Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 30 -04 -2022

Chủ Nhật, 30 Tháng Tư 20235:47 SA(Xem: 1585)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 30 -04 -2022
HoaLuc 8
***************
voatiengviet.com

Ukraine nói kiểm soát tuyến đường tiếp tế sống còn vào Bakhmut

Reuters

Ukraine vẫn kiểm soát một tuyến đường tiếp tế chính vào Bakhmut, một phát ngôn viên quân đội cho biết hôm thứ Bảy, trong khi người đứng đầu Tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga đe dọa sẽ rút một số binh sĩ khỏi thành phố phía đông nếu Moscow không gửi thêm đạn dược.

Các lực lượng Nga đã cố gắng trong 10 tháng qua để tìm đường vào nơi từng là một thành phố 70.000 dân nhưng nay đã bị tàn phá. Kiev đã quyết tâm bảo vệ Bakhmut, nơi mà Nga coi là bàn đạp để tấn công các thành phố khác.

"Trong vài tuần qua, người Nga đã nói về việc chiếm giữ 'con đường sự sống' cũng như kiểm soát hỏa lực liên tục đối với nó", Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của quân đội Ukraine ở phía đông, nói trong một cuộc phỏng vấn với trang web địa phương Dzerkalo Tyzhnia.

"Vâng, ở đó thực sự khó khăn... (nhưng) lực lượng phòng thủ đã không cho phép người Nga 'cắt đứt' hậu cần của chúng tôi”.

"Con đường sự sống" là con đường sống còn giữa Bakhmut bị tàn phá và thị trấn Chasiv Yar gần đó ở phía tây – với khoảng cách chỉ hơn 17 km.

Bộ chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine cho biết trong bản cập nhật hàng ngày vào Chủ nhật rằng các lực lượng của họ đã đẩy lùi 58 cuộc tấn công của Nga trong ngày qua dọc theo một phần của chiến tuyến kéo dài từ Bakhmut qua Avdiivka và Maryinka xa hơn về phía nam tại khu vực Donetsk.

Theo các nhà phân tích quân sự, nếu Bakhmut thất thủ, Chasiv Yar có thể sẽ là mục tiêu tiếp theo bị Nga tấn công, mặc dù nó nằm trên vùng đất cao hơn và lực lượng Ukraine được cho là đã xây dựng các công sự phòng thủ gần đó.


************
rfi.fr

Đàm phán biên giới tiến triển dù phe cực đoan Cam Bốt kích động, Việt kiều bị kỳ thị

Thụy My

Nguyệt san Le Monde Diplomatique số tháng Năm có bài viết về tranh chấp biên giới giữa Việt Nam và Cam Bốt mang tựa đề « Và ở giữa, dòng Mêkông vẫn cuộn chảy ». Trên thế giới, hiện có khoảng 50 đường biên giới trên bộ đang bị tranh chấp giữa các nước láng giềng. Một số biến thành xung đột, số khác đóng băng, và một số đang được giải quyết, như Hà Nội và Phnom Penh đang thương lượng từ hơn 15 năm qua.

Biên giới Việt-Miên, tồn tại lịch sử hậu thuộc địa

Bài phóng sự bắt đầu bằng việc mô tả trạm biên phòng nằm giữa Mộc Bài và Bavet, nơi du khách ngoại quốc thường xuyên đi qua. Trên các áp-phích trước trạm gác, là tấm bản đồ từ thời vua Minh Mạng (1820-1841). Tuy mục tiêu hàng đầu là khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa, cũng có thể thấy vương quốc Đại Nam thời đó bao gồm cả thủ đô Cam Bốt hiện nay và kéo dài đến hồ Tonlé Sap.

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tương đương với Hà Lan, nằm trong số những vùng đất phì nhiêu nhất thế giới. Hồi thế kỷ 18, có bốn nhóm chủng tộc sinh sống tại đây : người Việt, Khmer, Chàm và người Hoa. Nhưng kể từ hậu bán thế kỷ 19, người « Annamite », tên người Pháp gọi dân thuộc địa Việt Nam, ngày càng đông đảo. Pháp khuyến khích người Việt, được cho là siêng năng hơn, di chuyển về phía Cam Bốt để làm việc trong các đồn điền cao su, và đến đầu thập niên 50, người Việt Nam chiếm gần 1/3 dân số Phnom Penh.

Sau khi hai nước độc lập, việc quản lý kiều dân - người Việt ở Cam Bốt và người Khmer ở Nam Việt Nam, được gọi là Khmer Krom - là thách thức lớn cho hai Nhà nước hậu thuộc địa. Người Pháp để lại đường biên giới chia đôi đồng bằng sông Cửu Long, nhưng không phù hợp với dân số sống rải rác kiểu « da beo ».

Tổng thống Ngô Đình Diệm buộc nửa triệu người Khmer Krom phải « Việt Nam hóa » tên họ, trong bối cảnh căng thẳng về ngoại giao và quân sự với Phnom Penh. Trên nửa triệu người Việt vẫn tiếp tục sống ở Cam Bốt cho đến cuối thập niên 60. Ông Diệm đề nghị cấp đất gần biên giới để cố thúc đẩy hồi hương, nhưng họ vẫn gắn bó với cách sống miền sông nước. Cho đến khi Lon Nol đảo chánh ngày 18/03/1970, xảy ra nhiều vụ thảm sát người Việt, đa số Việt kiều phải chạy về Việt Nam.

Việt kiều, nạn nhân của phe dân tộc chủ nghĩa Cam Bốt

Hiện nay người Việt tại Cam Bốt dù có gốc gác từ nhiều đời, sinh đẻ tại đây vẫn không được nhập quốc tịch, hàng năm phải đóng khoảng 250.000 riel (60 euro) cho thẻ tạm trú. Một luật năm 1996 đã biến người gốc Việt thành vô tổ quốc, chỉ có thể nhập tịch nếu chứng minh được gia đình đã sinh sống từ nhiều thế hệ - một điều nan giải vì kho lưu trữ đã bị tiêu hủy thời Khmer đỏ. Tình trạng của 1,3 triệu người Khmer ở Việt Nam thì khác hẳn : họ được cấp quốc tịch Việt, nhưng luôn hướng về Cam Bốt.

