Công nghệ mới: Kính mắt đặc biệt "phát ra tiếng nói" dành cho người khuyết tật

Thứ Ba, 04 Tháng Tư 20233:00 CH(Xem: 939)
Công nghệ mới: Kính mắt đặc biệt "phát ra tiếng nói" dành cho người khuyết tật

Những chiếc kính đặc biệt được chế tạo cho các phi hành gia ESA (Cơ quan Vũ trụ Châu Âu/ESA) ngày nay được sử dụng cho cả người khuyết tật để giúp họ trong giao tiếp.

Đó là EyeSpeak, một công nghệ tương tác ảo (Augmented Reality/AR) có khả năng dò chuyển động của mắt thông qua một bàn phím ảo nằm bên trong mắt kính. Câu và từ mà người dùng (người đeo kính) nhìn vào được đánh vần nhờ một phần mềm tích hợp và truyền đến loa gắn ở một bên gọng kính.

Kính này cũng cho phép người dùng lướt web, xem video và truy cập e-mail, bởi vì chỉ người đó mới có thể nhìn thấy những gì đang chiếu lên bên trong mắt kính. Trong khi đó những thông tin xuất hiện chồng lên bên trong mắt kính, người dùng vẫn có thể tiếp tục nhìn xem những gì đang xảy ra xung quanh mình.

EyeSpeak có khả năng dò chuyển động của mắt thông qua một bàn phím ảo nằm bên trong mắt kính.EyeSpeak có khả năng dò chuyển động của mắt thông qua một bàn phím ảo nằm bên trong mắt kính.

"Đây là thiết bị độc lập đầu tiên thuộc loại này; có thể sử dụng ở bất cứ đâu, ở bất kỳ tư thế nào, bất kể sự xoay chuyển hay cử động ở đầu của người dùng", Teresa Nicolau chuyên gia về EyeSpeak cho biết.

Ban đầu đây là một công nghệ được thiết kế để các phi hành gia giao tiếp với nhân viên kiểm soát ở mặt đất, khi đi ra ngoài không gian.

Công nghệ cho các phi hành gia

Thiết bị này là kết quả của một nghiên cứu được thực hiện cho ESA về công cụ trực quan dành cho phi hành gia.

"Tại thời điểm đó, các phi hành gia chỉ có hệ thống thô sơ khi đi bộ trong không gian: một danh sách phải kiểm tra được viết trên cánh tay và thông báo về cho nhân viên theo dõi trên mặt đất", ông Joao Pereira do Carmo thuộc ESA cho biết.

"Chúng tôi muốn khai thác những công nghệ sẽ xuất hiện liên tục và cho phép dịch trực tiếp những thông tin quan trọng trong tầm nhìn của phi hành gia khi đi trong không gian vũ trụ", ông Pereira cho biết thêm.

Ý tưởng áp dụng công nghệ này để giúp người khuyết tật đến từ Ivo Vieira – Giám đốc điều hành của công ty LusoSpace của Bồ Đào Nha, người phụ trách nghiên cứu cho ESA – khi cha ông được chẩn đoán mắc một căn bệnh thoái hóa.

"Chúng tôi đang làm về thực tế tăng cường cho phi hành gia vào năm 2005, thì được biết cha tôi mắc bệnh, tôi nhận thấy có thể sử dụng công nghệ này để cải thiện cuộc sống của cha thông qua một hệ thống thông tin di động mới", Vieira nói.

Ivo Vieira đang tiến hành thử mẫu kính EyeSpeak cho cha mình.Ivo Vieira đang tiến hành thử mẫu kính EyeSpeak cho cha mình. (LusoVu).

Các nguyên mẫu đầu tiên

Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS), còn được gọi là bệnh Lou Gehrig hay Charcot – một bệnh khiến các tế bào thần kinh vận động bị xơ hóa, làm suy yếu hoạt động các cơ. Bệnh này phát triển đến một lúc nào đó sẽ khiến bệnh nhân khó giao tiếp bằng lời. Tuy nhiên, cử động của con mắt thường không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này và đây là cơ hội để giao tiếp bằng công nghệ mới này.

Điều này đã định hướng cho công ty LusoSpace sản xuất ra những chiếc kính đầu tiên về thực tế tăng cường vào năm 2008, và sau đó lại lập ra công ty LusoVu để ứng dụng công nghệ này cho người khuyết tật.

Sau những bước phát triển đầu tiên của công nghệ, năm 2014 một công ty được triển khai ở Kickstarter và nhờ đó, năm 2015 đã sản xuất được 45 kính mẫu EyeSpeak.

Nguyên mẫu hiện tại EyeSpeak 1, ra mắt tháng 3 năm 2016, trên cơ sở một cặp kính model Epson BT-200 HR, được bổ sung một microphone, loa và một camera nhỏ điều khiển bởi một bộ vi xử lý. Có thể phát ra giọng nói chuẩn được tổng hợp hoặc giọng nói của chủ sở được ghi âm từ trước.

Vậy là từ nay trở đi, người khuyết tật sẽ có thêm một công cụ trợ giúp đắc lực trong cuộc sống, phá bỏ đi rào cản ngôn ngữ và giao tiếp.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp