Vì sao các ngọn núi không thể cao thêm nữa?

Thứ Hai, 28 Tháng Mười 201911:00 SA(Xem: 5551)
  • Tác giả :
Vì sao các ngọn núi không thể cao thêm nữa?

- Nếu tất cả ngọn núi không ngừng cao lên theo thời gian, Trái đất có lẽ sẽ không ‘tròn’ mà giống như một quả cầu đầy những ‘gai’ nhọn chọc ra ngoài bầu khí quyển. Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra được.

Vì sao các ngọn núi không thể cao thêm nữa? - Ảnh 1.

Theo nhiều đánh giá, ngọn Everest cao hơn 8.800m so với mực nước biển được cho là ngọn núi cao nhất hành tinh - Ảnh: Shutterstock

Chúng ta đều biết các ngọn núi được hình thành nhờ quá trình va chạm của các mảng kiến tạo. Các mảng này va vào nhau gây nên động đất và đẩy dần đất lên cao. Trải qua hàng triệu năm lớp đất cao dần thành những dãy núi.

Dù rất chậm, các mảng kiến tạo hiện nay vẫn không ngừng dịch chuyển, thế nhưng những ngọn núi thì không thể cao hơn được nữa.

Vậy điều gì ngăn những ngọn núi của hành tinh chúng ta cao lên mãi mãi?

Có hai yếu tố chính hạn chế sự phát triển của núi, Nadine McQuarrie - giáo sư khoa địa chất và khoa học môi trường tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết.

Yếu tố hạn chế đầu tiên là trọng lực. Một số dãy núi như Himalaya hình thành do các chuyển động trong lớp bề mặt Trái đất được gọi là kiến tạo mảng. Các mảng này tiếp tục đẩy vào nhau và các ngọn núi tiếp tục phát triển cho đến khi nó trở nên "không thể chống lại trọng lực". Khi ngọn núi quá lớn và quá nặng sẽ dẫn đến sự đứt gãy của các mảng kiến tạo, khiến nó không thể cao thêm.

Một số ngọn núi khác được hình thành theo cách riêng, chẳng hạn các núi lửa ở quần đảo Hawaii. Chúng được hình thành từ đá nóng chảy phun trào qua lớp vỏ của hành tinh và chồng chất lên cao. Cho dù được hình thành theo cách nào, cuối cùng các ngọn núi cũng trở nên quá nặng nề và không chống lại được trọng lực.

"Hiểu theo một cách khác thì nếu trọng lực Trái đất ít hơn, những ngọn núi sẽ phát triển cao hơn. Đó là lý do vì sao trên sao Hỏa - nơi trọng lực thấp hơn Trái đất, những ngọn núi lại cao hơn rất nhiều. Olympus Mons trên sao Hỏa (25.000 m) hiện được coi là ngọn núi lửa cao nhất được biết đến trong Hệ mặt trời, cao gần gấp ba lần so với đỉnh Everest", giáo sư Nadine McQuarrie nói.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc NASA, rất có thể là do Sao Hỏa có trọng lực thấp và tốc độ phun trào cao. Hơn nữa, lớp vỏ của sao Hỏa không được chia thành các mảng di động giống như hành tinh của chúng ta. Lớp vỏ của sao Hỏa không di chuyển nên dung nham không bị "phân tán" thành nhiều ngọn núi lửa như Trái đất mà chồng chất thành một ngọn núi lửa lớn.

Yếu tố hạn chế thứ hai cho sự phát triển của núi trên Trái đất là các dòng sông. Ở giai đoạn đầu hình thành, những dòng sông tác động vào các cạnh của núi làm xói mòn đất đá, tạo ra những kẽ hở sâu gần chân núi. Điều này làm cho những ngọn núi trông có vẻ cao hơn. Nhưng trải qua nhiều năm, sự tác động ngày càng nhiều vào phần chân núi sẽ gây nên các vụ sạt lở đất, khiến "ngọn" trở nên bằng phẳng hơn và núi thấp xuống.

Những ngọn núi dưới nước cũng tương tự. Chúng không thể cao thêm để nhô hẳn lên mặt biển do bị hạn chế bởi trọng lực và lở đất. Tuy thế, những ngọn núi này vẫn cao hơn nhiều so với những ngọn núi trên mặt đất do nước có mật độ cao sẽ chống lại trọng lực nhiều hơn không khí.

Hiện nay, Everest được coi là đỉnh núi cao nhất của Trái đất, nhưng trên thực tế có những ứng cử viên khác cho "danh hiệu" này. Ví dụ như ngọn núi lửa đã tắt Mauna Kea ở Hawaii sẽ soán ngôi "cao nhất thế giới" của ngọn Everest nếu được đo từ chân núi - nằm sâu dưới Thái Bình Dương, đến đỉnh của nó. Chiều cao thực sự của Mauna Kea ước tính khoảng 10.210 m, cao hơn so với Everest, nhưng 6.000m chìm dưới mực nước biển và chỉ hơn 4.400m nổi trên bề mặt. 

Chỉ khi đo từ mực nước biển, đỉnh Everest mới là cao nhất hành tinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một căn bệnh kỳ lạ đã khiến não của người đàn ông này gần như tiêu biến, nhưng ông vẫn sống khỏe mạnh. Chuyện gì đã xảy ra?
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Từ trước tới nay, giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400​-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm), t
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Chỉ sau vài ngày ra mắt iPhone X, không ít người dùng phàn nàn về việc gặp trục trặc về màn hình khi chúng không hoạt động khi trời trở lạnh. Apple cam kết phát hành bản vá lỗi này.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Thế giới được phen xôn xao vì Sophia- robot thông minh đầu tiên vừa được Arab Saudi cấp quyền công dân. Lập tức có những luồng phản ứng bức xúc. Nào là sao bao lao
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Một nhóm nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra dãy tường bằng đất dài hàng trăm dặm được đắp trước cả Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng có niên đại 2.500 năm.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20174:00 SA
khủng long đã bị tuyệt chủng trong sự kiện tiểu hành tinh khổng lồ đâm xuống Trái đất cho nên con người không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với loài động vật này.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Nhà máy bia Kernel hoạt động được hơn 5 năm và loại bia được sản xuất ở đây là sự kết hợp giữa truyền thống và cách tư duy mới và một chút thử nghiệm.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20177:18 SA
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ mang theo một thiết bị bí mật có tên Zuma của chính phủ Mỹ bay lên vũ trụ.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Một hóa thạch được phát hiện đã thay đổi hoàn toàn các quan điểm về việc “loài người hình thành như thế nào
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy