‘Xôi năm đồng' của Nội

Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20178:35 SA(Xem: 8690)
‘Xôi năm đồng' của Nội




Xôi đậu phộng.
(Hình: pinterest.com)


Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, khi đó tôi còn là cậu học trò trung học ở một vùng quê nghèo của xứ Ninh Thuận đầy nắng gió và cái gì cũng thiếu. Không điện, không nước máy, không vui chơi giải trí, vì vậy, sau bữa cơm tối, dưới ánh đèn dầu leo lét, tôi và đám bạn chẳng biết làm gì ngoài việc vùi đầu vào sách vở. Có hôm mệt quá ngủ sớm, sáng nhờ Nội đánh thức, dậy học bài.

Ngày nào cũng như ngày nào, Nội thức dậy từ ba bốn giờ sáng nấu xôi bán cho đám học trò và bà con lao động trong vùng.
Công đoạn nấu xôi cũng đơn giản nhưng kỳ công. Đốt củi, nhóm lò rồi trộn nếp và đậu phộng cho vào xửng hấp. Đáy xửng bỏ thêm ít lá dứa. Để cho xôi được thơm, dẻo, nếp phải là loại ngon, đậu hạt phải to và ngâm từ chiều hôm trước. Xôi nấu chừng một đến hai tiếng sau là chín. Tuy nhiên, đó chỉ mới là phần xôi, phải thêm chút muối mè (làm từ hỗn hợp gồm muối, đường và đậu phộng giã nát) và dừa nạo nữa mới thành món ‘xôi thượng hạng.’

Mà dừa cũng phải biết cách chọn những quả khô, cơm dày, bào đúng cách mới cho ra được những sợi dài, ngon và bắt mắt đám học trò.

Sáng nào cũng vậy, trên đường đến trường, chúng đi ngang qua quán và kêu:

“Bà Ba, bán con gói xôi, nhiều dừa”.

Khác với bây giờ, xôi được gói trong giấy báo hoặc miếng ni lông, kèm thêm cái muỗng nhựa be bé, xôi hồi trước được gói bằng lá chuối được lau sạch, còn muỗng thì làm từ thân của cành dừa cắt ra. Ăn tại chỗ thì có dĩa muỗng bình thường, còn mang đi thì gói lại. Mỗi gói 5 đồng, tiền trao xôi múc. Chưa có tiền xôi múc, trả sau, Nội cũng đồng ý luôn.

Tôi nhớ có lần, thằng T. và thằng H. dậy sớm, nghe mùi thơm của xôi, nghĩ tới vị dẻo của nếp, vị bùi của đậu phộng, vị béo của dừa, vị mặn ngọt của muối mè, hai thằng chảy nước miếng, bụng xôi ùng ục, bèn giả vờ lăng xăng, đứa xếp bàn ghế, đứa phụ bào dừa. Xong xuôi, bẽn lẽn nói với Nội:

“Nội bán con gói xôi, mai mốt, ba con gửi tiền ra trả Nội”.

Nội cười và bảo:

“Con cháu trong nhà, miễn, nhưng nhớ lần sau, đừng có chôm đường, đậu,… của Nội nấu chè nữa nha con!”

Ấy thế mà quán xôi ngày nào cũng đã hơn 30 năm rồi. Vật đổi sao dời, quê cũng đã có điện, có nước máy, có mì, có phở thay cho xôi, có nhiều nơi vui chơi giải trí. Còn Nội, giờ đã ngoài 90, ung dung tự tại của tuổi già.

Mỗi khi con cháu sum vầy, Nội vui, Nội cười, hàm răng của Nội trắng tinh, toát vẻ an nhiên như Xôi của nội ngày xưa. Không ồn ào, không tranh luận, không triết lý sâu xa, chỉ đơn giản như là con thuyền chở đầy ắp kỷ niệm một thời khốn khó của nhiều lứa học trò mà bây giờ, nhiều người đã thành danh là bác sỹ, kỹ sư, nhà báo hay thương gia,…

Nhờ gói ‘xôi năm đồng' của Nội ngày xưa mà tôi có được hình hài hôm nay. Đôi gánh trĩu nặng trên vai Nội ngày nào, giờ không còn nữa. Thay vào đó, là trách nhiệm của con cháu, của các thế hệ học trò từng ăn xôi của Nội.

Và mỗi lần nhớ quê, y như rằng, lại nhớ ‘xôi năm đồng’ của Nội!
Quý Nguyễn
October 30, 2017
-https://www.nguoi-viet.com
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Trong lúc bà bệnh, người ta đã tới nhà gây sức ép để bà viết giấy tuyên bố rời bỏ tổ chức này vì nó đã “nhận tiền của bọn phản động nước ngoài”, song bà kiên quyết từ chối
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Tháng Bảy1954, hiệp định Giơ-neo [Genève, tiếng Pháp] được ký kết, hứa hẹn mang lại hoà bình nhưng lại chia cắt đất nước theo sông Bến Hải, ranh giới phía Nam của tỉnh nhà.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Thằng Nhứt chở Ty Na đến đón Jenny, bạn của Ty Na và thằng “Tùng bóng”, lối xóm của Ty Na muốn đi theo chơi chung cho vui. Cả bọn bốn đứa có hẹn chiều nay ra khu Việt Nam
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20177:21 CH
Đã 3 năm, Nguyễn có cái tiệm nhỏ, bán nữ trang loại rẻ tiền, nằm trong một căn phố lớn chia làm ba gian,...
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:20 CH
Hơn 1 năm sau, tôi may mắn thoát ra khỏi thiên đàng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nơi “đáng sống thứ 2 trên thế giới”
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 201811:10 SA
Tôi đang cố tình quên anh, vì để làm được điều này tôi nhất định tạm ngưng không gửi bài đến tờ báo do anh phụ trách hoặc giở đọc những trang báo có bài viết của anh
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20178:00 CH
Chúng tôi quyết định về thăm nhà khi cô em tôi cho hay sức khoẻ không mấy khả quan của mẹ tôi.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20174:20 CH
Quê tôi bên bờ sông* Chợ Gạo. Người bạn nhỏ cùng trường, Nguyễn Thị Sứ đã viết về quê hương thân mến:
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:52 CH
Cát bụi rồi sẽ trở về với cát bụi. Thế thì tiếc làm chi các xác thân tạm bợ này! Nếu sau khi mình ra đi mà vẫn còn có ích cho người khác thì đó chính là một niềm an ủi và hạnh phúc