Chú đái há chú?

Thứ Tư, 15 Tháng Chín 20213:57 CH(Xem: 2696)
Chú đái há chú?

Nhà bác Tuân có dâu mới. Một cô gái hiền lành tuy có lúc hơi tàng tàng tính nhưng được cái thật thà, gặp sao nói vậy. Trước khi cưới về, bác đã biết như thế.

Một hôm đi chợ về, bác gặp ông hàng xóm ở đầu ngõ. Ông phàn nàn:

-Con vợ thằng Thảo chả biết phép tắc gì. Nó chạm mặt tôi bao nhiêu lần, cấm có mở mồm ra chào lấy một câu. Bà về bảo ban nó chứ để thế hàng xóm người ta cười cho.

-Vâng, chú thông cảm, cháu nó chậm mồm chậm miệng, chứ không có ý hỗn hào gì đâu. Để tôi nhắc cháu.

Bữa tối vừa xong. Chờ lúc chỉ còn hai mẹ con dọn dẹp dưới bếp, bác Tuân nhắc khéo:

-Con à, từ giờ đi đâu gặp hàng xóm láng giềng, con chào hỏi người ta một tiếng. Hàng xóm ra vào nhìn thấy nhau, phải chào hỏi cho có đầu đuôi chứ ai lại cứ thế mà đi. Không được đâu.

 Cô con dâu phân bua:

-Nhưng con có biết ai vào ai đâu mà chào. Với lại lỡ xưng hô nhầm, chú lại gọi bằng anh, bà lại gọi bằng bác thì chết.

-Nhầm còn hơn không chào. Sau này quen thì hết nhầm.

Bà mẹ chồng hơi gằn giọng.

-Mà tự nhiên “cháu chào cô, cháu chào bác” con ngại lắm. Con không quen chào kiểu ấy.

Cô con dâu nhăn nhó.

-Ai bắt mày chào như cái máy. Ra ngõ gặp người ta, gật đầu hỏi một câu xã giao. Ví dụ “cô đi chợ à.?” Hay “bác đi làm về à?”, là được. Thấy người ta làm cái gì thì hỏi cái đấy thay cho lời chào.

-Vâng, con nhớ rồi.

đái đường - toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
Ảnh minh họa


Mấy hôm sau, vẫn ông hàng xóm ấy, lại phàn nàn với bác Tuân lúc gặp bác đi lĩnh lương hưu về:

-Vợ thằng Thảo, đúng là…. Từ giờ bà bảo nó gặp tôi thì đừng chào hỏi gì nữa.

-Ông làm sao thế? Không chào cũng kiện. Chào cũng kiện. Thế ý ông là sao?

-Bà về mà hỏi nó ấy.

Nói xong, ông hàng xóm mặt hằm hằm đi về trước.

Bác Tuân hỏi con dâu:

-Con làm gì mà khiến chú Khiếu chú phàn nàn thế?

Cô con dâu thanh minh:

-Con làm gì đâu. Thì tối hôm kia con đi có việc về, thấy chú ấy đứng đái ở hàng rào dâm bụt thì con chào.

Bác Tuân choáng váng:

-Giời ơi. Nếu lỡ thấy thì phải lờ đi chứ còn chào hỏi cái gì. Thế con chào làm sao?

Cô con dâu trả lời, thật thà đến khó tin:

-Con hỏi, chú đái hả chú. Vậy mà chú ấy cũng có trả lời con đâu.

Bác Tuân chết lặng người trước vẻ hồn nhiên của cô con dâu. Chưa kịp định thần lại thì cô nàng bồi thêm câu nữa:

-Thôi lần sau con không chào ông ấy đâu. Chào không thưa, mất công.

Nói xong, cô giận dỗi bỏ ra ngoài. Chẳng thèm để ý đến bà mẹ chồng đứng ngây đơ ra một chỗ, miệng méo xệch không biết đang cười hay đang khóc.

Phạm Thanh Nghiên

Nguồn: https://phamthanhnghien.blogspot.com/2021/08/chu-ai-ha-chu-nha-bac-tuan-co-dau-moi.html

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Tháng Bảy1954, hiệp định Giơ-neo [Genève, tiếng Pháp] được ký kết, hứa hẹn mang lại hoà bình nhưng lại chia cắt đất nước theo sông Bến Hải, ranh giới phía Nam của tỉnh nhà.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Thằng Nhứt chở Ty Na đến đón Jenny, bạn của Ty Na và thằng “Tùng bóng”, lối xóm của Ty Na muốn đi theo chơi chung cho vui. Cả bọn bốn đứa có hẹn chiều nay ra khu Việt Nam
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20177:21 CH
Đã 3 năm, Nguyễn có cái tiệm nhỏ, bán nữ trang loại rẻ tiền, nằm trong một căn phố lớn chia làm ba gian,...
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20178:35 SA
Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, khi đó tôi còn là cậu học trò trung học ở một vùng quê nghèo của xứ Ninh Thuận
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:20 CH
Hơn 1 năm sau, tôi may mắn thoát ra khỏi thiên đàng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nơi “đáng sống thứ 2 trên thế giới”
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 201811:10 SA
Tôi đang cố tình quên anh, vì để làm được điều này tôi nhất định tạm ngưng không gửi bài đến tờ báo do anh phụ trách hoặc giở đọc những trang báo có bài viết của anh
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20178:00 CH
Chúng tôi quyết định về thăm nhà khi cô em tôi cho hay sức khoẻ không mấy khả quan của mẹ tôi.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20174:20 CH
Quê tôi bên bờ sông* Chợ Gạo. Người bạn nhỏ cùng trường, Nguyễn Thị Sứ đã viết về quê hương thân mến:
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:52 CH
Cát bụi rồi sẽ trở về với cát bụi. Thế thì tiếc làm chi các xác thân tạm bợ này! Nếu sau khi mình ra đi mà vẫn còn có ích cho người khác thì đó chính là một niềm an ủi và hạnh phúc