Cung điện 1.000 năm của vương triều Khiết Đan ở Trung Quốc

Chủ Nhật, 21 Tháng Giêng 20188:00 CH(Xem: 5296)
Cung điện 1.000 năm của vương triều Khiết Đan ở Trung Quốc
Công trình điện thờ xây dưới triều Liêu ở Bắc Kinh. Ảnh: Frederic J. Brown.

Công trình điện thờ xây dưới triều Liêu ở Bắc Kinh. Ảnh: Frederic J. Brown.

Các nhà khảo cổ học phát hiện dấu tích của một cung điện cổ đại đóng vai trò như nơi nghỉ mát mùa hè của vua quan nhà Liêu, Newsweek hôm qua đưa tin. Để tránh nóng, mỗi năm từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 7, hoàng đế nhà Liêu đưa cả hoàng tộc cùng quan lại cấp cao lên dãy núi nay thuộc khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc.

Nhóm chuyên gia khảo cổ tìm thấy hơn 100 thành phần kết cấu ở di chỉ tại huyện Đa Luân, khu tự trị Nội Mông, bao gồm gạch tráng men, gốm sứ và đinh đồng. Họ ghi nhận nền móng của 12 tòa nhà với tổng diện tích hơn 232 m2. Ge Zhiyong, nhà nghiên cứu tại Viện khảo cổ Khu tự trị Nội Mông, cho biết các đồ tạo tác khai quật từ di chỉ giúp xác định cung điện được xây vào giữa triều Liêu.

Phát hiện về cung điện sẽ giúp các nhà khảo cổ học có thêm nhiều hiểu biết mới về cả kiến trúc và phong tục văn hóa của triều Liêu. Các cuộc khai quật quy mô lớn sẽ được tiến hành tại di chỉ.

Triều Liêu do người Khiết Đan lập nên. Đây là tộc người du mục phân bố ở Mông Cổ ngày nay và nhiều khu vực phía bắc Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Ngày 27/2/907, thủ lĩnh tộc Khiết Đan là Gia Luật A Bảo Cơ xưng là "Thiên hoàng đế". Đến ngày 17/3/916, Gia Luật A Bảo Cơ đăng cơ, lấy quốc hiệu là "Khiết Đan". Năm 947, quốc hiệu được đổi thành "Đại Liêu". Năm 1125, triều Liêu sụp đổ và bị nhà Kim tiêu diệt.

Dù ban đầu không có ngôn ngữ viết để diễn đạt phương ngữ Mông Cổ nguyên bản, triều Liêu đã phát triển hai loại chữ viết có nhiều đặc điểm giống ký tự Trung Quốc hiện đại. Các hoàng đế nhà Liêu liên tục mở rộng lãnh thổ nhưng chú trọng duy trì huyết thống hoàng gia thuần chủng, quy định hoàng đế không được phép lấy người từ các bộ tộc Khiết Đan đô hộ. Tuy nhiên, phụ nữ triều Liêu có nhiều ảnh hưởng chính trị với ít nhất ba thái hậu từng nhiếp chính. 

Phương Hoa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 20181:30 SA
Cứ mỗi độ đến Tết, dịp Xuân về lòng tôi lại có những bùi ngùi khó tả khi nghĩ về hai sự kiện thảm sát xảy ra trên dải đất miền Trung.
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 201810:00 SA
Việt sử lược chép: “Kỉ Tị [1209] Sảm lại về Hải Ấp, ở nhà công quán thôn Lưu Gia, lấy con gái thứ hai của Nguyên tổ làm nguyên phi
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20184:00 SA
Các phỏng đoán hiện nay nhìn chung đều cho rằng vị thế của Mỹ sẽ ngày càng suy giảm còn Trung Quốc tiếp tục nổi lên trở thành siêu cường số
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20183:30 SA
«Làm đầy tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại», trước đến nay, ai mà chẳng nghĩ vậy. Có biết đâu khi lâm sự thì đến «đầy tớ» cắp tráp theo hầu vẫn gặp nhiều tình huống gay cấn
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20183:00 SA
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, năm 1400 đậu Thái học sinh. Tương truyền, ông giữ chức Ngự sử đài chính chưởng dưới đời Hồ (1400 – 1407). Tuy nhiên, k
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20188:00 CH
Một trong những vấn đề còn gây tranh cãi về lịch sử Liên Xô xoay quanh tài liệu thường được gọi là "Di chúc" của Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924).
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 201811:59 SA
quân đội Pháp vào được thành Huế và khám phá kho báu bí mật của nhà Nguyễn gồm 6.000 nén vàng và 2.000 đồng tiền vàng,
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 201811:00 SA
Lịch sử ghi nhận không ít ông hoàng bà chúa qua đời một cách kỳ lạ. Vua Charles II của Vương quốc Navarre là một trong số đó.
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20185:00 SA
Có lẽ không có ai bước ra khỏi cuộc Chiến tranh Việt Nam với một tiếng xấu như Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20182:00 SA
Người châu Âu có lẽ sẽ không bao giờ quên trận đại dịch hạch, hay còn gọi là « dịch hạch đen », theo cách gọi của các sử gia, cướp đi sinh mạng