Công nghệ mới: Kính mắt đặc biệt "phát ra tiếng nói" dành cho người khuyết tật

Thứ Ba, 04 Tháng Tư 20233:00 CH(Xem: 984)
Công nghệ mới: Kính mắt đặc biệt "phát ra tiếng nói" dành cho người khuyết tật

Những chiếc kính đặc biệt được chế tạo cho các phi hành gia ESA (Cơ quan Vũ trụ Châu Âu/ESA) ngày nay được sử dụng cho cả người khuyết tật để giúp họ trong giao tiếp.

Đó là EyeSpeak, một công nghệ tương tác ảo (Augmented Reality/AR) có khả năng dò chuyển động của mắt thông qua một bàn phím ảo nằm bên trong mắt kính. Câu và từ mà người dùng (người đeo kính) nhìn vào được đánh vần nhờ một phần mềm tích hợp và truyền đến loa gắn ở một bên gọng kính.

Kính này cũng cho phép người dùng lướt web, xem video và truy cập e-mail, bởi vì chỉ người đó mới có thể nhìn thấy những gì đang chiếu lên bên trong mắt kính. Trong khi đó những thông tin xuất hiện chồng lên bên trong mắt kính, người dùng vẫn có thể tiếp tục nhìn xem những gì đang xảy ra xung quanh mình.

EyeSpeak có khả năng dò chuyển động của mắt thông qua một bàn phím ảo nằm bên trong mắt kính.EyeSpeak có khả năng dò chuyển động của mắt thông qua một bàn phím ảo nằm bên trong mắt kính.

"Đây là thiết bị độc lập đầu tiên thuộc loại này; có thể sử dụng ở bất cứ đâu, ở bất kỳ tư thế nào, bất kể sự xoay chuyển hay cử động ở đầu của người dùng", Teresa Nicolau chuyên gia về EyeSpeak cho biết.

Ban đầu đây là một công nghệ được thiết kế để các phi hành gia giao tiếp với nhân viên kiểm soát ở mặt đất, khi đi ra ngoài không gian.

Công nghệ cho các phi hành gia

Thiết bị này là kết quả của một nghiên cứu được thực hiện cho ESA về công cụ trực quan dành cho phi hành gia.

"Tại thời điểm đó, các phi hành gia chỉ có hệ thống thô sơ khi đi bộ trong không gian: một danh sách phải kiểm tra được viết trên cánh tay và thông báo về cho nhân viên theo dõi trên mặt đất", ông Joao Pereira do Carmo thuộc ESA cho biết.

"Chúng tôi muốn khai thác những công nghệ sẽ xuất hiện liên tục và cho phép dịch trực tiếp những thông tin quan trọng trong tầm nhìn của phi hành gia khi đi trong không gian vũ trụ", ông Pereira cho biết thêm.

Ý tưởng áp dụng công nghệ này để giúp người khuyết tật đến từ Ivo Vieira – Giám đốc điều hành của công ty LusoSpace của Bồ Đào Nha, người phụ trách nghiên cứu cho ESA – khi cha ông được chẩn đoán mắc một căn bệnh thoái hóa.

"Chúng tôi đang làm về thực tế tăng cường cho phi hành gia vào năm 2005, thì được biết cha tôi mắc bệnh, tôi nhận thấy có thể sử dụng công nghệ này để cải thiện cuộc sống của cha thông qua một hệ thống thông tin di động mới", Vieira nói.

Ivo Vieira đang tiến hành thử mẫu kính EyeSpeak cho cha mình.Ivo Vieira đang tiến hành thử mẫu kính EyeSpeak cho cha mình. (LusoVu).

Các nguyên mẫu đầu tiên

Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS), còn được gọi là bệnh Lou Gehrig hay Charcot – một bệnh khiến các tế bào thần kinh vận động bị xơ hóa, làm suy yếu hoạt động các cơ. Bệnh này phát triển đến một lúc nào đó sẽ khiến bệnh nhân khó giao tiếp bằng lời. Tuy nhiên, cử động của con mắt thường không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này và đây là cơ hội để giao tiếp bằng công nghệ mới này.

Điều này đã định hướng cho công ty LusoSpace sản xuất ra những chiếc kính đầu tiên về thực tế tăng cường vào năm 2008, và sau đó lại lập ra công ty LusoVu để ứng dụng công nghệ này cho người khuyết tật.

Sau những bước phát triển đầu tiên của công nghệ, năm 2014 một công ty được triển khai ở Kickstarter và nhờ đó, năm 2015 đã sản xuất được 45 kính mẫu EyeSpeak.

Nguyên mẫu hiện tại EyeSpeak 1, ra mắt tháng 3 năm 2016, trên cơ sở một cặp kính model Epson BT-200 HR, được bổ sung một microphone, loa và một camera nhỏ điều khiển bởi một bộ vi xử lý. Có thể phát ra giọng nói chuẩn được tổng hợp hoặc giọng nói của chủ sở được ghi âm từ trước.

Vậy là từ nay trở đi, người khuyết tật sẽ có thêm một công cụ trợ giúp đắc lực trong cuộc sống, phá bỏ đi rào cản ngôn ngữ và giao tiếp.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một căn bệnh kỳ lạ đã khiến não của người đàn ông này gần như tiêu biến, nhưng ông vẫn sống khỏe mạnh. Chuyện gì đã xảy ra?
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Từ trước tới nay, giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400​-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm), t
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Chỉ sau vài ngày ra mắt iPhone X, không ít người dùng phàn nàn về việc gặp trục trặc về màn hình khi chúng không hoạt động khi trời trở lạnh. Apple cam kết phát hành bản vá lỗi này.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Thế giới được phen xôn xao vì Sophia- robot thông minh đầu tiên vừa được Arab Saudi cấp quyền công dân. Lập tức có những luồng phản ứng bức xúc. Nào là sao bao lao
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Một nhóm nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra dãy tường bằng đất dài hàng trăm dặm được đắp trước cả Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng có niên đại 2.500 năm.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20174:00 SA
khủng long đã bị tuyệt chủng trong sự kiện tiểu hành tinh khổng lồ đâm xuống Trái đất cho nên con người không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với loài động vật này.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Nhà máy bia Kernel hoạt động được hơn 5 năm và loại bia được sản xuất ở đây là sự kết hợp giữa truyền thống và cách tư duy mới và một chút thử nghiệm.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20177:18 SA
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ mang theo một thiết bị bí mật có tên Zuma của chính phủ Mỹ bay lên vũ trụ.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Một hóa thạch được phát hiện đã thay đổi hoàn toàn các quan điểm về việc “loài người hình thành như thế nào
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy