Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 22-12 -2023:

Thứ Sáu, 22 Tháng Mười Hai 20237:57 SA(Xem: 1911)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 22-12 -2023:
Hoaluc 4**************
rfi.fr

Nhật Bản gián tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraina thông qua Mỹ

Trọng Nghĩa

Trong bối cảnh chiến tranh Ukraina bị các chủ đề thời sự khác che khuất, nhật báo kinh tế Pháp Les Echos số ra hôm nay, 22/12/2023, có một bài viết đáng chú ý về một thay đổi quan trọng trong chính sách xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản, mà một trong những quốc gia hưởng lợi sẽ là Ukraina.

Trong bài viết mang tựa đề: “Lần đầu tiên Nhật Bản giúp Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraina”, Yann Rousseau, thông tín viên của tờ báo Pháp tại Tokyo, nhắc lại rằng luật lệ tại Nhật Bản vốn cấm bán vũ khí sát thương ra nước ngoài, thế nhưng Tokyo sẽ bắt đầu cung cấp tên lửa Patriot cho Mỹ, tạo điều kiện cho Washington lấy tên lửa do chính mình làm ra để cung cấp cho quân đội Ukraina trong cuộc chiến chống lại Nga.

Les Echos trước hết ghi nhận sự kiện: Sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng trong nội bộ phe đa số đang cầm quyền, chính phủ Nhật Bản vào hôm 22/12 đã quyết định nới lỏng các quy định về xuất khẩu thiết bị quốc phòng trong một cuộc cải cách mang tính chất biểu tượng, gián tiếp cho phép Hoa Kỳ gia tăng số lượng tên lửa viện trợ cho Ukraina.

Một cách cụ thể, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Nhật Bản sẽ cho phép gởi vũ khí sát thương hoàn chỉnh được chế tạo tại Nhật Bản, trong khuôn khổ các kế hoạch phát triển hoặc sản xuất chung với các nước khác, qua chính quốc gia đối tác nắm giữ bằng sáng chế về vũ khí đó. Cho đến nay, chỉ có những linh kiện được sản xuất “theo giấy phép” mới có thể được chuyển đến một số quốc gia đối tác, nhưng không có loại vũ khí sát thương hoàn chỉnh nào được bán ra ngoại quốc.

Mitsubishi được xuất khẩu hệ thống Patriot hoàn chỉnh qua Mỹ

Nhờ sự điều chỉnh này, tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản sẽ được phép bán qua Hoa Kỳ loại tên lửa đất đối không Patriot PAC-2 và PAC-3, mà tập đoàn này sản xuất tại Nhật Bản sau khi được phép của chủ nhân bằng sáng chế là hai tập đoàn Mỹ Lockheed Martin và RTX, trước đây là Raytheon Technologies.

Trong giai đoạn đầu, những tên lửa sản xuất tại Nhật Bản sẽ không được chuyển trực tiếp tới Kiev hoặc các quốc gia khác, mà sẽ bổ sung vào kho vũ khí của Mỹ. Thế nhưng, việc kho vũ khí được bổ sung sẽ cho phép Hoa Kỳ tăng cường việc cung cấp tên lửa Patriot do chính Mỹ sản xuất cho các đối tác của họ hiện đang tham gia xung đột, đặc biệt là Ukraina.

Trong giai đoạn thứ hai, tùy từng trường hợp cụ thể, Tokyo có thể cân nhắc việc cho phép Washington cung cấp tên lửa do Nhật Bản sản xuất cho một quốc gia thứ ba.

Cho đến nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia châu Á hậu thuẫn mạnh mẽ cho Ukraina, nhưng do những ràng buộc về mặt pháp lý, Tokyo hiện chỉ cung cấp trực tiếp cho Ukraina một số thiết bị bảo hộ (mũ bảo hiểm, áo chống đạn, v.v.), hoặc thiết bị vận tải.

Theo Les Echos, do căng thẳng gia tăng trong khu vực liên quan đến Đài Loan, Trung Quốc và thậm chí đến cả Bắc Triều Tiên, các đối tác lớn của Tokyo đã tăng áp lực yêu cầu Nhật Bản nới lỏng các quy định về xuất khẩu thiết bị quân sự.

Pháp: Chính quyền lại mong Luật nhập cư được Hội Đồng Bảo Hiển sửa đổi

Sự kiện Quốc Hội Pháp thông qua luật mới về nhập cư rất khắt khe cách nay 3 hôm vẫn tiếp tục được báo chí Pháp chú ý, đặc biệt trên tờ Le Monde, đã chạy trên trang nhất hàng tựa lớn: “Luật nhập cư: Macron sẵn sàng chịu trách nhiệm, phe của ông chao đảo”.

Theo tờ báo, bị cánh tả và một bộ phận trong phe của chính ông cáo buộc là đã hy sinh các giá trị của nền Cộng hòa để giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu về luật nhập cư, nguyên thủ quốc gia Pháp tối 20/12 đã nhận trách nhiệm về mình trên một văn bản được ông mô tả là một tấm “lá chắn (mà nước Pháp) còn thiếu”. Theo tổng thống Macron, luật vừa được thông qua sẽ “giúp chúng ta đấu tranh chống lại những gì đã nuôi dưỡng đảng Tập Hợp Dân Tộc (cực hữu)”.

Điều được Le Monde nêu bật là cả tổng thống Emmanuel Macron và thủ tướng Elisabeth Borne đều tuyên bố "không thoải mái" với một số điều khoản trong luật vừa được thông qua, và đặt hy vọng Hội Đồng Bảo Hiến sẽ sửa đổi những điểm đó.

Cũng liên quan đến luật nhập cư mới của Pháp, trong một bài phân tích bên trong, nhật báo Công Giáo La Croix đã tỏ ý lo ngại về tác động xấu của luật này trên vấn đề nhân đạo.

Trong bài phân tích mang tựa đề “Luật nhập cư làm đảo lộn chế độ cấp chỗ tạm trú khẩn cấp”, tờ báo nêu bật sự kiện là luật nhập cư mới đã có điều khoản quy định rằng những người nước ngoài bị từ chối quyền tị nạn hoặc những người được lệnh rời khỏi lãnh thổ sẽ không còn quyền được cấp chỗ ở khẩn cấp. Đối với La Croix, thay đổi này sẽ có những hậu quả rất nghiêm trọng về mặt nhân đạo.

Nhật báo thiên tả Libération cũng tiếp tục phê phán nhiều điểm trong luật mới và nêu bật sự kiện hàng chục tỉnh do cánh tả lãnh đạo tại Pháp đã tuyên bố sẽ không áp dụng luật vừa được thông qua.

Trong bài “Luật nhập cư: Phong trào chống đối của các tỉnh cánh tả khiến cánh hữu bực tức”, tờ báo ghi nhận việc các hội đồng địa phương theo cánh tả tiếp tục vận động chống lại việc áp dụng luật đang gây tranh cãi. Theo quan sát của Libération, trong đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa LR, có những người đã chỉ trích “những tiểu vương nhỏ bé ở địa phương”.

