MỘT MẢNH ĐỜI- MỘT GIẤC MƠ

Thứ Bảy, 25 Tháng Tám 20186:00 SA(Xem: 5991)
MỘT MẢNH ĐỜI- MỘT GIẤC MƠ

MỘT MẢNH ĐỜI- MỘT GIẤC MƠ

FB Loc Duong Nghe cái tên bọn trẻ gọi "Dì Hai khoai lang" tưởng là ghê gớm lắm, nhưng thật ra Dì mới chỉ đi bán khoai khoảng 5 năm nay thôi. Và việc phải chọn gánh khoai làm kế mưu sinh hoàn toàn là do "cái bọn chó đẻ nhà nước này xui khiến", theo như lời Dì nói.
36957887_10212707416460830_4064449383247118336_n
Dì sinh ra trong một gia đình cũng không đến nổi tệ. Mẹ bán khoai lang, cha làm phụ hồ. Là con một trong nhà nên Dì được đi học và Dì học rất giỏi. Các loại giấy khen nhà trường và tổ dân phố cấp dư sức để mẹ Dì tha hồ gói khoai lang. Rồi Dì tốt nghiệp đại học. Đó là năm hạnh phúc nhất trong đời Dì. Cuộc đời như thể màu hồng. Cha Dì đi làm ở đâu cũng đem Dì ra khoe, còn mẹ Dì thì bất cứ ai mua khoai đều được nghe nhóc một lổ tai về sự học giỏi giang của Dì.

36915660_10212707418940892_4787216663185457152_n

Nhưng niềm vui không kéo dài được lâu khi thực tế ập đến. Dì không xin được việc làm. Đi tới đâu người ta cũng nháy mắt đòi thủ tục "đầu tiên", toàn là chục triệu, có nơi còn đòi tới trăm triệu. Đào đâu ra "bác hồ" bây giờ? Thế là Dì phải ở nhà loanh quanh phụ mẹ bán khoai. Cha Dì buồn quay quắt, suốt ngày lôi rượu ra uống và chửi chính phủ từ trên xuống dưới. Mấy người tổ dân phố sợ lắm, dạo trước còn thỉnh thoảng đến thu tiền hoặc nhắc nhở treo cờ, bây giờ cạch không dám đến, thế nào cũng có xô xát. Cả mấy chàng trai theo đuổi Dì cũng không ai dám léo hánh tới vì sợ dính líu tới "phản động".

Dì chỉ lấy được chồng khi cha Dì ít năm sau chết vì uất ức. Chết mắt cứ mở trừng trừng, bao nhiêu người làm đủ mọi cách cũng không làm cho ông nhắm mắt được, cuối cùng phải phủ miếng khăn đỏ lên mặt rồi đem đi thiêu. Dì lấy chồng không phải vì yêu mà vì cảm kích người đàn ông xấu xí, từng có một đời vợ, đã bỏ tiền ra lo cho đám ma cha Dì được phần tươm tất.

Chồng Dì làm tài xế xe hàng. Hai vợ chồng có được 3 đứa con. Cuộc sống hạnh phúc, ít khi nào gây lộn. Dì cảm thấy mãn nguyện. Nhưng cái số Dì là số ăn mày, mới sướng được một chút thì tai họa ập tới liền liền: Mọi lần chạy xe, chồng Dì phải hối lộ, đút tiền cho cảnh sát giao thông là chuyện thường, tự dưng bữa đó chồng Dì trở chứng, không lòi tiền ra, lại còn cự cãi quyết liệt. Thế là bị bắt về tội chống người thi hành công vụ. Cò chạy án tới nhà rần rần, "tội này nhẹ, 50 triệu tại ngoại, 100 triệu bảo đảm miễn tố luôn". Dì đâu có tiền, đi mượn cũng không ai cho. Người ta đưa chồng Dì vào trại tạm giam, ở chưa được ba tháng thì xích mích sao đó, tụi đại bàng, đầu gấu đánh chồng Dì chết trên đường đưa tới bệnh xá.

Còn lại một mình Dì với 3 con và mẹ già phải nuôi, Dì còn không mau nối nghiệp mẹ gánh gánh khoai ra đường kiếm lấy cái ăn? Dẫu rằng Dì chẳng bao giờ được ăn no. Cơm thì nhường cho 3 đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Khoai cũng không dám ăn vì sợ cụt vốn. Dì chỉ thấy mình được no khi ăn trong những giấc mơ thôi. Giống như một lời thơ của Trần Mạnh Hảo: " củ khoai không vùi trong bếp, củ khoai vùi trong giấc ta mơ..." Cho nên Dì rất thích ngủ. Cho nên Dì rất thèm ngủ.


Như mới hôm qua thôi, trời nắng nóng, lại đá banh World Cup, không ai mua khoai hết. Dì bèn vào ngồi ngủ ngon lành dưới một mái hiên. Và giấc mơ đẹp lại đến với Dì.

Dì mơ thấy mình đi lạc vào một cung điện, trên sân khấu cao ngất có 3 người đứng uống rượu. Một ông cao lớn thấy gánh khoai của Dì thì thích lắm, ra hiệu sẽ mua mão hết số khoai và đậu phộng ế của Dì. Nhưng cái ông đầu bạc nói " khoai Việt Nam không ngon bằng khoai trung Quốc". còn ông đầu hói mà lại niễng niễng thì nói "đậu phộng Việt Nam cũng không ngon bằng đậu phộng Trung Quốc, xin ngài đừng mua". Rồi ông đầu bạc kêu gia nhân lôi Dì ra ngoài. Ra tới cửa, người gia nhân lén đưa cho Dì một nồi cơm to, Dì ăn loáng cái hết, mà vẫn còn thòm thèm. Dì đang định vét sạch đáy nồi thì có người lay lay vai Dì.

36933380_10212707417620859_4064337761342062592_n

Mở mắt ra, Dì thấy một người công an đang bóp vai Dì đau điếng: " Đi chỗ khác, sao lại ngủ ở đây? Bộ muốn ở tù hả?". Sợ quá, Dì quảy gánh khoai và đậu phộng ế đi một nước. Dì mang phận dân đen nên không biết rằng chỗ Dì ngủ là gần cổng của một quan lớn. Ở trong tòa nhà đó, ngồi trên những bộ bàn ghế tiền tỷ là những ông quan lãnh đạo. Họ đang nói chuyện về những dự án lớn lao của đất nước, họ đang nói toàn những chuyện tầm vĩ mô nhưng tuyệt nhiên không có chuyện nào liên quan đến việc cứu rổi những mảnh đời bất hạnh như mảnh đời của Dì Hai Khoai Lang mà ngày xưa đã từng tốt nghiệp đại học, đã từng mơ sánh vai cùng bạn bè thế giới.../.

Loc Duong

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Tháng Bảy1954, hiệp định Giơ-neo [Genève, tiếng Pháp] được ký kết, hứa hẹn mang lại hoà bình nhưng lại chia cắt đất nước theo sông Bến Hải, ranh giới phía Nam của tỉnh nhà.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Thằng Nhứt chở Ty Na đến đón Jenny, bạn của Ty Na và thằng “Tùng bóng”, lối xóm của Ty Na muốn đi theo chơi chung cho vui. Cả bọn bốn đứa có hẹn chiều nay ra khu Việt Nam
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20177:21 CH
Đã 3 năm, Nguyễn có cái tiệm nhỏ, bán nữ trang loại rẻ tiền, nằm trong một căn phố lớn chia làm ba gian,...
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20178:35 SA
Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, khi đó tôi còn là cậu học trò trung học ở một vùng quê nghèo của xứ Ninh Thuận
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:20 CH
Hơn 1 năm sau, tôi may mắn thoát ra khỏi thiên đàng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nơi “đáng sống thứ 2 trên thế giới”
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 201811:10 SA
Tôi đang cố tình quên anh, vì để làm được điều này tôi nhất định tạm ngưng không gửi bài đến tờ báo do anh phụ trách hoặc giở đọc những trang báo có bài viết của anh
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20178:00 CH
Chúng tôi quyết định về thăm nhà khi cô em tôi cho hay sức khoẻ không mấy khả quan của mẹ tôi.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20174:20 CH
Quê tôi bên bờ sông* Chợ Gạo. Người bạn nhỏ cùng trường, Nguyễn Thị Sứ đã viết về quê hương thân mến:
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:52 CH
Cát bụi rồi sẽ trở về với cát bụi. Thế thì tiếc làm chi các xác thân tạm bợ này! Nếu sau khi mình ra đi mà vẫn còn có ích cho người khác thì đó chính là một niềm an ủi và hạnh phúc