Vì sao các ngọn núi không thể cao thêm nữa?

Thứ Hai, 28 Tháng Mười 201911:00 SA(Xem: 5554)
  • Tác giả :
Vì sao các ngọn núi không thể cao thêm nữa?

- Nếu tất cả ngọn núi không ngừng cao lên theo thời gian, Trái đất có lẽ sẽ không ‘tròn’ mà giống như một quả cầu đầy những ‘gai’ nhọn chọc ra ngoài bầu khí quyển. Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra được.

Vì sao các ngọn núi không thể cao thêm nữa? - Ảnh 1.

Theo nhiều đánh giá, ngọn Everest cao hơn 8.800m so với mực nước biển được cho là ngọn núi cao nhất hành tinh - Ảnh: Shutterstock

Chúng ta đều biết các ngọn núi được hình thành nhờ quá trình va chạm của các mảng kiến tạo. Các mảng này va vào nhau gây nên động đất và đẩy dần đất lên cao. Trải qua hàng triệu năm lớp đất cao dần thành những dãy núi.

Dù rất chậm, các mảng kiến tạo hiện nay vẫn không ngừng dịch chuyển, thế nhưng những ngọn núi thì không thể cao hơn được nữa.

Vậy điều gì ngăn những ngọn núi của hành tinh chúng ta cao lên mãi mãi?

Có hai yếu tố chính hạn chế sự phát triển của núi, Nadine McQuarrie - giáo sư khoa địa chất và khoa học môi trường tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết.

Yếu tố hạn chế đầu tiên là trọng lực. Một số dãy núi như Himalaya hình thành do các chuyển động trong lớp bề mặt Trái đất được gọi là kiến tạo mảng. Các mảng này tiếp tục đẩy vào nhau và các ngọn núi tiếp tục phát triển cho đến khi nó trở nên "không thể chống lại trọng lực". Khi ngọn núi quá lớn và quá nặng sẽ dẫn đến sự đứt gãy của các mảng kiến tạo, khiến nó không thể cao thêm.

Một số ngọn núi khác được hình thành theo cách riêng, chẳng hạn các núi lửa ở quần đảo Hawaii. Chúng được hình thành từ đá nóng chảy phun trào qua lớp vỏ của hành tinh và chồng chất lên cao. Cho dù được hình thành theo cách nào, cuối cùng các ngọn núi cũng trở nên quá nặng nề và không chống lại được trọng lực.

"Hiểu theo một cách khác thì nếu trọng lực Trái đất ít hơn, những ngọn núi sẽ phát triển cao hơn. Đó là lý do vì sao trên sao Hỏa - nơi trọng lực thấp hơn Trái đất, những ngọn núi lại cao hơn rất nhiều. Olympus Mons trên sao Hỏa (25.000 m) hiện được coi là ngọn núi lửa cao nhất được biết đến trong Hệ mặt trời, cao gần gấp ba lần so với đỉnh Everest", giáo sư Nadine McQuarrie nói.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc NASA, rất có thể là do Sao Hỏa có trọng lực thấp và tốc độ phun trào cao. Hơn nữa, lớp vỏ của sao Hỏa không được chia thành các mảng di động giống như hành tinh của chúng ta. Lớp vỏ của sao Hỏa không di chuyển nên dung nham không bị "phân tán" thành nhiều ngọn núi lửa như Trái đất mà chồng chất thành một ngọn núi lửa lớn.

Yếu tố hạn chế thứ hai cho sự phát triển của núi trên Trái đất là các dòng sông. Ở giai đoạn đầu hình thành, những dòng sông tác động vào các cạnh của núi làm xói mòn đất đá, tạo ra những kẽ hở sâu gần chân núi. Điều này làm cho những ngọn núi trông có vẻ cao hơn. Nhưng trải qua nhiều năm, sự tác động ngày càng nhiều vào phần chân núi sẽ gây nên các vụ sạt lở đất, khiến "ngọn" trở nên bằng phẳng hơn và núi thấp xuống.

Những ngọn núi dưới nước cũng tương tự. Chúng không thể cao thêm để nhô hẳn lên mặt biển do bị hạn chế bởi trọng lực và lở đất. Tuy thế, những ngọn núi này vẫn cao hơn nhiều so với những ngọn núi trên mặt đất do nước có mật độ cao sẽ chống lại trọng lực nhiều hơn không khí.

Hiện nay, Everest được coi là đỉnh núi cao nhất của Trái đất, nhưng trên thực tế có những ứng cử viên khác cho "danh hiệu" này. Ví dụ như ngọn núi lửa đã tắt Mauna Kea ở Hawaii sẽ soán ngôi "cao nhất thế giới" của ngọn Everest nếu được đo từ chân núi - nằm sâu dưới Thái Bình Dương, đến đỉnh của nó. Chiều cao thực sự của Mauna Kea ước tính khoảng 10.210 m, cao hơn so với Everest, nhưng 6.000m chìm dưới mực nước biển và chỉ hơn 4.400m nổi trên bề mặt. 

Chỉ khi đo từ mực nước biển, đỉnh Everest mới là cao nhất hành tinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Ngay sau khi tàu gặp nạn, thủy thủ đoàn sẽ phát các cuộc gọi khẩn cấp về trung tâm, đồng thời phóng các phao tín hiệu
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20174:00 SA
ĐH. Dartmouth, Mỹ đã chế ra một dụng cụ có hình dáng đặc biệt và phủ nhôm bên ngoài, có thể cải thiện phạm vi truyền dẫn sóng không dây và tăng cường bảo mật Wi-Fi.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) mới đây tuyên bố, phương pháp bảo mật sử dụng vân tay vẫn có thể bị tin tặc qua mặt
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Thông điệp bằng sóng vô tuyến truyền được gửi tới hệ sao láng giềng, bất chấp nguy cơ bị người ngoài hành tinh xâm lược.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Để xe tự lái có thể trở thành hiện thực, chúng sẽ phải đối mặt với vấn đề lớn nhất của mình: những khuyết điểm của con người.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chiếc te tải của Tesla là một đầu xe kéo to bản, dữ dằn và ít nhiều giống "hung thần xa lộ" – đường viền đen của nó được The Verge
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Mỹ đẩy mạnh việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Sản phẩm đầu tiên là chiến đấu cơ F-22 có nhiều tính năng đáng kể, tuy nhiên, loại máy bay này vẫn còn nhiều hạn chế.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Cộng đồng thiên văn học tại Đại học Liên bang Immanuel Kant Baltic, Nga sử dụng hệ thống giả lập Astro-Model để xây dựng
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) giờ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nó là thứ được sử dụng để trả lời email tự động trên Gmail, học cách lái xe cho chúng ta ngồi chơi, sắp xếp l
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giới truyền thông Mỹ vừa cung cấp những hình ảnh cho thấy máy bay do thám thế hệ mới nhất của Lầu Năm Góc đã xuất hiện tại Vùng 51 chứ không chỉ dừng lại ở bản vẽ thiết kế.