Hồi sinh chuột khổng lồ trên đảo Giáng sinh

Thứ Sáu, 24 Tháng Sáu 20229:00 SA(Xem: 1681)
Hồi sinh chuột khổng lồ trên đảo Giáng sinh

Các nhà khoa học Đan Mạch có thể đưa loài chuột dài 45 cm tuyệt chủng 120 năm trước trở lại bằng công nghệ CRISPR.

Hình vẽ chuột đảo Giáng sinh. Ảnh: Sci Tech Daily

Hình vẽ chuột đảo Giáng sinh. Ảnh: Sci Tech Daily

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà di truyền học tiến hóa Tom Gilbert đến từ Đại học Copenhagen, Đan Mạch, hy vọng có thể hồi sinh loài chuột đã tuyệt chủng sau khi thu thập gần như tất cả hệ gene của chuột đảo Giáng sinh. Họ nhận thấy chúng có chung khoảng 95% gene với chuột nâu Na Uy còn sống ngày nay. Các nhà nghiên cứu công bố phát hiện hôm 9/3 trên tạp chí Current Biology.

Chuột đảo Giáng sinh (Rattus macleari) hay còn gọi là chuột Maclear là loài bản xứ ở Australia, có thể dài 45 cm tính từ đầu tới đuôi. Chúng bị xóa sổ cách đây khoảng 120 năm trong sự kiện đại tuyệt chủng giữa năm 1899 và 1908 khi bệnh dịch do các tàu châu Âu đem tới lây lan khắp khu vực. Chuột đảo Giáng sinh có hàm răng lớn và khỏe, có thể ăn cua đỏ trên đảo. Chúng cũng có lớp lông dài và dày cùng bộ râu màu đen dài khoảng 7,5 cm.

Gilbert và cộng sự so sánh hệ gene của loài chuột đã tuyệt chủng với hệ gene của chuột nâu Na Uy. Từ đó, họ nhận dạng những đoạn gene không trùng khớp, sau đó họ sử dụng công nghệ CRISPR để chỉnh sửa ADN của sinh vật sống sao cho trùng khớp với ADN của loài đã tuyệt chủng. Dù cách này gần như thành công, một vài gene quan trọng vẫn bị thiếu. Điều ấy có nghĩa chuột đảo Giáng sinh hồi sinh nhiều khả năng không thể đánh hơi tốt như tổ tiên của chúng.

"Với công nghệ hiện nay, không thể phục hồi chuỗi ADN hoàn chỉnh, do đó chúng ta không thể tạo ra bản sao hoàn hảo của chuột đảo Giáng sinh. Đó sẽ là một dạng loài lai", Gilbert cho biết.

Gilbert đang lên kế hoạch chỉnh sửa hệ gene chuột đen thành chuột nâu Na Uy trước khi hồi sinh chuột đảo Giáng sinh. Các nhà khoa học cho rằng chuột nâu Na Uy và chuột đảo Giáng sinh có sự phân hóa tiến hóa tương tự voi hiện đại và voi ma mút lông xoăn. Nếu thành công, thí nghiệm có thể giúp đưa nhiều động vật cổ đại trở lại.

An Khang (Theo Newsweek
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Hằng năm, cứ vào đầu tháng 10, Ủy Ban Nobel tổ chức lễ cấp phát giải thưởng cao quí có từ năm 1901. Năm nay, về Y khoa, có 3 nhà khoa học n
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Các nhà khảo cổ tin rằng họ đã giải mã được một trong những câu hỏi hóc búa nhất của lịch sử: Người Ai Cập cổ đã làm thể nào để vận chuyển
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201712:00 CH
Tuy nhiên các hào quang này được miêu tả là có các màu sắc khác nhau hay các mức cường độ khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của người đó.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Robot tình dục giống hệt con người có tên Harmony sẽ chính thức được thương mại hóa và sản xuất hàng loạt vào dịp Giáng sinh năm 2017.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201711:00 SA
nhưng việc chúng ta đang tự "đồng hóa" là có thật, đang diễn ra, ngay bây giờ, ngay ở đây - trong mỗi người, trong gia đình của chúng ta!
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:33 SA
Sophia có khả năng nghe nói trôi chảy và khôn ngoan như con người. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn robot Sophia do nhà báo Andrew Ross Sorkin hãng tin CNBC News thực hiện.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Tiếng khóc của trẻ nhỏ kích hoạt những vùng não đặc trưng, có liên quan đến các chuyển động và lời nói của người mẹ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:09 SA
Trang trại của một người đàn ông ở Hà Lan trở thành “nạn nhân” của một vật thể lạ từ trời rơi xuống. Tưởng gặp phải chuyện đen đủi, nhưng người đàn ông này lại bất ngờ phát hiện
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 201711:01 SA
Santos nói Samantha đã cải thiện cuộc hôn nhân 16 năm của ông với vợ Martisa Kissamitaki – một nhà thiết kế.