Liên đoàn người Khmer của Kampuchia Krom (KKF) vẫn tích cực hoạt động, đòi quyền tự quyết. Tâm trạng thù địch người Việt nơi người Khmer rất lớn. Nhà đối lập Sam Raincy hiện lưu vong tại Pháp nhiều lần tổ chức nhổ các cột mốc biên giới, kích động nhiều vụ xung đột giữa nông dân hai nước trong năm 2015. Việc thương thảo về đường biên giới dài 1.200 kilomet đã được bắt đầu từ 2006. Phía Việt Nam do thứ trưởng ngoại giao phụ trách, hiện nay là ông Nguyễn Minh Vũ ; phía Cam Bốt là quốc vụ khanh phụ trách biên giới Var Kim Hong. Ông này cho biết đôi bên đã nhìn nhận đường biên do Pháp ấn định năm 1954.

Tuy nhiên đối lập phản đối, và Hun Sen đòi thương lượng lại, vì áp lực nội bộ, dù cựu vương Norodom Sihanouk năm 2005 cho rằng đàm phán lại là « tự sát ». Hai nước đã thỏa thuận được 90 % đường biên giới, bản đồ đã được nộp lên Liên Hiệp Quốc, số còn lại vẫn đang thương thuyết. Phe dân tộc chủ nghĩa ở Phnom Penh tuyên truyền rằng « người Pháp đã tặng đồng bằng sông Cửu Long cho người Việt ». Nhưng nguyệt san dẫn lời ông Raoul-Marc Jennar, cố vấn ngoại trưởng Cam Bốt, nhắc lại rằng « Vua Khmer Ang Duong đã từ chối nhận lại Kampuchea Krom năm 1845, trước khi người Pháp đến rất lâu ».

Những mánh khóe của Matxcơva để né cấm vận

Về cuộc chiến tranh ở Ukraina, L'Express có bài điều tra « Matxcơva đã tránh né các trừng phạt như thế nào ».Nga chưa bao giờ bị cấm vận dữ dội như vậy. Kể từ ngày 24/02/2022, trên 3.000 cá nhân và công ty Nga bị Mỹ trừng phạt, 1.500 đơn vị khác bị Liên Hiệp Châu Âu nhắm đến, chưa kể việc hạn chế nhập khẩu (vàng, sản phẩm công nghệ cao, dầu khí…). Kinh tế xuống dốc, ngay cả Vladimir Putin cũng công nhận, thị trường chứng khoán sụp đổ, lạm phát chạm đỉnh. Nhưng các hỏa tiễn Nga trang bị chip bán dẫn vẫn tiếp tục trút xuống Ukraina, những drone mua của Iran và Trung Quốc trong đó có phụ tùng phương Tây vẫn giết người vô tội ở Kiev.

Theo L’Express, Matxcơva đã chuẩn bị từ năm 2014, sau khi chiếm Crimée và bị đuổi khỏi nhóm G8. Chế độ tìm kiếm các đồng minh mới, và đẩy nhanh porovot na vostok (xoay trục sang hướng đông) gắn với Trung Quốc. Những nước có hệ thống tài chánh thiếu minh bạch được ưu tiên, như Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, một số nước châu Á. Nhờ lập ra các công ty bình phong, Nga mua được những mặt hàng lưỡng dụng cần thiết, đặc biệt là những loại chip tinh vi cho vũ khí.

Một cuộc điều tra của tổ chức độc lập C4ADS cho thấy từ 2014 đến 2022, đã có 281 chuyến hàng nhạy cảm từ các chi nhánh của tập đoàn Trung Quốc China Poly Group được giao cho các tổ chức quốc phòng Nga. Một tháng trước khi gây chiến, một nhánh của tập đoàn này xuất khẩu phụ tùng radar hỏa tiễn cho tập đoàn số 1 của Nga là Almaz Antey. Reuters sau khi tham khảo số liệu hải quan nhận thấy trên 15.000 chuyến hàng chứa linh kiện điện tử phương Tây đã đến Nga trước ngày 24/02/2022.  Còn theo Free Russia Foundation, Thổ Nhĩ Kỳ tuy không hề sản xuất được chất bán dẫn, đã bán sang Nga 86 triệu đô la trong năm 2022, tăng gấp…28.000 lần so với năm trước đó.

Về dầu khí, Ấn Độ và Trung Quốc nay là khách hàng chính, tiêu thụ 90 % dầu thô Nga. Công ty quốc doanh Sovcomflot của Nga đã chuyển giao việc quản lý trên 90 tàu dầu và mê-tan sang Sun Ship, một chi nhánh ở Dubai. Đáng ngại hơn nữa là một « đoàn tàu ma » trên biển Baltic và những tàu chở dầu khác được cắt định vị để khỏi bị theo dõi.

Putin không thể duy trì chiến tranh cường độ cao

The Economist nhận định « Kinh tế Nga có thể chịu đựng được một cuộc chiến tranh kéo dài, nhưng với cường độ mạnh hơn nữa thì không ».Chính phủ các nước đã đóng băng 100 tỉ đô la tài sản tư nhân của Nga, nhưng giới tài phiệt Nga sở hữu đến 400 tỉ đô la ở ngoại quốc. Hàng từ Bắc Kinh bán sang Nga tăng gấp đôi, xe hơi hạng trung hiệu Haval của Trung Quốc nay trở thành phổ biến nhất. Quỹ đầu tư công vẫn còn rủng rỉnh 150 tỉ đô la.

Tuy nhiên việc bổ sung vũ khí không chỉ là vấn đề tiền bạc, mà còn phải luồn lách để mua linh kiện sản xuất ra vũ khí, trao đổi hay nhập của nước khác. Một thách thức lớn là nhân sự : nhiều binh lính đã tử trận, rất nhiều người chạy ra nước ngoài. Theo FinExpertiza, số công nhân viên dưới 35 tuổi ở Nga đã giảm mất 1,3 triệu người trong năm qua. Putin có thể duy trì chiến tranh trong một thời gian, nhưng không thể giữ được ổn định kinh tế và mức sống. In thêm tiền sẽ gây lạm phát, và dù có chi thật nhiều tiền, cũng không thể trụ được lâu với bộ máy cồng kềnh và tham nhũng hiện nay.

Nga liên tục oanh kích, Kiev cần chiến đấu cơ để đối phó

Về phía Kiev, Courrier International đặt vấn đề « Chuyển giao phi cơ chiến đấu cho Ukraina liệu có thể làm thay đổi chiều hướng cuộc chiến hay không ». Chuyên giaRoman Svitan nhấn mạnh, không có máy bay, phải giành giựt từng mét đất với quân địch và tổn thất gấp 10 lần. The Economist khẳng định « Ukraina đang cần những chiến đấu cơ mới để có được chiến thắng ».

Từ khi bị xâm lăng, Không quân Ukraina đã bị mất 60 chiến đấu cơ, tức 40 % số lượng trước chiến tranh, chỉ còn lại hơn 80 chiếc - theo một tài liệu Mỹ bị rò rỉ. Nga có gần 500 chiếc, không chỉ áp đảo về số lượng mà cả về radar và hỏa tiễn tầm xa. Nhưng do phòng không Ukraina hiệu quả, máy bay Nga đành phải oanh kích từ xa. Từ tháng 10/2022, những đợt tấn công dồn dập bằng drone khiến Kiev đành phải sử dụng một lượng lớn hỏa tiễn địa-không (SAM). Tình hình tạm ổn trong những tuần lễ gần đây, nhưng nếu thiếu hỏa tiễn, Ukraina sẽ phải chọn lựa việc bảo vệ các thành phố, cơ sở hạ tầng quan trọng, những căn cứ quân sự, để tránh trường hợp như Mariupol bị Nga biến thành bình địa.

Ba Lan và Slovakia đã chi viện 8 chiếc MiG-29, nhưng phụ tùng hiếm hoi, Kiev cần một đội phi cơ mới. Chiếc Gripen của Thụy Điển hoàn toàn đáp ứng nhu cầu vì được chế tạo nhằm bảo vệ không phận trước máy bay Nga, và có thể hạ cánh xuống những phi đạo ngắn, thậm chí trên xa lộ nếu các căn cứ bị hỏa tiễn tấn công.; và có thể tiếp nhiên liệu, vũ khí chỉ trong 10 phút. Vấn đề là có quá ít Gripen : Thụy Điển chỉ có gần 100 chiếc, và do bị Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chận gia nhập NATO, nước này cũng phải lo tự vệ.

F-16 cho Ukraina ?

Lý tưởng nhất là F-16, năm 2020 chiếm 30 % phi đội của các nước châu Âu thành viên NATO. Kiev nhắm vào những chiếc đã qua sử dụng : năm ngoái Na Uy đã loại biên một số, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan cũng có ý định tương tự. Phụ tùng thay thế có sẵn ở nhiều nước, tuy nhiên bất lợi là F-16 đắt tiền, tình trạng các sân bay Ukraina. Vũ khí mang theo cũng quan trọng không kém.

Theo chuyên gia Justin Bronk, chỉ cần một phi đội 8-12 chiếc Gripens cũng đủ để máy bay Nga phải tránh xa nếu được trang bị Meteor, hỏa tiễn không đối không tân tiến nhất thế giới. Có điều phương Tây lo ngại loại hỏa tiễn này rơi vào tay Nga. Cựu tướng Không quân Mỹ David Deptula lấy làm tiếc rằng nếu bắt đầu từ năm ngoái, những chiến đấu cơ hiện đại nay đã trong tay Kiev. Còn nếu hành động bây giờ, Ukraina có thể có được 30 chiếc F-16 từ nay cho đến cuối năm.

Trả lời phỏng vấn L'Express, cựu bộ trưởng quốc phòng Ukraina, ông Andriy Zagorodnyuk tin tưởng rằng với cuộc phản công, « Chúng tôi sẽ tái chiếm được hầu hết lãnh thổ ». 

Vì lòng ái quốc, dân Ukraina thi nhau đóng thuế

Cũng về Ukraina, The Economist cho biết sau khi bị Nga xâm lăng vào tháng Hai năm ngoái, bộ trưởng tài chánh Serhiy Marchenko dự báo một cách rất logic là thu ngân sách sẽ lao dốc. Nhưng ông đã đoán sai : dù GDP năm 2022 sụt mất 29 %, nhưng nguồn thu của Nhà nước chỉ giảm 14 %.

Tại sao xuất nhập khẩu, du lịch suy sụp, điện chập chờn khiến khó khai thuế nhưng số thu vẫn cao ? Chủ yếu là nhờ doanh nghiệp và công dân đóng thuế nhiều hơn mức cần thiết để ủng hộ công cuộc bảo vệ tổ quốc. Số tiền thu vào lên đến trên 900 triệu đô la. Một luật sư ở Kiev kể lại, lúc Ukraina bắt đầu bị xâm lăng, khi một khách hàng hỏi liệu công ty của mình có thể nộp thuế trước được không, ông suýt rơi nước mắt. Nhưng dần dần đã trở nên chuyện bình thường, và một năm sau, tất cả trên 100 khách hàng đều muốn trả trước tiền thuế.

Thậm chí một số người Ukraina sống ở ngoại quốc từ nhiều năm cũng bắt đầu đóng thuế tại nguyên quán. Đáng ngạc nhiên nhất là cơ quan thuế vụ thông qua internet tiếp tục nhận được tiền thuế từ các vùng bị chiếm đóng, trừ Crimée. Dù bị áp lực mạnh, năm ngoái 2,3 triệu người dân và doanh nghiệp tại các lãnh thổ bị tạm chiếm đã nộp 9,5 tỉ đô la cho chính quyền Ukraina.

Không nhìn ra bản chất, Macron không lay chuyển nổi bức tường

Trên lãnh vực ngoại giao, bình luận về quan hệ giữa Pháp và Nga, nhà báo Isabelle Lasserre trên L’Express cho rằng « Với Putin, Macron đã va phải một bức tường ». Phương Tây nhiều lần muốn tái thúc đẩy quan hệ với Nga, nhưng không chịu học những bài học trước đó. Không chỉ có tổng thống Pháp, mà Barack Obama cũng từng muốn « reset ». Nhưng Pháp toàn nhìn các nước Đông Âu theo lăng kính của Nga, trong khi tất cả các quốc gia này đều từng bị người Nga xâm lăng và chiếm đóng.

