất đã để lại cho chúng ta một Nam Phi tự do ». Tổng thống ca ngợi một con người « thông minh tuyệt vời, trung thực và bất khả chiến bại đối với chủ nghĩa apartheid, nhưng cũng rất hiền hòa, dễ xúc động trước những người bị áp bức, bất công ».

Ngay sau vụ đàn áp đẫm máu ở Soweto hôm 16/06/1976, Desmond Tutu, vị giám mục da đen đầu tiên ở Nam Phi đã tố cáo bạo lực cảnh sát đối với trẻ em. Ông luôn lên tiếng đấu tranh một cách ôn hòa, sử dụng tinh thần hài hước như vũ khí. Chẳng hạn ông nói « Khi người da trắng đến đây, họ mang theo Kinh Thánh còn chúng tôi có đất đai. Họ bảo hãy cùng quỳ gối cầu nguyện và khi mở mắt ra, chúng tôi có Kinh Thánh còn họ có đất đai ».

Đối với Desmond Tutu, phân biệt chủng tộc là chế độ ác nghiệt nhất mà con người sáng tạo ra, sau chủ nghĩa phát-xít. Sau khi chính quyền dân chủ đa sắc tộc được thành lập năm 1994, ông phải từ bỏ ý định về hưu để nhận một nhiệm vụ khó khăn do Nelson Mandela giao phó: làm chủ tịch Ủy Ban Sự Thật và Hòa Giải (CVR). Ủy ban này điều tra các vụ vi phạm nhân quyền từ 01/03/1960 (thảm sát Sharpeville) đến 05/12/1993 (kết thúc thời kỳ chuyển giao). Một bộ phận đặc biệt phụ trách ân xá cho các thủ phạm để đối lấy những lời khai thật, việc này khiến Desmond Tutu bị cộng đồng người da đen chỉ trích.

Sức khỏe của giải Nobel hòa bình 1984 đã giảm sút từ nhiều tháng qua, ông không còn xuất hiện trước công chúng nhưng luôn giữ lạc quan. Tuy đã rời chính trường từ 2010, vị tổng giám mục vẫn không ngần ngại phê phán những sai lạc của chính phủ ANC, chống lại mọi bất công.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.