Bác sĩ thật khuyên không nên tin 'bác sĩ Google'

Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201711:59 SA(Xem: 7895)
Bác sĩ thật khuyên không nên tin 'bác sĩ Google'

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tin "bác sĩ Google" và dùng kháng sinh cho trẻ em là một trong những nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh.

Tại buổi sinh hoạt khoa học sáng 17-11 về kháng kháng sinh, Phó GS. Tiến sĩ Tiến Dũng cho biết kiến thức y khoa cập nhật liên tục nên người dân không nên tin vào "bác sĩ Google".

Thời gian lưu thông tin của Google rất dài, có những bài viết đã trên 10 năm vẫn nằm trên mạng và kiến thức hiện tại đã khác rất nhiều. Nhưng nhiều gia đình lại có thói quen nếu có bệnh thì tra Google xem đó là bệnh lý gì, chữa trị ra sao và áp dụng.

bac si that khuyen khong nen tin bac si google
Ảnh minh họa.

"Trước đây, khi trẻ em có dịch mũi màu xanh hoặc vàng thì bác sĩ cũng như các mẹ đều cho dùng kháng sinh vì lo ngại tình trạng nhiễm khuẩn. Nhưng thực tế, dịch mũi màu xanh và vàng lại có thể thể hiện bệnh sắp khỏi và không cần kháng sinh" - ông Dũng nêu ví dụ.

Một kiến thức mới cập nhật nữa là trước đây khi trẻ đau tai và viêm tai thì bác sĩ sẽ kê kháng sinh. Nhưng nay, nếu tai không chảy dịch thì bác sĩ sẽ để trẻ chờ thêm 2 ngày, nếu bệnh không tăng nặng thì không cần dùng kháng sinh.

"Nếu tra Google thì những dấu hiệu này có thể được hướng dẫn theo cách cũ và không phù hợp, chưa kể kiến thức lưu giữ có thể sai mà người nhà trẻ do không có kiến thức chuyên môn có thể không phân biệt được đúng - sai" - ông Dũng cho biết.

Ông Dũng cũng cho hay tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam là khá trầm trọng. Trong điều trị cho trẻ em, các bác sĩ đang phối hợp nhiều biện pháp để chất lượng điều trị tốt hơn, như cho trẻ rửa mũi sạch nếu chảy dịch mũi xanh, vàng thay vì 100% cho dùng kháng sinh như kiểu cũ. Hoặc sử dụng phương pháp "ly giải vi khuẩn", sử dụng vi khuẩn đã được làm yếu để tăng cường miễn dịch, giúp trẻ có khả năng chống lại bệnh tật.

 

L.Anh

Theo Tuổi trẻ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:08 CH
Tại sao buổi tối sẽ buồn ngủ, buổi sáng sẽ tự nhiên tỉnh lại? Tại sao phải ăn cơm sáng, trưa, tối? Giải Nobel năm 2017
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20177:03 CH
Tụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp, là hiện tượng khi huyết áp của người bình thường bị thấp, dưới 90mmHg