Ông Emmanuel Macron sau khi thất bại với Vladimir Putin đã thử sức với Tập Cận Bình. Nhưng tại Nga cũng như tại Trung Quốc, ý thức hệ đóng vai trò lớn hơn nhiều so với các nước dân chủ, ý đồ đế quốc của Putin được đặt cao hơn lợi ích kinh tế. Macron mù quáng không thấy được bản chất của chế độ Putin, hành động đơn độc không tham vấn các đồng minh châu Âu. Nhất là lại khẳng định không liên kết với Hoa Kỳ, vào lúc đang phải đối phó với cuộc chiến xâm lược của Nga, và sự chống đối ngày càng tăng của Trung Quốc.

Erdogan, bản sao của Putin

Le Point nói về « Erdogan, Putin của eo biển Bosphore ». Cuộc bầu cử tổng thống ngày 14/05 tới có thể đưa Thổ Nhĩ Kỳ dấn sâu vào chế độ chuyên quyền như nước Nga, hoặc quay lại với dân chủ. Ông Recep Tayyip Erdogan từ 20 năm qua đã bắt chước Vladimir Putin rất nhiều. Cũng như đồng nhiệm Nga, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã thao túng các định chế để tập trung quyền lực cho cá nhân, độc tài và hoang tưởng. Truyền thông bị bịt miệng, đối lập bị bỏ tù. Bao quanh Erdogan cũng là các tài phiệt, nạn tham nhũng, phe nhóm. Cũng như Putin, ông mơ tái lập đế chế xưa, đưa quân sang chiếm đóng nước khác, cụ thể là miền bắc Syria.

Điểm khác biệt là trên nguyên tắc Thổ Nhĩ Kỳ ở phía phương Tây, là thành viên quan trọng của NATO và ứng cử viên Liên Hiệp Châu Âu (EU). Erdogan đóng cả hai vai, vừa làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Ukraina, vừa ve vãn ông chủ điện Kremlin. Thổ Nhĩ Kỳ mua hỏa tiễn phòng không của Nga, không áp dụng trừng phạt, ngáng chân không cho Thụy Điển vào NATO, đe dọa Hy Lạp. Cũng như Sa hoàng mới đặt trọn số phận chính trị vào cuộc xâm lăng Ukraina, vị Sultan mới trông cậy vào cuộc bầu cử tổng thống và Quốc Hội.

Nếu thất bại, và nếu ông ta chấp nhận thất cử - một điều khó thể xảy ra - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chật vật quay lại với phương Tây, cho dù vấn đề người Kurdistan vẫn còn đó. Ngược lại, nếu Erdogan thắng cử, ông ta có thể sẽ ngự trị suốt đời. Những cuộc bầu cử tới, giống như ở Nga, chỉ là bình phong để nhà độc tài hợp pháp hóa chiếc ghế. Và những trò phá rối như ở Libya, Syria, Thượng Karabakh, đông Địa Trung Hải, chỉ là khúc dạo đầu cho một chính sách thù địch với phương Tây. Những tháng gần đây, Vladimir Putin giúp đỡ tối đa để Erdogan có thể tái đắc cử. Nhiều tỉ đô la được Matxcơva đổ vào xây dựng một nhà máy điện nguyên tử lớn ở Akkuyu, đồng thời trợ lực cho đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với Kremlin, có được một đội quân thứ năm trong lòng NATO thì vài tỉ đô cũng xứng đáng.

Trung Quốc dẫn dụ các nước phương Nam để đối đầu thế giới dân chủ

Le Point cũng lo ngại viễn cảnh « Phương Tây bị bao vây », The Economist nhận xét về « Mưu toan mới nhất của Trung Quốc để tập hợp thế giới chống lại các giá trị phương Tây ». Sau Sáng kiến Văn minh Toàn cầu (GCI), lại đến Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), hầu như là nhằm trao quyền phủ quyết cho những cường quốc như Nga và Trung Quốc về an ninh khu vực.

Mới đây tổng thống Brazil hoàn toàn đứng về phe Trung Quốc và Nga. Ông Lula gia tăng lệ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh, giao phó cho Hoa Vi (Huawei) mạng 5G, ký 20 thỏa thuận hợp tác, sử dụng đồng nhân dân tệ, đổ trách nhiệm cho phương Tây gây biến đổi khí hậu trong khi Trung Quốc là nước gây ô nhiễm nhất hành tinh. Ông ta cũng nói theo giọng điệu Nga, đổ cho phương Tây gây ra cuộc chiến tranh ở Ukraina…

Sự ủng hộ Trung Quốc và Nga vô điều kiện của Lula da Silva càng gây sốc vì phương Tây đã hỗ trợ hết mình để ông chiến thắng đối thủ Jair Bolsonaro. Bắc Kinh đang ra sức dẫn dụ các nước phương Nam, và Le Point cho rằng đã đến lúc định ra một chiến lược chung đối với các quốc gia đang phát triển, trong bối cảnh đối đầu với các đế chế toàn trị.

Tựa chính các tuần báo

Le Point tuần này giới thiệu những tên tuổi trong ngành y ở Pháp thuộc 14 chuyên khoa, L'Express phân tích « Sự suy sụp của Jean-Luc Mélenchon », thủ lãnh đảng cực tả Pháp. L'Obs chạy tựa « Nghệ thuật được phi thực dân hóa », về việc các viện bảo tàng trao trả cổ vật cho các nước châu Phi. Courrier International dành hồ sơ cho trí thông minh nhân tạo (AI) sau những hồ hởi ban đầu lại đến lo lắng, liệu công cụ này sẽ vượt qua con người hay không. Trang nhất của The Economist nói về « Quốc gia sống sót : Israel 75 tuổi
*************
rfi.fr

Ukraina oanh kích vào nhiều nơi trên lãnh thổ Nga

Thu Hằng

Sau vụ drone Ukraina tấn công và làm nổ một kho dầu của Hạm đội Biển Đen ở Sebastopol, quân đội Ukraina tấn công Nga ở ba điểm cách xa nhau trong cùng ngày 29/04/2023. Ở mặt trận miền đông, Kiev tuyên bố kiểm soát được trục đường tiếp tế chính đến Bakhmut, trong khi lực lượng bán quân sự Nga Wagner dọa sẽ rút quân khỏi thành phố miền đông nếu Matxcơva không gửi thêm đạn dược.

Trả lời phỏng vấn một cơ quan truyền thông địa phương sáng 30/04, Serhiy Cherevatyi, người phát ngôn của các lực lượng phía đông, cho biết quân Ukraina đã đẩy lùi 58 cuộc tấn công của Nga trong ngày 29/04 dọc chiến tuyến từ Bakhmut đến Avdiivka và tới Maryinka ở phía nam vùng Donetsk. Theo sĩ quan này, « từ nhiều tuần qua, Nga nói đến việc chiếm tuyến đường huyết mạch », tình hình ở đó « thực sự khó khăn nhưng lực lượng phòng vệ (Ukraina) đã không cho phép quân Nga « chặn » tuyến đường tiếp viện của chúng ta »

Cùng lúc, quân Ukraina tấn công ba địa điểm ở Nga trong ngày 29/04. Làng Suzemka, ở vùng Bryansk, cách biên giới đông bắc với Ukraina khoảng 10 km, đã trúng nhiều tên lửa, 2 người bị thiệt mạng, một tòa chung cư bị phá hủy hoàn toàn và hai ngôi nhà bị hư hại, theo thông báo trên Telegram của thống đốc Alexandre Bogomaz. Năm ngôi làng khác ở vùng Belgorod (phía đông Ukraina) bị mất điện sau khi trúng pháo của Ukraina. Và ở miền nam là vụ tấn công bằng drone vào kho dầu ở cảng Sebastopol trên bán đảo Crimée bị Nga sáp nhập từ năm 2014.

Trả lời RFI, nhà phân tích địa chiến lược Ulrich Bounat cho rằng vụ tấn công Sebastopol nhằm mục đích vô hiệu hóa phần nào kho xăng dầu chiến lược, và như vậy hạn chế khả năng di chuyển trong ngắn hạn của quân Nga, như từng làm trước khi tiến hành phản công ở Kherson và Kharkiv năm 2022. Về chiến lược « tung hỏa mù » khi tấn công nhiều địa điểm khác nhau, nhà nghiên cứu Ulrich Bounat phân tích :

« Như chúng ta đã thấy với vụ xâm nhập bên kia bờ Dnipro cách đây vài ngày, có nhiều khả năng là trong những tuần tới, chúng ta sẽ thấy Ukraina thử ở hầu hết khắp nơi trên mặt trận để trắc nghiệm khả năng kháng cự của Nga, để tìm cách khiến Nga tin rằng các chiến dịch sẽ diễn ra ở địa điểm này nhưng cuối cùng lại xảy ra ở nơi khác trước khi tổ chức phản công, có thể là vào tháng 05 hoặc muộn nhất là tháng 06.

Cũng cần biết rằng Ukraina không được phép thất bại trong trận đó bởi vì các nước phương Tây đã chuyển cho Kiev gần hết số xe bọc thép mà họ có thể cung cấp vào thời điểm này, nên giờ chẳng còn gì nhiều hoặc cần thời gian củng cố kho ở phương Tây để gửi sang Ukraina. Vì thế, rõ ràng là Ukraina có cơ hội nhưng cơ hội đó cũng có cái giá bởi vì nếu chẳng may cuộc phản công đó không tiến triển, Ukraina sẽ không thể nhanh chóng khởi động lại chiến dịch ».


*************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AP) – Lãnh đạo châu Âu thăm cảng Odesa, thể hiện liên đới với Ukraina. Hôm 28/04/2023, ngoại trưởng Dmytro Kuleba tiếp các đồng cấp của bốn nước Bắc Âu và ba nước trong vùng Baltic tại cảng Odesa, miền nam Ukraina. Một lần nữa, Kiev mong muốn được phương Tây viện trợ chiến đấu cơ để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước đà xâm lược của quân Nga. Cùng ngày, tại thủ đô Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky tiếp tổng thống Slovakia Zuzana Caputova và tổng thống Cộng Hòa Séc Petr Pavel. Các bên đã thảo luận về chương trình viện trợ quân sự cho Ukraina và chuẩn bị cho thượng đỉnh NATO sắp mở ra vào tháng 07/2023 tại Vilnius.

(AFP) – Căng thẳng ngoại giao giữa Ba Lan và Nga. Bộ ngoại giao Nga hôm 29/04/2023 mạnh mẽ phản đối Vacxava « trưng dụng » một trường trung học của Nga học tại thủ đô Ba Lan. Matxcơva coi đây là một hành vi « thù nghịch, bất hợp pháp » « vi phạm Công Ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961 ». Sáng nay, Ba Lan thông báo « trưng dụng » cơ sở được dùng làm trường học của Nga. Tòa nhà giờ đây do chính quyền thành phố Vacxava quản lý. Ba Lan không nêu rõ lý do giải thích cho quyết định này. Năm ngoái, cũng thủ đô Vacxava đã tịch thu một cơ sở từng được nhân viên ngoại giao Nga sử dụng. Tòa nhà này được mệnh danh là « ổ gián điệp » của Nga.

(AFP) – Đến gặp người tị nạn tại Hungary, giáo hoàng Phanxicô chỉ trích chính sách đóng cửa đón nhận người nhập cư của Budapest. Trong ngày thứ nhì tại Hungary, lãnh đạo tòa thánh Vatican đã dành buổi sáng 29/04/2023 cho khoảng 600 người tị nạn, phần lớn là người Ukraina. Thủ tướng Viktor Orban tháp tùng đức giáo hoàng. Lãnh đạo Vatican cảm ơn người dân Hungary mở vòng tay với người tị nạn Ukraina, nhưng ngài chỉ trích chính quyền nước chủ nhà có khuynh hướng « co cụm »« cứng nhắc », « dửng dưng trước ngộ cảnh của người nhập cư ». Từ tháng 02/2022, hơn 2 triệu người Ukraina sang Hungary trốn chiến tranh, nhưng chỉ có 35.000 người định cư hẳn tại quốc gia này.

(AFP) – Sudan: Giao tranh vẫn ác liệt bất chấp thỏa thuận ngừng bắn được gia hạn. Giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở Khartoum và Darfur vào hôm nay 29/04/2023, bất chấp một thỏa thuận ngừng bắn mới ở Sudan giữa quân đội và lực lượng bán quân sự đang tranh giành quyền lực. Tại Khartoum, các cuộc không kích và hỏa lực phòng không tiếp tục vang lên gần Tổng Hành Dinh của Quân Đội, trong lúc tại Darfur, tình hình vẫn rất căng thẳng, và một người dân ở El-Geneina khẳng định: « Các khu chợ đã bị cướp phá và không còn thức ăn ». Trong đêm từ thứ Năm đến thứ Sáu, quân đội của tướng Abdel Fattah al-Burhane và Lực Lượng Hỗ Trợ Nhanh (FSR) của tướng Mohamed Hamdane Daglo đã đồng ý kéo dài thêm 72 giờ thỏa thuận ngừng bắn, được ký kết dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ. Thỏa thuận này hầu như không hề được tôn trọng.

(AFP)  Cuba được kết nối với một cáp ngầm tốc độ cao do tập đoàn Pháp Orange triển khai từ Martinique. Theo báo chí chính thức tại Cuba ngày 28/04/2023, bắt đầu từ tháng Tư, nước này đã được kết nối với một tuyến cáp quang ngầm dưới biển, do tập đoàn Orange của Pháp triển khai nối liền đảo Martinique thuộc Pháp với tỉnh Cienfuego miền trung Cuba. Đường kết nối này, đang trong giai đoạn thử nghiệm, cho phép Cuba tăng khả năng tiếp cận băng thông rộng.

(AFP) – Iran bắt giữ một tàu chở dầu của quần đảo Marshall tại vùng Vịnh. Teheran giải thích vụ việc diễn ra hôm 27/04/2023 là do tàu này đã tìm cách « bỏ chạy » sau khi đâm vào một tàu dầu của Iran, làm nhiều người bị thương. Phía Mỹ hôm qua cho biết Iran bắt giữ một tàu chở dầu của Oman, tại một vùng biển mang tính « chiến lược cao ». Washington đòi Iran thả con tàu này và trả tự do cho các thủy thủ. Sự cố nói trên diễn ra vào lúc căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran đang cao độ.

(AFP) – Sắp phát hành một quyển sách mới của nhà văn Gabriel García Márquez. Nhà xuất bản Random House hôm 28/04/2023 loan báo, năm tới nhân kỷ niệm 10 năm ngày giỗ tác giả Trăm Năm Cô Đơn, và Tình Yêu Thời Thổ Tả, sẽ cho ra mắt độc giả một cuốn sách chưa từng được ấn hành của Márquez. Đó là tác phẩm mang tên En agosto nos vemos - Hẹn lại nhau vào tháng Tám. Giới yêu văn học đánh giá đây sẽ là sự kiện, là hiện tượng văn học đáng chú ý nhất trong năm 2024.

(AFP)  Pháp : Du khách không còn được ngắm khu tài chính La Défense từ trên cao. Tập đoàn City One thông báo ngừng khai thác mái của công trình kiến trúc Grande Arche cao 100 mét kể từ ngày 28/04/2023 do « phí tổn » đón công chúng « quá lớn ». Công trình kiến trúc như « Khải Hoàn Môn hiện đại » là dự án của cố tổng thống Pháp François Mitterrand, được khánh thành năm 1989, có 35 tầng gồm các văn phòng. Nóc của tòa nhà có một triển lãm, một nhà hàng và khu vực tham quan, từ đó có thể nhìn toàn cảnh khu tài chính La Defense nằm ở phía Tây Paris và nhìn thẳng ra Khải Hoàn Môn. Sau khi bị đóng cửa từ 2010-2017 vì lý do an ninh, nóc tòa nhà được tập đoàn City One khai thác từ năm 2017, đón hơn 200.000 khách thăm quan hàng năm nhưng từ đại dịch Covid-19, số lượng khách đã giảm một nửa.

(RFI)  Hà Lan : Cha của ít nhất 550 đứa trẻ không còn được phép hiến tinh trùng. Một người đàn ông Hà Lan 41 tuổi vào hôm qua, 28/04/2023 đã bị một tòa án trong nước cấm tiếp tục hiến tặng tinh trùng của mình trong các tiến trình thụ tinh nhân tạo. Nếu bất tuân, người này có thể bị phạt đến 100.000 euro (khoảng 110.000 USD) cho mỗi lần vi phạm. Điều tra ghi nhận là kể từ năm 2007, người đàn ông có thể là cha sinh học của từ ít nhất 550 đến 600 đứa trẻ ở Hà Lan và một số quốc gia khác. Nhân vật này như vậy đã vi phạm luật pháp Hà Lan, vốn giới hạn số lượng sinh sản là 25 con cho cùng một người hiến tặng để tránh rủi ro về quan hệ huyết thống và loạn luân (ở Pháp giới hạn này là 10).


********

Hỏa hoạn tại kho nhiên liệu ở Crimea được dập tắt sau vụ tấn công bằng drone

Reuters

Một vụ hỏa hoạn tại một cơ sở trữ nhiên liệu ở thành phố cảng Sevastopol trên Bán đảo Crimea, gây ra bởi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone), đã được dập tắt hoàn toàn, thống đốc do Moscow bổ nhiệm cho biết ngày thứ Bảy.

Các chuyên gia đã khám nghiệm địa điểm và nhận thấy "rõ ràng chỉ có một drone có thể tiếp cận bể chứa dầu," Mikhail Razvozhaev cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram. Một drone khác đã bị bắn rơi, xác của nó được tìm thấy trên bờ biển gần kho nhiên liệu, ông nói thêm. Trước đó ông nói không có ai bị thương.

Một quan chức tình báo quân đội Ukraine cho biết hơn 10 thùng chứa các sản phẩm dầu có sức chứa khoảng 40.000 tấn dành cho Hạm đội Biển Đen của Nga đã bị phá hủy, RBC Ukraine đưa tin.

Quan chức này, Andriy Yusov, không tuyên bố Ukraine chịu trách nhiệm về vụ nổ trong các phát biểu được RBC đăng tải, thay vào đó mô tả vụ nổ là "sự trừng phạt của Chúa" cho cuộc tấn công của Nga nhắm vào một thành phố của Ukraine vào ngày thứ Sáu.

Người phát ngôn của lực lượng vũ trang Ukraine trước đó nói ông không có bất cứ thông tin nào cho thấy Ukraine chịu trách nhiệm về vụ hỏa hoạn.

Sergei Aksyonov, người đứng đầu Crimea do Nga bổ nhiệm, nói trên Telegram rằng lực lượng phòng không và tác chiến điện tử ngày thứ Bảy đã bắn hạ hai drone bay bên trên Bán đảo Crimea.

"Không có thương vong hay thiệt hại," ông nói.

Sevastopol, thuộc Bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, đã liên tục hứng chịu các cuộc tấn công từ trên không kể từ khi Nga xâm lược toàn bộ đất nước này vào tháng 2 năm 2022.

Các quan chức Nga quy cho Ukraine thực hiện cuộc tấn công.


***********

Ukraine tự tin vào kế hoạch phản công, thủ lĩnh nhóm Wagner gây chú ý


Theo Pravda, trong ngày 29/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc phỏng vấn với các nhà báo tới từ Phần Lan, Thụy Sĩ, Đan Mạch và Na Uy. Tại đây, ông Zelensky đã thể hiện sự tư tin về kế hoạch phản công của Ukraine, đồng thời nói về tầm quan trọng của vũ khí phương Tây.

419ff6de-1072
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: pravda

"Cuộc phản công sẽ tới, và tôi tin là nó sẽ thành công. Tôi không thể tiết lộ khi nào chiến dịch sẽ bắt đầu... Có rất nhiều chi tiết phải tính toán, đặc biệt là việc phân bổ vũ khí. Đã có lúc các đồng minh phương Tây khiến chúng tôi thất vọng về việc chuyển giao khí tài", ông Zelensky nói.

Trong cùng ngày, ông Zelensky cũng kêu gọi các nước phương Tây nhanh chóng chuyển giao cho Kiev tiêm kích và vũ khí phòng không hiện đại. Tổng thống Ukraine nhấn mạnh rằng, các loại khí tài này là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ người dân.

"Lực lượng phòng không Ukraine đã đánh chặn 21 trong số 23 tên lửa nhắm vào thành phố Uman hôm thứ Sáu. Nếu không có nỗ lực này, con số thương vong đã lớn hơn rất nhiều. Chúng tôi cần thêm vũ khí phòng không và máy bay chiến đấu để chống lại các nguy cơ không kích", ông Zelensky nói.

Thủ lĩnh Wagner tuyên bố lực lượng này có thể ngừng hoạt động

Theo Reuters, trong ngày 28/4 (giờ địa phương), đoạn video ghi lại cuộc trò chuyện giữa thủ lĩnh tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin và một blogger người Nga đã được đăng tải trên các mạng xã hội. Tại đây, ông Prigozhin bất ngờ thông báo về việc lực lượng Wagner có thể ngừng hoạt động.

eb5715bd54-1073
Thủ lĩnh tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin. Ảnh: Reuters

"Xét về nhu cầu đạn pháo ở tiền tuyến, chúng ta đang đi đến hồi kết của Wagner. Lực lượng này sẽ sớm không còn tồn tại, và sẽ trở thành một phần của lịch sử. Không có gì để lo lắng, những điều như vậy vẫn luôn xảy ra", ông Prigozhin nói.


*************

Thủ tướng Nhật Bản Kishida sẽ đến Hàn Quốc hội kiến Tổng thống Yoon

Reuters

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến sẽ thăm Hàn Quốc trong những tuần tới và hội kiến Tổng thống Yoon Suk Yeol, các quan chức cho biết, đáp lại chuyến thăm Tokyo của nhà lãnh đạo Hàn Quốc vào tháng trước.

Một quan chức chính phủ Nhật Bản và một quan chức khác từ một chính phủ thuộc nhóm G7 cho biết cuộc gặp gỡ dự kiến diễn ra trước khi ông Kishida tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 từ ngày 19 tháng 5.

Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản ngày thứ Bảy cho biết hai bên sẽ gặp nhau vào khoảng ngày 7 hoặc 8 tháng 5, dẫn nhiều nguồn tin ngoại giao giấu tên của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mục tiêu của họ sẽ là khẳng định việc hai nước láng giềng tăng cường hợp tác về vấn đề Triều Tiên trước hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Kyodo cho biết.

Khi được hỏi về những tin tức về hội nghị thượng đỉnh song phương, ông Kishida nói trong những phát biểu được phát trên đài truyền hình công NHK rằng chưa có quyết định cụ thể nào được đưa ra.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày thứ Bảy không hồi đáp yêu cầu bình luận vì không có ai làm việc cuối tuần.

Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn căng thẳng từ lâu vì các vấn đề bao gồm bồi thường thời chiến và thương mại, đã cải thiện trong những tháng gần đây trước các vụ phóng phi đạn thường xuyên của Triều Tiên và sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Hai bên nhất trí khôi phục ngoại giao con thoi khi ông Yoon gặp ông Kishida ở Tokyo vào tháng 3, chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của một tổng thống Hàn Quốc sau 12 năm.

Chuyến thăm gần đây nhất của Thủ tướng Nhật Bản tới Hàn Quốc là của Thủ tướng Shinzo Abe vào năm 2018, theo NHK.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần này ca ngợi những nỗ lực của ông Yoon trong việc cải thiện quan hệ với Nhật Bản trong chuyến thăm của ông Yoon tới Washington. Ông Biden, ông Yoon và ông Kishida sẽ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima, theo các bản tin của truyền thông Nhật Bản.

Kim Yo Jong, người em gái đầy uy quyền của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, nói một thỏa thuận giữa Mỹ và Hàn Quốc trong tuần này về sự cần thiết phải củng cố an ninh của Hàn Quốc sẽ làm tình hình tồi tệ hơn, theo thông tấn xã nhà nước KCNA.

Triều Tiên tin rằng vì lẽ đó nước này phải hoàn thiện hơn nữa khả năng "răn đe chiến tranh hạt nhân," bà Kim được dẫn lời nói.