Tờ báo không quên nhấn mạnh đến việc các công đoàn kêu gọi nguyên thủ quốc gia “không ban hành” bộ luật này.

Hồi Giáo Pháp trong cơn thử thách

Ngoài Le Monde, các tờ báo lớn phát hành tại Pháp vào hôm nay 22/12/2023 đều dành trang nhất cho những đề tài rất khác nhau, từ tác động của cuộc chiến Israel-Hamas đối với đạo Hồi tại Pháp trên tờ Le Figaro, vụ tổng thống Pháp Macron bênh vực tài tử Gérard Depardieu trên Libération, cho đến phán quyết của Tòa Án Châu Âu chống lại Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu trên Les Echos, hay cuộc điều tra về các chủng sinh tại Pháp trên tờ La Croix.

Dưới hàng tựa lớn: “Hồi Giáo Pháp bị cuộc xung đột Israel-Palestine thử thách”, Le Figaro nhận định: Cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, kể từ ngày 7 tháng 10, đã làm lộ rõ những khó khăn mà đạo Hồi và các đại diện của tôn giáo này ở Pháp đang gặp phải trong việc truyền tải một thông điệp thống nhất và rõ ràng. Các liên đoàn khác nhau tạo nên Hồi Giáo tại Pháp - Maroc, Algérie, Tunisie, Châu Phi cận Sahara, Thổ Nhĩ Kỳ và xu hướng thân cận với tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo - đang bị chia rẽ sâu sắc. Nếu những phong trào này đều nhất trí bảo vệ chính nghĩa Palestine, thì họ không có lập trường thống nhất đối với Hamas. Sự khác biệt cũng được minh họa trong việc lên án ít nhiều rõ ràng các hành vi bài Do Thái.

Về phần mình, Nhà Thờ Hồi Giáo Paris (La Grande mosquée de Paris) đang phải hứng chịu làn sóng chỉ trích nặng nề, trong khi mà trước đây, thực thể này từng là tủ kính của đạo Hồi ở Pháp và là tác nhân đối thoại với nhà Nước Pháp. Các chỉ trích đặc biệt dữ dội từ ngày 07/10 vừa qua khi Nhà Thờ này chìa tay cho lãnh đạo các nhóm quá khích Salafist và tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, dù cũng đồng thời lớn tiếng khẳng định sự gắn bó của mình với các giá trị cộng hòa.

Trong tình hình khủng hoảng đó, Le Figaro lại thấy rằng Hồi Giáo cực đoan đang thu hút các thế hệ thanh niên Hồi Giáo, đang bị cuộc xung đột Israel-Hamas kích động.

Công Giáo Pháp: Thế hệ linh mục mới sẽ ra sao?

Cũng trong địa hạt tôn giáo, nhưng liên quan đến đạo Công Giáo, nhật báo La Croix đặt một câu hỏi lớn trên trang nhất: “Các linh mục của ngày mai là ai?”.

Ngay bên dưới hàng tựa, tờ báo giải thích: Một công trình nghiên cứu mới, được La Croix độc quyền công bố, cho phép xác định tính cách của các chủng sinh – tức là những người đang theo học tại các chủng viện tại Pháp – những  linh mục trong tương lai.

Theo tờ báo, hơn 430 chủng sinh đến từ các giáo phận ở Pháp đã trả lời các câu hỏi và đã cho thấy ba đặc điểm nổi bật: Lòng trung thành với Giáo Hội, có lý tưởng mạnh mẽ và có một tầm nhìn cổ điển về linh mục.

Sấm động trên làng bóng đá châu Âu!

Riêng về phán quyết của ngành tư pháp châu Âu trong lãnh vực thể thao, Les Echos đã chạy ngay trên trang nhất hàng tựa lớn ngắn gọn “Bóng đá: Tiếng sấm nổ”.

Tờ báo Pháp nêu bật phán quyết ngày hôm qua, 21/12/2023 của Tòa Án Công Lý Châu Âu, xác định rằng hai cơ chế quản lý bóng đá - UEFA cấp châu Âu và FIFA ở cấp thế giới - đều đã lạm dụng vị trí thống trị của mình khi yêu cầu các giải đấu cấp câu lạc bộ đều phải thông qua họ, và quyết định cấm cầu thủ tham dự những giải đấu như Super League Châu Âu đã vi phạm luật của Liên Hiệp Châu Âu.

Đối với Les Echos, phán quyết hôm qua là một quả búa tạ giáng xuống đầu Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu, một quyết định bất ngờ và có lợi cho những người chủ trương thành lập giải đấu Superleague Châu Âu để cạnh tranh với Champions League, vốn đã có thể đẩy mạnh việc hình thành giải đấu của họ. Theo Les Echos, tác động kinh tế của phán quyết hứa hẹn sẽ rất lớn.


************
rfi.fr

Hội Đồng Bảo An sửa đổi nghị quyết về Gaza để tránh bị Mỹ phủ quyết

Thu Hằng

Sau bốn lần đình hoãn, một dự thảo nghị quyết về lệnh ngừng bắn nhân đạo thứ hai ở Gaza có thể được thông qua tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm nay, 22/12/2023, sau khi được sửa đổi nhiều lần để tránh bị Mỹ phủ quyết. Trong khi đó, Israel tiếp tục oanh kích dải Gaza, nơi mà cho tới nay đã có hơn 20.000 người thiệt mạng, theo số liệu của Hamas. 

Đăng ngày:

2 phút

Cuộc bỏ phiếu tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc liên tục bị hoãn từ đầu tuần do bất đồng về kiểm soát hàng viện trợ nhân đạo. Ban đầu nhiệm vụ này được giao cho một mình Liên Hiệp Quốc, nhưng Israel muốn tiếp tục giám sát các xe tải do lo ngại vũ khí được lén đưa vào dải Gaza. Ngoài ra, văn bản sửa đổi không còn kêu gọi « chấm dứt ngay xung đột » như trong bản gốc mà Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đề xuất ngày 17/12. Đây là kết quả đàm phán căng thẳng nhằm tránh cho nghị quyết bị Hoa Kỳ phủ quyết.

Trên thực địa, Israel tiếp tục oanh kích dải Gaza, đồng thời kêu gọi người dân « sơ tán ngay lập tức » khỏi Khan Younès. Thành phố lớn thứ hai ở miền nam Gaza là nơi cư trú của khoảng 141.000 người, trong đó có hơn 30.000 người di tản từ miền bắc cách đây 2 tháng để tránh các vụ oanh kích vào hệ thống đường hầm của Hamas.

Trả lời RFI ngày 22/12, Pierre Razoux, nhà sử học thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Địa Trung Hải (Fondation méditerranéenne d’études stratégiques), cho rằng lời kêu gọi sơ tán chỉ là cách kéo dài thời gian của Israel :

« Nhìn từ lập trường của Israel, đó là cách cam kết với Hoa Kỳ, cũng như với cộng đồng quốc tế bởi vì Mỹ gây sức ép ngày càng mạnh, nhất là Hoa Kỳ chuẩn bị bước sang năm mới với việc ông Joe Biden vận động tranh cử tổng thống vào tháng Giêng.

Vì vậy, người ta thấy rõ  chiến lược của Israel là kéo dài thời gian để tiếp cận các mục tiêu tác chiến mà Israel dường như đang đạt được, chí ít là một phần, tiếp theo là kéo dài thời gian để có thể tiêu diệt Yahya Sinwar, lãnh đạo Hamas ở Gaza và Mohammed Deif, chỉ huy lực lượng dân quân vũ trang của Hamas, cũng như kéo dài thời gian để suy tính đến tương lai.

Và về điểm này, người ta hiểu rằng việc giữ nguyên trạng không còn khả thi nữa. Thực ra, đây không chỉ là một cuộc đàm phán về ngừng giao tranh trong một tuần để trao đổi con tin, mà còn tính đến một giải pháp chuyển tiếp cho giai đoạn tiếp theo ».


*************
voatiengviet.com

Nga: Quan hệ ngoại giao với Mỹ có thể đổ vỡ vì việc tịch thu tài sản

Reuters

Nga có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ nếu Washington tịch thu tài sản của Nga vốn đã bị phong tỏa vì cuộc chiến Ukraine, hãng tin Interfax dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov nói hôm thứ Sáu 22/12.

Mỹ "không được phép hành động với ảo tưởng cho rằng Nga đang cố sống cố chết duy trì quan hệ ngoại giao với đất nước đó", ông Ryabkov nói.

Nga gần đây mô tả mối quan hệ với Hoa Kỳ là "dưới cả mức 0" vì Hoa Kỳ viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong cuộc chiến hiện sắp tròn 2 năm.

Ông Ryabkov nói rằng Nga, nước đã tung quân vào Ukraine hồi tháng 2/2022 trong "chiến dịch quân sự đặc biệt" theo cách gọi của họ, sẽ không phải là bên khởi xướng việc cắt đứt quan hệ ngoại giao, nhưng việc cắt đứt như vậy có thể xảy ra do nhiều yếu tố thúc đẩy.

"Nguyên nhân gây ra có thể là việc tịch thu tài sản, hay tình trạng leo thang quân sự hơn nữa, và nhiều thứ khác. Tôi sẽ không đi sâu vào những dự báo tiêu cực ở đây", ông nói và bổ sung rằng Moscow "sẵn sàng cho mọi kịch bản".

Một số chính trị gia phương Tây đang kêu gọi hãy trao tài sản Nga bị phong tỏa trị giá khoảng 300 tỷ đô la cho Ukraine để giúp xây dựng lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm 22/12 rằng bất kỳ động thái nào như vậy sẽ giáng một đòn nghiêm trọng vào hệ thống tài chính toàn cầu.

Ông nói rằng Nga sẽ "không bao giờ để yên" cho bất kỳ quốc gia nào tịch thu tài sản của mình và trong kịch bản như vậy, Nga sẽ xem xét những tài sản của phương Tây mà Nga có thể tịch thu để trả đũa.

Nga đã đáp trả bằng nhiều cách khác nhau đối với các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga vì gây ra cuộc chiến ở Ukraine, cũng như có mục đích chặn nguồn tiền nuôi chiến tranh của Nga.

Trong tuần này, Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh là hai hãng châu Âu Wintershall Dea và OMV bị tước quyền nắm các cổ phần trị giá hàng tỷ đô la trong các dự án khí đốt ở vung Bắc Cực thuộc Nga.


************
voatiengviet.com

Israel mở rộng tấn công Gaza trước cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an về viện trợ

Reuters

Lực lượng Israel báo hiệu rằng họ đang mở rộng cuộc tấn công trên bộ bằng một trận đánh mới vào miền trung Gaza hôm thứ Sáu 22/12, cùng lúc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết nhằm tăng cường viện trợ nhân đạo để ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói.

Hôm 22/12, quân đội Israel ra lệnh cho cư dân Al-Bureij, ở miền trung Gaza, di chuyển về phía nam ngay lập tức, cho thấy trọng tâm mới của cuộc tấn công trên bộ.

Chính phủ Israel do Thủ tướng Benjamin Netanyahu lãnh đạo đã tuyên bố sẽ tiêu diệt Hamas, nhóm Hồi giáo điều hành Gaza, sau khi các chiến binh của lực lượng này tiến hành cuộc đột kích xuyên biên giới hôm 7/10, giết chết 1.200 người và bắt đi 240 con tin, theo thống kê của Israel.

Nhưng số người chết mỗi lúc một tăng cao trong chiến dịch trả đũa của quân đội Israel đã thu hút ngày càng nhiều lời chỉ trích của quốc tế, thậm chí cả từ nước đồng minh kiên định là Hoa Kỳ.

Trong bản thông tin cập nhật mới nhất về thương vong, Bộ Y tế Gaza cho biết 20.057 người Palestine đã thiệt mạng và 53.320 người bị thương trong các cuộc tấn công của Israel kể từ ngày 7/10.

Israel cho hay 140 binh sĩ của họ đã chết kể từ khi nước này tiến hành cuộc tấn công trên bộ vào Gaza hôm 20/10.

Trong những lời tường thuật mới nhất về giao tranh hôm 22/12, người dân nói rằng xe tăng của Israel đã bắn phá các khu vực phía đông của Al-Bureij.

Lực lượng Israel đã giao tranh với các tay súng Hamas ở rìa Al-Bureij trước đây nhưng vẫn chưa tiến sâu hơn vào khu vực nhiều nhà cửa, là nơi được xây lên từ một trại tị nạn dành cho người Palestine vào thời cuộc chiến tranh Israel-Ả rập năm 1948.

Hãng thông tấn Shehab liên kết với Hamas đưa tin rằng có các cuộc pháo kích và không kích dữ dội vào Jabalia al-Balad và trại tị nạn Jabalia, ở miền bắc Gaza, đồng thời các xe cơ giới của Israel đang cố gắng tiến từ phía tây Jabalia giữa những tiếng súng.

Cũng có tin về các cuộc không kích ở Khan Yunis và Rafah thuộc miền nam.

Quân đội Israel nói trong một tuyên bố rằng lực lượng không quân của họ đã phá hủy một địa điểm phóng rocket tầm xa ở Juhor ad-Dik, miền trung Gaza.

Cuộc chiến ở Gaza đã làm gia tăng căng thẳng ở những điểm nóng khác trong khu vực.

Israel và Hezbollah được Iran hậu thuẫn đã liên tục giao tranh qua biên giới phía bắc của Israel với Lebanon, và phiến quân Houthi của Yemen, cũng được Iran hậu thuẫn, đã tấn công các tàu bè ở nam Biển Đỏ, làm tăng nguy cơ gián đoạn thương mại.

Bạo lực cũng gia tăng ở Bờ Tây bị chiếm đóng, nơi Chính quyền Palestine do Fatah nắm quyền và có quyền tự trị hạn chế. Fatah là đối thủ của Hamas.

Các cuộc đàm phán đã tiếp tục hôm 21/12 để cố gắng tránh việc Mỹ phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, do Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất soạn thảo. Nghị quyết này nhắm đến yêu cầu Israel và Hamas cho phép "sử dụng tất cả các tuyến đường bộ, đường biển và đường hàng không đến và xuyên qua toàn bộ lãnh thổ Gaza" để chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Vào tối 21/12 ở New York, sau nhiều tuần đàm phán và việc bỏ phiếu đã bị hoãn đi hoãn lại trong nhiều ngày, cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an lại bị hoãn lần nữa sang ngày 22/12, mặc dù Mỹ nói rằng giờ đây họ có thể ủng hộ một nội dung được sửa đổi.

Ngoại trưởng Israel Eli Cohen cho biết các cuộc đàm phán về việc thả con tin vẫn đang tiếp tục nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết.


***********
voatiengviet.com

Israel mở rộng tấn công Gaza trước cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an về viện trợ

Reuters

Lực lượng Israel báo hiệu rằng họ đang mở rộng cuộc tấn công trên bộ bằng một trận đánh mới vào miền trung Gaza hôm thứ Sáu 22/12, cùng lúc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết nhằm tăng cường viện trợ nhân đạo để ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói.

Hôm 22/12, quân đội Israel ra lệnh cho cư dân Al-Bureij, ở miền trung Gaza, di chuyển về phía nam ngay lập tức, cho thấy trọng tâm mới của cuộc tấn công trên bộ.

Chính phủ Israel do Thủ tướng Benjamin Netanyahu lãnh đạo đã tuyên bố sẽ tiêu diệt Hamas, nhóm Hồi giáo điều hành Gaza, sau khi các chiến binh của lực lượng này tiến hành cuộc đột kích xuyên biên giới hôm 7/10, giết chết 1.200 người và bắt đi 240 con tin, theo thống kê của Israel.

Nhưng số người chết mỗi lúc một tăng cao trong chiến dịch trả đũa của quân đội Israel đã thu hút ngày càng nhiều lời chỉ trích của quốc tế, thậm chí cả từ nước đồng minh kiên định là Hoa Kỳ.

Trong bản thông tin cập nhật mới nhất về thương vong, Bộ Y tế Gaza cho biết 20.057 người Palestine đã thiệt mạng và 53.320 người bị thương trong các cuộc tấn công của Israel kể từ ngày 7/10.

Israel cho hay 140 binh sĩ của họ đã chết kể từ khi nước này tiến hành cuộc tấn công trên bộ vào Gaza hôm 20/10.

Trong những lời tường thuật mới nhất về giao tranh hôm 22/12, người dân nói rằng xe tăng của Israel đã bắn phá các khu vực phía đông của Al-Bureij.

Lực lượng Israel đã giao tranh với các tay súng Hamas ở rìa Al-Bureij trước đây nhưng vẫn chưa tiến sâu hơn vào khu vực nhiều nhà cửa, là nơi được xây lên từ một trại tị nạn dành cho người Palestine vào thời cuộc chiến tranh Israel-Ả rập năm 1948.

Hãng thông tấn Shehab liên kết với Hamas đưa tin rằng có các cuộc pháo kích và không kích dữ dội vào Jabalia al-Balad và trại tị nạn Jabalia, ở miền bắc Gaza, đồng thời các xe cơ giới của Israel đang cố gắng tiến từ phía tây Jabalia giữa những tiếng súng.

Cũng có tin về các cuộc không kích ở Khan Yunis và Rafah thuộc miền nam.

Quân đội Israel nói trong một tuyên bố rằng lực lượng không quân của họ đã phá hủy một địa điểm phóng rocket tầm xa ở Juhor ad-Dik, miền trung Gaza.

Cuộc chiến ở Gaza đã làm gia tăng căng thẳng ở những điểm nóng khác trong khu vực.

Israel và Hezbollah được Iran hậu thuẫn đã liên tục giao tranh qua biên giới phía bắc của Israel với Lebanon, và phiến quân Houthi của Yemen, cũng được Iran hậu thuẫn, đã tấn công các tàu bè ở nam Biển Đỏ, làm tăng nguy cơ gián đoạn thương mại.

Bạo lực cũng gia tăng ở Bờ Tây bị chiếm đóng, nơi Chính quyền Palestine do Fatah nắm quyền và có quyền tự trị hạn chế. Fatah là đối thủ của Hamas.

Các cuộc đàm phán đã tiếp tục hôm 21/12 để cố gắng tránh việc Mỹ phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, do Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất soạn thảo. Nghị quyết này nhắm đến yêu cầu Israel và Hamas cho phép "sử dụng tất cả các tuyến đường bộ, đường biển và đường hàng không đến và xuyên qua toàn bộ lãnh thổ Gaza" để chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Vào tối 21/12 ở New York, sau nhiều tuần đàm phán và việc bỏ phiếu đã bị hoãn đi hoãn lại trong nhiều ngày, cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an lại bị hoãn lần nữa sang ngày 22/12, mặc dù Mỹ nói rằng giờ đây họ có thể ủng hộ một nội dung được sửa đổi.

Ngoại trưởng Israel Eli Cohen cho biết các cuộc đàm phán về việc thả con tin vẫn đang tiếp tục nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết.


*************
voatiengviet.com

Uzbekistan triệu tập đại sứ Nga sau khi một chính trị gia nêu ra vấn đề sáp nhập

Reuters

Bộ Ngoại giao Uzbekistan cho biết vào tối thứ Năm 21/12 rằng bộ vừa triệu tập đại sứ Nga sau khi một chính trị gia nước này kêu gọi sáp nhập nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vào Nga.

Nhà văn theo chủ nghĩa dân tộc Nga Zakhar Prilepin, đồng chủ tịch đảng "Nước Nga công chính – vì chân lý", nói trong tuần này rằng ông tin là Nga nên sáp nhập Uzbekistan và các nước khác có đông công dân kéo đến Nga làm việc.

Bộ Ngoại giao Uzbekistan nói với Đại sứ Nga Oleg Malginov hôm 21/12 rằng Tashkent "quan ngại sâu sắc" về những bình luận "khiêu khích" này.

Về phần mình, Malginov đáp lại rằng lời phát biểu của Prilepin không liên quan gì đến quan điểm chính thức của Điện Kremlin, bộ cho hay.

Hàng triệu di dân là những người lao động từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á hiện làm việc ở Nga và sự hiện diện của họ đôi khi dẫn đến những căng thẳng về kinh tế và sắc tộc.

Việc Nga sáp nhập Crimea và sau đó là các khu vực khác của Ukraine đã gây ra sự bất an trong các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác.


*****************
rfi.fr

Biển Đông: Bắc Kinh cảnh cáo Manila là sẽ "kiên quyết đáp trả" mọi tính toán sai lầm

Thu Hằng

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) và đồng nhiệm Philippines Enrique Manalo đã điện đàm hôm 20/12/2023 về tình hình Biển Đông. Ông Vương Nghị nhấn mạnh đến « ưu tiên tuyệt đối là xử lý và kiểm soát đúng đắn tình hình trên biển hiện nay », đồng thời cảnh cáo mọi tính toán sai lầm từ phía Manila.

Đăng ngày:

2 phút

Theo Reuters, hiện chưa rõ bên nào khởi xướng cuộc điện đàm. Tuy nhiên, thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết ông Vương Nghị cảnh báo nếu Philippines tính toán sai hoặc bắt tay với các thế lực bên ngoài « có ác ý », Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền lợi của mình và « kiên quyết đáp trả ».

Phát biểu của ông Vương Nghị ngụ ý nói đến Hoa Kỳ, quốc gia đồng minh có Hiệp ước phòng thủ chung với Philippines từ năm 1951. Hai nước không ngừng thắt chặt hợp tác quân sự trong thời gian gần đây, đặc biệt là Manila đã cho phép quân đội Mỹ tiếp cận thêm nhiều căn cứ của Philippines.

Ngoài Mỹ, chính quyền tổng thống Marcos Jr cũng tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản. Theo thông cáo của bộ Quốc Phòng Philippines, chỉ huy quân đội hai nước có cuộc họp ngày 21/12 và trao đổi về « những vấn đề cấp bách đối với an ninh trong vùng » và việc cần phải xây dựng một liên minh chống mọi hành động xâm lược, kể cả ở Biển Đông.

Trước đó, Tokyo đã giao cho Manila hệ thống radar giám sát trên không đầu tiên, trong tổng số 4 hệ thống được hai nước nhất trí hồi năm 2020. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản giao cho nước ngoài một hệ thống quốc phòng hoàn chỉnh kể từ khi nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí vào năm 2014.

Theo bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Gilberto Teodoro, hệ thống giám sát có khả năng phát hiện chiến đấu cơ và tên lửa tiến gần sẽ góp phần tăng cường năng lực phòng thủ của Philippines trước những mối đe dọa ngày càng gia tăng ở Biển Đông.

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Bắc Kinh và Manila trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây. Tầu hải cảnh và tầu dân quân biển Trung Quốc bị Manila, Washington và nhiều nước phương Tây tố cáo liên tục quấy rối, hành xử nguy hiểm đối với tầu Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Ngày 20/12, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines nhấn mạnh « không một nước nào trên thế giới » ủng hộ những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông, tổng thống Philippines Marcos Jr đã thông qua ngân sách kỷ lục cho năm 2024, lên thành 103,36 tỉ đô la, được dành chủ yếu cho chống nghèo đói, kích thích tăng trưởng kinh tế và bảo vệ biên giới.


*************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(Business Times) – Việt Nam chuẩn bị xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Đầu tuần này, bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam cho biết sẽ hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án và đặt mục tiêu bắt đầu xây dựng hai đoạn ưu tiên trước năm 2030. Tuyến đường dài 1.500 km nối thủ đô Hà Nội với đô thị phía nam Thành Phố Hồ Chí Minh. Trị giá dự án lên tới 70 tỷ đô la. Việt Nam có thể tìm nguồn vốn từ Trung Quốc, Nhật Bản và Ngân Hàng Thế Giới.

(Reuters) – Hàn Quốc và Nhật Bản nối lại đối thoại cấp cao về các vấn đề kinh tế. Seoul thông báo cuộc trao đổi song phương mở ra hôm nay 21/12/2023 sau 8 năm bị gián đoạn vì căng thẳng giữa hai quốc gia đông bắc Á này. Hồ sơ bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh, hồ sơ gái giải sầu luôn là cái gai trong quan hệ giữa Tokyo và Seoul.

(Reuters) – Tòa án Hồng Kông kết án sáu tháng tù giam em gái của một lãnh đạo công đoàn ủng hộ dân chủ. Hôm nay 21/12/2023, bà Marilyn Tang, 63 tuổi đã bị kết án như trên vì tội xoá bỏ bằng chứng, khi cố gắng lấy đi các thiết bị gồm máy tính xách tay và điện thoại di động của chị gái bà, Elizabeth Tang. Bà Elizabeth Tang cùng chồng đã lãnh đạo các hoạt động dân chủ tại Hồng Kông và đã bị bắt vào tháng 3 với cáo buộc « thông đồng với các thế lực ngoại bang ».

(AFP) – Moldova tăng cường khả năng phòng không. Là một quốc gia sát cạnh Ukraina, chính quyền Moldova hôm nay, 21/12/2023, thông báo tăng cường khả năng phòng không với các hệ thống radar của phương Tây. Trong số này có radar GM200 do tập đoàn Pháp Thales chế tạo, có khả năng phát hiện và chặn tên lửa của đối phương ở cự ly 250 km.

(AFP) – Chính phủ Ba Lan sa thải đội ngũ lãnh đạo các cơ quan truyền thông Nhà nước. Thông báo được bộ Văn Hóa Ba Lan đưa ra hôm 20/12/2023 sau khi Nghị Viện Ba Lan thông qua một dự thảo của tân liên minh cầm quyền kêu gọi « tái thiết trật tự pháp luật, tính khách quan và độ tin cậy của truyền thông đại chúng ». Cho đến tháng 10/2023, các cơ quan truyền thông Nhà nước bị đảng cực hữu Luật Pháp và Công Lý (PiS) kiểm soát và bị cáo buộc đưa tin sai lệch và tuyên truyền cho chính phủ trước. Ngay lập tức, trên mạng X, tổng thống Duda kêu gọi « thủ tướng Donald Tusk và nội các tôn trọng luật pháp Ba Lan ». Ông Tusk đáp lại rằng « những hành động hôm nay đáp ứng đúng yêu cầu của ông, nhằm tái lập trật tự luật pháp ».

(AFP) – Armenia tạm đình chỉ giấy phép phát sóng của đài Tospa, chi nhánh của đài Sputnik Nga. Quyết định trên được đưa ra vào hôm qua 20/12/2023 sau khi chính quyền Yerevan cho rằng người dẫn chương trình của đài Tospa đã có những nhận xét « mỉa mai và xúc phạm » về đất nước và người dân Armenia. Trước đó, đài này cũng đã bị cấm tại Liên Hiệp châu Âu, Anh Quốc và Canada vì bị cáo buộc là công cụ truyền bá « thông tin sai lệch » của Matxcơva.

(RFI) – Canada : Công nhân viên tỉnh Québec đe dọa đình công vô thời hạn. Một liên minh công đoàn gồm hơn 400.000 công nhân viên Nhà nước đã đe dọa sẽ tiến hành một cuộc tổng đình công vô thời hạn vào đầu tháng 1 nếu không đạt được thỏa thuận với chính quyền Québec trong vài ngày trước khi năm 2023 kết thúc. Hiện tại, các cuộc thảo luận giữa hai bên - tập trung vào vấn đề tiền lương và đặc biệt là điều kiện làm việc - đang đi vào bế tắc.

(AFP) – Thêm dấu hiệu kinh tế Cuba lún sâu vào khủng hoảng. Chính quyền La Habana hôm 20/12/2023 thông báo GDP trong năm nay giảm 2% và đây là dấu hiệu mới cho thấy kinh tế Cuba vẫn chưa phục phồi sau đại dịch Covid-19. Phát biểu trước Quốc Hội, bộ trưởng kinh tế Cuba Alejandro Gil nêu lên khả năng kinh tế « thụt lùi » một phần do các biện pháp cấm vận của Mỹ, được liên tục ban hành từ 1962 nhắm vào La Habana. GDP giảm gần 11% trong năm 2020 dưới tác động của đại dịch toàn cầu. Ngành du lịch, một trong những nguồn thu nhập chính của Cuba vẫn chưa trông thấy ánh sáng cuối đường hầm.


************
rfi.fr

Liên Âu đạt được thỏa thuận về cải cách chính sách nhập cư và tị nạn

Minh Phương

Nghị Viện châu Âu và 27 quốc gia thành viên EU ngày hôm qua 20/12/2023, đã nhất trí sơ bộ về bản Hiệp ước về tị nạn và di cư mới. Được đưa ra bàn thảo kể từ năm 2020 với nhiều lần sửa đổi, thỏa thuận này nhằm mục tiêu kiểm soát chặt chẽ hơn dòng người nhập cư vào Liên Hiệp châu Âu, tăng tốc việc trục xuất những người không đủ điều kiện tị nạn và tăng cường đoàn kết giữa các quốc gia thành viên trước làn sóng di cư ồ ạt.

Đăng ngày:

2 phút

Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Pierre Bénazet cho biết cụ thể :

Hiệp ước về tị nạn và di cư sẽ thay thế hệ thống chính sách nhập cư hiện tại của châu Âu, mà các nước Nam Âu đã khẩn thiết kêu gọi cải cách trong suốt hai thập kỷ, hệ thống được gọi là Quy Chế Dublin, yêu cầu các quốc gia mà người di cư nhập cảnh đầu tiên khi đến EU phải chịu mọi trách nhiệm tiếp nhận.

Với các quy định mới, sẽ có một cơ chế “đoàn kết” giữa các quốc gia trong trường hợp có một số lượng lớn người di cư. Đây là sự đoàn kết bắt buộc mà theo đó các quốc gia không nằm ở biên giới của Liên Hiệp Châu Âu sẽ phải lựa chọn hoặc là tiếp nhận người tị nạn hoặc là đóng góp tài chính.

Đây là nền tảng cho các quy tắc mới của châu Âu, dựa trên việc tăng cường các quy định về xác định và sàng lọc giữa những người sẽ phải quay trở về nước của họ và những người có thể nộp đơn xin tị nạn.

Chủ tịch Nghị Viện châu Âu cho rằng đây là một văn bản công bằng và mạnh mẽ. Một số người còn cho rằng văn bản này đã quá chiều theo mong muốn của các quốc gia muốn kiểm soát biên giới, chẳng hạn như khi chấp nhận việc toàn bộ các thành viên trong gia đình, bao gồm cả trẻ em, bị vào các trung tâm tiếp nhận trong lúc chờ kiểm tra hồ sơ.


**************
rfi.fr

Nga và Bắc Triều Tiên ký kết Thỏa thuận hợp tác quốc phòng toàn diện

Thanh Hà

Bộ Quốc Phòng Nga hôm nay, 21/12/2023, thông báo Matxcơva và Bình Nhưỡng đã ký kết một thỏa thuận toàn diện hợp tác quốc phòng song phương. Hãng tin Anh Reuters ghi nhận thông cáo của Matxcơva « không đi sâu thêm vào chi tiết » về thỏa thuận vừa đạt được với Bình Nhưỡng.

Đăng ngày:

1 phút

Ảnh tư liệu : Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) tiếp nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng viễn đông Nga, ngày 13/09/2023.
Ảnh tư liệu : Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) tiếp nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng viễn đông Nga, ngày 13/09/2023. AP - Vladimir Smirnov

Đây là bước kế tiếp từ sau chuyến công du Bắc Triều Tiên của bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu hồi tháng 07/2023 và hai tháng sau đó lãnh tụ Kim Jong Un đã công du nước Nga và đã có một cuộc trao đổi với tổng thống Vladimir Putin.

Theo lời tướng Valery Gerasimov đặc trách về đối ngoại của bộ Quốc Phòng Nga, Matxcơva « tiếp tục mở rộng thêm những đối tác tương tự với Trung Quốc và Ấn Độ ». Hiện tại với Bắc Triều Tiên, Nga đã thiết lập quan hệ « hợp tác quân sự toàn diện ».

Theo ghi nhận của Hoa Kỳ, Nga đang giúp Bắc Triều Tiên lách lệnh trừng phạt cộng đồng quốc tế đã ban hành, Matxcơva hỗ trợ Bình Nhưỡng phát triển chương trình tên lửa đạn đạo. Đổi lại, Bắc Triều Tiên cung cấp vũ khí, đạn dược cho Nga để sử dụng trên chiến trường Ukraina.


**************
voatiengviet.com

Chính phủ Campuchia bác bỏ tin GSM Taxi của Vingroup được cấp phép hoạt động

An Tôn - VOA

Người phát ngôn Chính phủ Hoàng gia Campuchia kịch liệt bác bỏ các tin tức nói rằng một công ty của Việt Nam sẽ vận hành các xe taxi điện ở Campuchia, theo hai bài được đăng liên tiếp gần đây trên trang web thuộc Bộ Thông tin của đất nước này.

Hai bài đăng của bộ có hàng tít “Người phát ngôn làm rõ thông tin về kế hoạch của Vingroup đầu tư vào dịch vụ taxi ở Campuchia” và “Bác bỏ tin nói hãng Việt Nam vận hành taxi điện ở Campuchia”, theo quan sát của VOA.

Nội dung hai bài đăng cho hay trong một tuyên bố hôm 14/12, người phát ngôn của chính phủ Campuchia nói rằng Thủ tướng Hun Manet chưa chấp thuận kế hoạch của tập đoàn Việt Nam Vingroup nhắm đến đưa taxi điện vào hoạt động ở Campuchia.

Tuyên bố viết rằng vào ngày 13/12, có thông tin được đăng trên một số tờ báo và được chia sẻ trên mạng xã hội nói rằng Vingroup lên kế hoạch đưa 2.500 xe taxi điện vào hoạt động ở thủ đô Phnom Penh, Sihanoukville và Siem Reap.

Điều đó đã gây hiểu nhầm trong công chúng rằng hãng của Việt Nam sẽ bắt đầu hoạt động ở Campuchia vào năm 2024, người phát ngôn của chính phủ Campuchia lưu ý trong bản tuyên bố.

Tuyên bố được Bộ Thông tin đăng tải nói rằng chủ tịch của Vingroup, tức tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đã tiếp kiến Thủ tướng Hun Manet khi ông thăm Hà Nội trong hai ngày 11 và 12/12 và ông Vượng đã đề xuất mong được đầu tư vào một công ty taxi sử dụng ô tô điện ở Campuchia.

Tuy nhiên, thủ tướng của Vương quốc Campuchia không cấp phép cho đề xuất đó, người phát ngôn khẳng định trong bản tuyên bố.

Việc nước láng giềng Campuchia của Việt Nam chưa mở cửa cho hãng GSM thuộc tập đoàn Vingroup có thể xem là một bước lùi đáng chú ý khi hãng có tham vọng mở rộng hoạt động ra ngoài Việt Nam, gián tiếp giúp tiêu thụ những chiếc ô tô điện do hãng VinFast trong cùng tập đoàn sản xuất ra.

Hồi tháng 10, GSM, có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh, công bố với báo chí Việt Nam rằng họ làm thủ tục để nhập 150 xe điện VinFast đầu tiên vào Lào, một nước láng giềng khác của Việt Nam, là bước dọn đường cho việc GSM sẽ mở dịch vụ taxi điện ở Lào trong năm 2023 với đội xe có thể lên đến 1.000 chiếc.

Trong cùng tháng, nhiều báo Việt Nam ca ngợi việc GSM nhắm đến thị trường bên ngoài Việt Nam chỉ sau 6 tháng ra mắt là bước đi “bản lĩnh”, “thần tốc”.

Hãng này ra đời hồi giữa tháng 4/2023, bắt đầu hoạt động ở Hà Nội, sau đó được triển khai tới thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Thái Nguyên, Thanh Hóa… và hãng nhắm đến việc hiện diện ở 27 trên 63 tỉnh, thành ngay trong năm 2023. Hãng cũng dự kiến sẽ đạt quy mô đội xe là 30.000 chiếc ngay trong năm đầu tiên hoạt động, theo các bản tin trong nước.

Số lượng xe VinFast được GSM tiêu thụ vẫn thấp hơn nhiều so với công suất của nhà máy mà VinFast từng nói rằng có thể chế tạo ra tới 250.000 ô tô điện mỗi năm. Tính đến hết quý 3 năm nay, VinFast mới giao được khoảng 21.000 xe trong khi mục tiêu đặt ra là 50.000 chiếc.

Lượng tiêu thụ xe thấp làm cho hãng chưa thể đạt điểm hòa vốn. Chỉ riêng quý 3/2023, VinFast lỗ 623 triệu đô la, còn từ đầu năm đến hết tháng 9, hãng lỗ 1,4 tỷ đô la. Năm 2022, hãng lỗ 2,1 tỷ đô la. Trước đó, hãng lỗ hơn 1,3 tỷ đô la vào năm 2021 và gần 800 triệu đô la vào năm 2020.


****************
voatiengviet.com

Kiều hối đổ về Sài Gòn nhiều gấp ba lần đầu tư nước ngoài

VOA Tiếng Việt

Số ngoại tệ do người Việt ở nước ngoài gửi về thành phố Hồ Chí Minh trong năm nay dự kiến đạt 9 tỷ đô la Mỹ, một quan chức lãnh đạo thành phố này cho biết, góp phần giúp kinh tế thành phố phát triển.

Đây là con số mà ông Võ Văn Hoan, phó chủ tịch thành phố lớn nhất nước, đưa ra tại Hội nghị Ngoại giao toàn quốc hôm 21/12 ở Hà Nội, theo tờ Tuổi Trẻ.

Con số này nhiều gần gấp ba lần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào thành phố là 3,4 tỷ đô la và so với năm ngoái đã tăng 35%.

Ông Hoan được trang mạng VnExpress dẫn lời cho biết kết quả này một phần nhờ vào chính quyền thành phố ‘tập trung vào xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư cũng như thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài’.

Ông nói số kiều hồi này sẽ phần nào giúp kinh tế thành phố phát triển và đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính của khu vực và thế giới.

Dẫn thông tin từ chi nhánh của Ngân hàng nhà nước tại thành phố, trang mạng VnExpress cho biết lượng người dân Việt Nam đi xuất khẩu lao động tăng trở lại sau khi một số nước dỡ bỏ các lệnh cấm nhập cảnh sau đại dịch COVID-19 cũng là một nguyên nhân khiến dòng kiều hối đổ về Việt Nam tăng mạnh.

Cơ quan này dự báo sang năm 2024 khi tình hình kinh tế thế giới khả quan hơn thì lượng kiều hối đổ về thành phố sẽ tăng khoảng 20%.

Chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm, lượng kiều hối về thành phố đã đạt 6,6 tỷ đô la, tăng 40% so với cùng kỳ và vượt cả năm 2022, ông Nguyễn Đức Lệnh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố, được VnExpress dẫn lời cho biết.

Trong số này, nguồn kiều hối từ khu vực châu Á chứ không phải Mỹ hay châu Âu mới là nguồn kiều hối lớn nhất, chiếm hơn 53% kiều hối về thành phố, cũng theo lời ông Lệnh.

Thành phố này hiện chiếm hơn một nửa lượng kiều hối của cả nước, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước được VnExpress dẫn lại.

Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan được dẫn lời nói tại hội nghị ngành ngoại giao rằng thành phố lớn nhất nước sẽ ‘nỗ lực cải thiện nhiều mặt như năng lực cạnh tranh, có mô hình và hướng đi phù hợp, có các quyết sách đột phá để thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn’ để đạt được mục tiêu trở thành trung tâm tài chính của khu vực.

Ông cũng kêu gọi chính quyền trung ương ‘hình thành khung chính sách vượt trội’ so với các trung tâm tài chính khác để thành phố thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế đến với trung tâm tài chính quốc tế thành phố Hồ Chí Minh.


*************

Tin tức thế giới 22-12: Hungary không xem chiến sự tại Ukraine là chiến tranh, như cách của Nga

NGỌC ĐỨC

* Mỹ vẫn chưa gật đầu với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về Dải Gaza
* Tổng thống Ukraine cho rằng phía Nga đang chậm lại trong hoạt động quân sự
* Liên quân bảo vệ Biển Đỏ nhanh chóng vượt hơn 20 thành viên

Mỏ Bayan Obo, nơi chứa 70% trữ lượng đất hiếm đã được phát hiện trên toàn cầu, ở khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Mỏ Bayan Obo, nơi chứa 70% trữ lượng đất hiếm đã được phát hiện trên toàn cầu, ở khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Trung Quốc cấm xuất khẩu công nghệ xử lý đất hiếm

Theo Hãng tin Reuters, ngày 21-12, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu công nghệ chiết xuất và tách các loại đất hiếm - tên gọi chung của 17 nguyên tố kim loại đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất nam châm sử dụng trên xe điện, tuốc bin gió và nhiều loại linh kiện điện tử.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh các nước phương Tây đang nỗ lực đẩy mạnh nền công nghiệp khai thác và xử lý đất hiếm của riêng mình. Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc là quốc gia giữ thế độc quyền hầu như tuyệt đối trong lĩnh vực này, đặc biệt là với các loại "đất hiếm nặng" dùng trong động cơ xe điện, thiết bị y tế và vũ khí.

Do đó, đây được xem là động thái mới nhất trong nỗ lực bảo vệ vị trí độc tôn chiến lược trên của Bắc Kinh.

Tổng thống Ukraine khẳng định kế hoạch quân sự của Nga "chậm dần"

Trong bài phát biểu thường nhật vào đêm 21-12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định Kiev nhận thấy các kế hoạch và hoạt động quân sự của Nga đang chậm lại.

Ông Zelensky chia sẻ: "Một báo cáo riêng của bộ phận tình báo thuộc Bộ Quốc phòng (HUR) cho thấy các kế hoạch và hoạt động của nền công nghiệp quốc phòng Nga đang chậm dần. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ sự chững lại đó".

Tổng thống Ukraine không cung cấp thêm thông tin cho những phát hiện trên. Hiện chưa rõ phát biểu của ông Zelensky ám chỉ riêng ngành công nghiệp quốc phòng Nga hay bao hàm của những chiến thuật và mục tiêu của Matxcơva.

Nga chưa phản hồi về thông tin trên.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu trước Quốc hội nước này ngày 13-12 - Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu trước Quốc hội nước này ngày 13-12 - Ảnh: REUTERS

Thành viên NATO phủ nhận chiến sự tại Ukraine là chiến tranh

Ngày 21-12 (giờ địa phương), Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định các hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine là "chiến dịch quân sự", giống với quan điểm của Điện Kremlin.

Ông Orban phát biểu tại buổi họp báo cuối năm thường niên: "Chừng nào hai bên chưa tuyên bố chiến tranh, đó sẽ còn là chiến dịch quân sự. Khi người Nga tuyên bố chiến tranh với Ukraine, nó mới trở thành chiến tranh".

Thủ tướng Hungary cũng cho rằng những điều ông vừa nói là điều đáng mừng khi đó không phải cuộc chiến. "Nếu có chiến tranh thì sẽ có lệnh tổng động viên và tôi không muốn ai phải đối mặt với nó", ông cho biết.

Ông Orban là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) duy nhất còn duy trì quan hệ thân thiết với Matxcơva sau khi Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine hồi cuối tháng 2-2024.

Hơn 20 quốc gia gia nhập liên quân bảo vệ Biển Đỏ

Hãng tin Reuters ngày 21-12 (giờ địa phương) dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Pat Ryder khẳng định hơn 20 quốc gia đã gia nhập liên quân bảo vệ tuyến đường giao thương trên Biển Đỏ do Washington lãnh đạo.

Trước đó, hôm 18-12, Bộ trưởng bộ này Lloyd Austin đã tuyên bố thành lập liên quân trên với tên gọi chính thức là "Chiến dịch người bảo vệ thịnh vượng". Khi đó, liên quân chỉ có 10 nước tham gia.

Liên quân này nhằm bảo vệ các tàu thuyền đi lại trên một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, sau nhiều tuần bị nhóm phiến quân Houthi đến từ Yemen liên tục tấn công, uy hiếp.

Ngày 9-12, Houthi của Yemen đe dọa sẽ tấn công bất kỳ tàu nào qua Biển Đỏ và hướng đến Israel cho đến khi thực phẩm và thuốc men được phép đi vào Dải Gaza.

Trong thông báo ngày 21-12, ông Ryder cho biết liên quân sẽ "hoạt động giống một đội tuần tra đường cao tốc". Tàu chiến, máy bay chiến đấu của các nước thành viên sẽ quần thảo trên khu vực Biển Đỏ và vịnh Aden để kịp thời hỗ trợ các tàu thương mại đi trên vùng biển chiến lược này.

Phiên họp ngày 19-12 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chưa thể thông qua dự thảo nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza - Ảnh: WASHINGTON POST

Phiên họp ngày 19-12 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chưa thể thông qua dự thảo nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza - Ảnh: WASHINGTON POST

Mỹ vẫn chưa chịu dự thảo nghị quyết Liên Hiệp Quốc về Dải Gaza

Ngày 21-12 (giờ Mỹ), Phó đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Robert Wood cho biết Washington vẫn chưa đồng ý với dự thảo nghị quyết kêu gọi ngừng bắn và đẩy nhanh việc vận chuyển hàng viện trợ vào Dải Gaza của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Từ ngày 18-12 đến nay, cơ quan trên đã phải hoãn biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết trên ít nhất ba lần, nhằm chỉnh sửa văn bản cho vừa ý Washington. Trong vài tuần qua, Mỹ đã liên tục phủ quyết các dự thảo về Dải Gaza được đưa ra bầu.

"Chúng ta vẫn chưa đến gần nó (dự thảo được Mỹ đồng ý). Hiện vẫn còn nhiều nghi ngại nghiêm túc và rộng rãi về việc dự thảo nghị quyết này có thể sẽ làm chậm quá trình đưa hàng hóa viện trợ [vào Gaza]. Chúng ta phải đảm bảo bất kỳ nghị quyết nào cũng giúp cải thiện tình hình, thay vì làm xấu nó", ông Wood cho biết.

Gaza là nơi nguy hiểm nhất lịch sử với nhà báo 

Ngày 21-12, Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ, trụ sở tại Mỹ) cho biết 10 tuần đầu tiên của cuộc chiến Israel - Hamas là khoảng thời gian ghi nhận nhiều thương vong với nhà báo nhất trong lịch sử.

Từ khi chiến sự bùng nổ ngày 7-10 đến nay, có đến 68 nhà báo đã thiệt mạng tại nơi diễn ra chiến sự, trong đó có đến 61 người Palestine. CPJ cho biết "đặc biệt nghi ngại có một dấu hiệu lặp đi lặp lại rõ ràng cho thấy quân đội Israel đang nhắm vào các nhà báo và gia đình họ".

"Chiến tranh Israel - Hamas là sự kiện nguy hiểm với nhà báo nhiều nhất mà chúng tôi từng thấy. Các số liệu cho thấy rõ điều đó. Quân đội Israel đã khiến nhiều nhà báo thiệt mạng trong vòng 10 ngày hơn bất kỳ quân đội hay tổ chức nào từng làm trong một năm. Với mỗi nhà báo thiệt mạng, việc ghi chép và hiểu rõ cuộc chiến này càng khó khăn", ông Sherif Mansour, điều phối viên chương trình Trung Đông và Bắc Phi của CPJ, chia sẻ.

Israel hiện chưa phản hồi những tuyên bố trên.

Đua thuyền mùa Giáng sinh

Một tuần trước ngày Giáng Sinh, ngày 17-12, các vận động viên trong trang phục ông già Noel đã tham gia giải đua thuyền trên kênh đào ở Venice, Ý. Hoạt động này đã được tổ chức thường niên trong nhiều năm. (Stefano Mazzola/Getty Images)

Một tuần trước ngày Giáng sinh, ngày 17-12, các vận động viên trong trang phục ông già Noel đã tham gia giải đua thuyền trên kênh đào ở Venice, Ý. Hoạt động này đã được tổ chức thường niên từ nhiều năm qua. (Stefano Mazzola/Getty Images)


************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn