Hồi sinh chuột khổng lồ trên đảo Giáng sinh

Thứ Sáu, 24 Tháng Sáu 20229:00 SA(Xem: 1640)
Hồi sinh chuột khổng lồ trên đảo Giáng sinh

Các nhà khoa học Đan Mạch có thể đưa loài chuột dài 45 cm tuyệt chủng 120 năm trước trở lại bằng công nghệ CRISPR.

Hình vẽ chuột đảo Giáng sinh. Ảnh: Sci Tech Daily

Hình vẽ chuột đảo Giáng sinh. Ảnh: Sci Tech Daily

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà di truyền học tiến hóa Tom Gilbert đến từ Đại học Copenhagen, Đan Mạch, hy vọng có thể hồi sinh loài chuột đã tuyệt chủng sau khi thu thập gần như tất cả hệ gene của chuột đảo Giáng sinh. Họ nhận thấy chúng có chung khoảng 95% gene với chuột nâu Na Uy còn sống ngày nay. Các nhà nghiên cứu công bố phát hiện hôm 9/3 trên tạp chí Current Biology.

Chuột đảo Giáng sinh (Rattus macleari) hay còn gọi là chuột Maclear là loài bản xứ ở Australia, có thể dài 45 cm tính từ đầu tới đuôi. Chúng bị xóa sổ cách đây khoảng 120 năm trong sự kiện đại tuyệt chủng giữa năm 1899 và 1908 khi bệnh dịch do các tàu châu Âu đem tới lây lan khắp khu vực. Chuột đảo Giáng sinh có hàm răng lớn và khỏe, có thể ăn cua đỏ trên đảo. Chúng cũng có lớp lông dài và dày cùng bộ râu màu đen dài khoảng 7,5 cm.

Gilbert và cộng sự so sánh hệ gene của loài chuột đã tuyệt chủng với hệ gene của chuột nâu Na Uy. Từ đó, họ nhận dạng những đoạn gene không trùng khớp, sau đó họ sử dụng công nghệ CRISPR để chỉnh sửa ADN của sinh vật sống sao cho trùng khớp với ADN của loài đã tuyệt chủng. Dù cách này gần như thành công, một vài gene quan trọng vẫn bị thiếu. Điều ấy có nghĩa chuột đảo Giáng sinh hồi sinh nhiều khả năng không thể đánh hơi tốt như tổ tiên của chúng.

"Với công nghệ hiện nay, không thể phục hồi chuỗi ADN hoàn chỉnh, do đó chúng ta không thể tạo ra bản sao hoàn hảo của chuột đảo Giáng sinh. Đó sẽ là một dạng loài lai", Gilbert cho biết.

Gilbert đang lên kế hoạch chỉnh sửa hệ gene chuột đen thành chuột nâu Na Uy trước khi hồi sinh chuột đảo Giáng sinh. Các nhà khoa học cho rằng chuột nâu Na Uy và chuột đảo Giáng sinh có sự phân hóa tiến hóa tương tự voi hiện đại và voi ma mút lông xoăn. Nếu thành công, thí nghiệm có thể giúp đưa nhiều động vật cổ đại trở lại.

An Khang (Theo Newsweek
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp