Nguyễn Gia Việt - Nhạc sĩ Xuân Tiên đi về miền xa nhớ

Thứ Bảy, 03 Tháng Sáu 20238:00 SA(Xem: 1361)
Nguyễn Gia Việt - Nhạc sĩ Xuân Tiên đi về miền xa nhớ

xuantien_01 

Nhạc sĩ Xuân Tiên tên thực là Phạm Xuân Tiên, sanh ngày 28 tháng 1 năm 1921 tại Hà Nội, mất ngày 2 tháng 6 năm 2023 ở Úc. Ông là nhạc sĩ đại thọ của làng nhạc vàng Việt Nam, thọ 103 tuổi.

Cuối năm 1942, Xuân Tiên cùng anh trai là nhạc sĩ Xuân Lôi theo gánh hát Tố Như vào Nam trình diễn ở Sài Gòn. Năm 1952 ông vào Sài Gòn sống luôn.

Bài hát đầu tiên của Xuân Tiên là bài "Chờ một kiếp mai", Xuân Tiên viết nhạc Ngọc Bích viết lời :

"Trần gian phũ phàng, buồn theo năm tháng

Tình duyên đành lỡ làng !"

Xưa nay nói về dân Chàm thì thông dụng là bài "Hận Đồ Bàn" của Xuân Tiên

“Về kinh đô ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù

Triền sóng xô, muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ

Người xưa đâu mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu..."

Bài hát buồn nhưng hùng hồn,gợi hình ảnh oai lẫm của vua Chế Bồng Nga xưa. Người Việt mình kể cũng nhìn nhận đúng sự thực ,”uy hiếp quân giặc thù”, giặc ở đây là người Việt chứ ai, kể ra người quốc gia  khá thoáng trong văn hóa. Nhưng "Hận Đồ Bàn" là ẩn cái tình dân tộc của người Việt trong đó, rằng mất nước và vong quốc thì Việt không khéo cũng như Chàm.

Xuân Tiên ca ngợi Huế trong bài "Mong chờ" tả cảnh hát Huế và lòng dạ lữ khách khi neo thuyền  trên sông Hương vào đêm trăng sáng.

"Thuyền ơi sao lênh đênh trôi mãi?

Về đâu ngang qua hay dừng lại

Dừng lại để tôi nhắn ai vài câu"

Biến cố 1954 khi chia cắt Nam Bắc ở sông Bến Hải làm nhiều người Việt Nam bị tổn thương và đau đớn. Có rất nhiều văn nghệ sĩ thành công về đề tài này.

"Đò chiều sông lạ tiễn đưa nhau

Gió nấc từng cơn, sóng vật đầu

Hai ngả lênh đênh trời ngụt khói

Người đi, ta biết trở về đâu?

Cuối thông gà giục sáng từ lâu

Hết một đêm gần

Thôi, xa nhau!

Vĩnh biệt đây chăng? Rằng tạm biệt;

Mà sao bến vắng nặng mây sầu?"

(Vũ Hoàng Chương)

"Sương khuya rơi thấm ướt đôi mi

Tim em lạnh lẽo như chiều đông ngoài biên thùy

Ai gieo chi khúc hát lâm ly

Như khơi niềm nhớ cuộc từ ly lòng não nùng"

(Lam Phương)

Hầu như nhạc viết về biến cố 1954 đều có hơi hám buồn buồn. Duy có Xuân Tiên, viết bài "Khúc hát ân tình" mà thiên hạ kêu là "Tình Bắc duyên Nam” thì âm điệu lại réo rắt tươi vui.

"Người từ (là) từ phương Bắc đã qua giòng sông

sông dài tìm đến phương này, một nhà thân ái.

Ơi ...tình Bắc duyên Nam là duyên

tình chung muôn đời ta đắp xây."

(Nguyên bổn là "giòng sông" vì tác giả người Bắc. Ghi rõ,để lát có bạn bắt giò chữ dòng sông sao thành giòng sông.Mình phải coi tờ nhạc và tác giả là người Miền Bắc).

Một sự thực, trong lịch sử Việt Nam ta, Nam Bắc là đề tài dài và rất tốn nhiều hơi sức đặng bàn tán. Bắc vô Nam, rồi có khi không ưa nhau vì khác văn hóa, cách sống, quan điểm, ẩm thực, phong tục, quyền lợi chánh trị.

Có ba bài nhạc tả cảnh đoàn người di cư Bắc 54 vào Nam là "Anh đi chiến dịch" của Phạm Đình Chương, bài của Lam Phương, bài của Xuân Tiên. Ba bài này đều có chữ "Bắc" ở trong nhạc, nghĩa là "sẽ trở về Bắc".

Xuân Tiên là trai Bắc, ông thích cô thôn nữ Nam, ông đem bông tầm xuân ra dụ gái Nam Kỳ se duyên ở rể, mong muốn cái duyên lành này đơm hoa kết trái và sẽ có nhiều hy vọng mai sau.

"Cùng góp bàn tay thương yêu nhau rồi

Ngô khoai hai mùa ngát một niềm vui chung vui

Cho thơm hương đời lúa vàng tình ơi!

Ngày mai hạnh phúc nơi nơi reo cười

Quê hương thôi đau sầu ngăn sông núi cách chia

Ta đem yêu thương về cho Phương Bắc"

Cái câu "Ta đem yêu thương về cho Phương Bắc" nghe thực thấm thía và đáng suy ngẫm. Ta nghe "Anh đi chiến dịch" thì Phạm Đình Chương đòi "Bao nhiêu chàng trai tay xiết mạnh, thầm hẹn ngày về quê Bắc ơi". Anh Bằng thì mơ "Mẹ ơi ! Con yêu mong chờ. Bao giờ cho đến bao giờ".

Đó là ước muốn quân Nam về Thăng Long, chính một tác giả người Nam là Lam Phương cũng ghi trong bài "Chuyến đò vĩ tuyến" là :

" Hò... hớ .... hò .... hơ!

Em và cùng anh xây một nhịp cầu

Để mai đây quân Nam về Thăng Long

Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng !"

Ông  Phạm Duy cũng làm một bài "Tiếng hò Miền Nam" mà ông lấy luôn điệu hò cấy lúa của dân Nam Kỳ đặt vô.

"Ai về Gia Định Đồng Nai thì về

Ai li hò lờ !

Ai li hò lờ !

Đường về xứ bạn không xa

Qua vùng Đất Đỏ rồi ra Biên Hoà

Ai li hò lờ !

 Ai li hò lớ !

Ai nghe chăng tiếng hò bao la

Những tiếng lòng di cư vẫy vùng theo gió

Ai nghe chăng tiếng người công phu

Biết tìm tự do tránh xa ngục tù"

Nhạc sĩ Vũ Thành có bài "Giấc mơ hồi hương" hướng về đất Bắc rất hay, ông cũng muốn có ngày quê hương

"Rồi đây dù lạc ngàn phương

Ta hướng về chốn sa trường

Cùng dìu nhau sát vai sống trong tình thương

Để cùng say giấc mơ hồi hương"

"Khúc hát ân tình" có nét riêng, rất vui, rất hay, rất hy vọng.

Xuân Tiên còn có bài "Cùng một mái nhà" viết chung Nhật Bằng:

"Đây miền Nam, đây miền Tự Do

Mái nhà êm ấm cho đôi người Bắc Nam sum vầy"

Nhạc sĩ Xuân Tiên đã không còn trên thế gian này. Ông đi về miền thương nhớ vì đã hoàn thành xong bổn phận.

Xin thương yêu đưa tiễn ông!

NGUYỄN GIA VIỆT 02.06.2023

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Vào tháng 11/2013, các nhà chức trách Đức tiết lộ rằng hơn 1.400 tác phẩm nghệ thuật có giá trị đã được tịch thu từ một căn hộ ở Munich của Cornelius Gurlitt,[1]
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Với 'The Greatest Showman', tài tử người Úc đang có cơ hội giành tượng vàng, củng cố vị trí diễn viên thực lực qua vai diễn quan trọng.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20172:00 CH
NS Thành Được được mệnh danh là "Ông Hoàng sân khấu" dù ở tuổi 84 vẫn còn ca vọng cổ rất hay. Đầu tháng 11 vừa qua, trong ngày kỷ niệm lễ thành hôn ông đã công bố một số bức ảnh quý trong ngày cưới cách đây hơn 40 năm.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:36 CH
(HNPD) Thương về quê cũ cuả tôi Mờ sương những sớm giữa trời muà thu, Phủ trên mái lá mịt mù, Cảnh thơ mộng ấy giã từ, Đông sang.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20171:24 CH
( HNPD ) tôi đã có thể đến gần ĐTQ - nhìn QH chỉ thấy QH là QH chứ không mang vào tư ý, tư dục để phải đứng ở một phía của vấn đề hai mặt. Mới đây, nhờ một bạn FB
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20176:06 SA
Cách đây khoảng 40 năm, trên đoạn đường từ ngã tư Hà Lam đến cổng trường trung học Tiểu La – Thăng Bình, người dân ở thị trấn nhỏ
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Sau phát biểu ngày 27/08/2016 tại hội thảo ở Viện Hán – Nôm của PGs Ts Đoàn Lê Giang đề xướng dạy chữ Hán trong trường phổ thông là một phương pháp quan trọng
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20171:00 SA
eethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:56 CH
( HNPD ) Bài thơ này Đặng Xuân Xuyến viết tặng một số bạn đọc có hôn nhân trắc trở, không phải là bài kệ, bài phú luận sao tình dục, vì thế bạn đọc yêu thích môn tử vi chỉ nên coi là những dòng cảm thán về một số trườn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Tháng Tư năm 1970 Paul McCartney tuyên bố rời ban Beatles. Thế giới âm nhạc choáng váng. McCartney bị thiên hạ lên án là người giết chết The Beatles