**********

Chiến sự Ukraine ngày 430: Khu vực Nga kiểm soát bị tấn công dữ dội

Vi Trân

Kho dầu Nga tại Crimea bị cháy lớn

Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại kho chứa dầu của Nga ở thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea trong ngày 29.4. Thị trưởng Mikhail Razvozhayev do Nga bổ nhiệm nói rằng 2 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine đã tấn công, theo TASS. Một chiếc bị lực lượng canh gác của hải quân Nga bắn rơi trong khi chiếc còn lại rơi xuống các bể chứa nhiên liệu gây cháy. Ukraine đã bác bỏ cáo buộc liên quan.

Chiến sự ngày 430: Nga bị tấn công dữ dội; Wagner dự báo ngày Ukraine phản công - Ảnh 1.

Khói bốc lên từ vụ cháy tại Sevastopol ngày 29.4

REUTERS

Chiến sự ngày 430: Nga bị tấn công dữ dội; Wagner dự báo ngày Ukraine phản công - Ảnh 2.

Lửa cháy ngùn ngụt từ kho dầu tại Sevastopol

AFP

Quan chức tình báo quân sự Andriy Yusov của Ukraine nói rằng hơn 10 bể chứa dầu với sức chứa 40.000 tấn dành cho Hạm đội biển Đen của Nga đã bị phá hủy. Ông Yusov không nói Ukraine đứng sau vụ tấn công mà chỉ cho rằng Nga đã bị "trời phạt" sau khi tấn công Ukraine ngày trước đó.

Xem nhanh: Chiến dịch Nga ngày 429, Wagner sắp rã; Mỹ tính kịch bản Ukraine phản công không thành công?

Vụ cháy tại Crimea, lãnh thổ mà Nga sáp nhập vào năm 2014 nhưng Ukraine không công nhận, xảy ra một ngày sau khi Nga phóng tên lửa ồ ạt vào Ukraine lần đầu tiên sau gần 2 tháng. Ukraine nói ngăn chặn 21/23 quả tên lửa hành trình. Các tên lửa còn lại khiến 26 người thiệt mạng, trong đó có 23 người tại thành phố Uman, tỉnh Cherkasy, phía nam thủ đô Kyiv. Trong số những người thiệt mạng có 6 trẻ em, theo trang The Kyiv Independent.

Chiến sự ngày 430: Nga bị tấn công dữ dội; Wagner dự báo ngày Ukraine phản công - Ảnh 4.

Người dân đặt hoa tưởng niệm nạn nhân vụ tấn công tại Uman ngày 28.4

REUTERS

Nga nói không nhắm vào dân thường mà chỉ tấn công vào "các đơn vị dự bị" của quân đội Ukraine nhằm ngăn chặn Kyiv bổ sung lực lượng cho cuộc phản công. Bộ Quốc phòng Anh ngày 29.4 cũng cho rằng nhiều khả năng cuộc tấn công của Nga nhằm ngăn chặn lực lượng dự bị của Ukraine và nguồn tiếp tế quân sự mà nước này mới nhận được.

Ukraine phản công trước 15.5?

Liên quan kế hoạch phản công, người sáng lập Yevgeny Prigozhin của tổ chức đánh thuê Wagner của Nga dự đoán Ukraine sẽ khởi động chiến dịch trước ngày 15.5. Theo ông Prigozhin, đợt mưa lớn cuối cùng sẽ xảy ra vào ngày 2.5 và thời tiết sẽ làm mặt đất khô đi, giúp xe tăng và pháo hạng nặng có thể lăn bánh.

Cố vấn tổng thống Ukraine bác lời tướng Mỹ về viện trợ quân sự

Hôm 28.4, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói rằng quân đội đang trong tình trạng sẵn sàng cao và gần như hoàn tất khâu chuẩn bị, chỉ còn chờ "thời tiết thuận lợi, ý trời" và quyết định của các chỉ huy.

Tờ The New York Times hôm 25.4 trích dẫn thông tin từ tài liệu mật bị rò rỉ của Lầu Năm Góc cho thấy binh sĩ Ukraine dự tính khởi động cuộc phản công theo hướng nam vào tháng 5 với 12 lữ đoàn, mỗi lữ đoàn khoảng 4.000 binh sĩ.

Khu vực Nga kiểm soát bị tấn công dữ dội

Giới chức do Nga bổ nhiệm tại miền nam Ukraine ngày 29.4 thông báo lực lượng Ukraine đang tấn công dữ dội thành phố Novaya Kakhovka, tỉnh Kherson bằng pháo binh và đã cắt đứt nguồn điện.

Các quan chức thân Nga tại đây kêu gọi người dân bình tĩnh và cho biết sẽ cố gắng khôi phục nguồn điện sau khi pháo kích chấm dứt.

Novaya Kakhovka rơi vào tay Nga vào ngày đầu tiên nước này mở chiến dịch quân sự tại Ukraine (24.2.2022). Nơi đây nằm ở thượng nguồn sông Dnipro so với thành phố Kherson và có đập thủy điện Kakhovka, mục tiêu chiến lược mà Moscow đã nhắm đến để kiểm soát.

Nga tung xe tăng T-14 Armata hiện đại nhất vào chiến dịch quân sự ở Ukraine

Ngoài ra, ông Vyacheslav Gladkov, tỉnh trưởng vùng Belgorod miền tây Nga, giáp với Ukraine, ngày 29.4 cho biết 5 ngôi làng tại biên giới đã bị mất điện do Ukraine nã pháo. 

Phía Ukraine chưa bình luận gì về các cáo buộc trên.

Wagner có thể sớm bị xóa sổ?

Ông Yevgeny Prigozhin, người sáng lập tổ chức đánh thuê Wagner đang dẫn đầu chiến dịch Nga ở Bakhmut và hoạt động ở châu Phi, cho hay lực lượng có thể sẽ sớm chấm dứt tồn tại do thiếu thốn đạn pháo ở tiền tuyến.

Ông Prigozhin không ít lần than phiền về cách thức Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ông thường nói phía lực lượng vũ trang chính quy không cung cấp đạn dược khi cần cho các tay súng Wagner và đôi khi tố cáo một số chỉ huy Nga phản bội.

Trùm Wagner bất ngờ tính chuyện giải tán lực lượng?


***********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn