Bệnh tim có kiêng “chuyện ấy”? ( Nếu có, Tim của Bác Hồ rất khoẻ mạnh )

Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH(Xem: 7431)
Bệnh tim có kiêng “chuyện ấy”? ( Nếu có, Tim của Bác Hồ rất khoẻ mạnh )

Bệnh tim có kiêng “chuyện ấy”? - Ảnh 1.

Mới đây, trong một lần quan hệ với vợ, ông N.H.D. - 48 tuổi, ngụ Q.5, TP.HCM - đã lên cơn đau tim đột ngột, ngạt thở, mặt mày tím tái. Ông D. được người nhà nhanh chóng đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược. Tại đây, ông được chẩn đoán suy tim mức độ 2 do bệnh động mạch vành.

Hiểu cơ thể để "yêu nhau"

Các bác sĩ đã tích cực hồi sức và cứu sống được ông D.. Sau khi phục hồi, ông được bác sĩ thông báo về tình trạng bệnh của bản thân, đồng thời được tư vấn về chế độ sinh hoạt tình dục phù hợp, không cố quá sức.

Hoạt động tình dục đúng mức, phù hợp không những giúp duy trì chất lượng cuộc sống và tinh thần tích cực đối với người bệnh, mà còn giúp bảo vệ hạnh phúc gia đình và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Còn chị T.T.V. - 45 tuổi, ngụ Đồng Nai - đã phục hồi và giảm thiểu nguy cơ biến cố tim mạch xuống mức thấp sau khi được thực hiện thủ thuật can thiệp mạch vành tại Bệnh viện Đại học Y dược. Thế nhưng do lo sợ thái quá, chị V. đã dừng luôn chuyện phòng the với chồng vì cho rằng nếu làm chuyện đó sẽ khiến... bệnh tái phát nặng hơn. 

Điều này đã khiến vợ chồng chị thường xuyên bất hòa, thậm chí chồng chị còn nói "bóng gió" sẽ ly hôn làm chị vô cùng đau khổ. Nhờ bạn bè động viên, giới thiệu, chị V. đã quyết định tìm đến bệnh viện để khám. Sau khi được các bác sĩ tim mạch tư vấn, chị V. đã trở lại cuộc sống thoải mái bên gia đình.

Theo các bác sĩ, tình dục không chỉ là việc giao hợp đơn thuần, mà là hoạt động liên quan trực tiếp đến nhịp tim và huyết áp. Vì vậy, đối với những người mắc bệnh tim mạch và huyết áp, khi "yêu nhau" cần được quan tâm chú ý và có chế độ sinh hoạt khác với người bình thường. Thế nhưng trong thực tế vấn đề nhạy cảm này rất ít được các bác sĩ tim mạch đề cập, tư vấn cho người bệnh. 

Khi có trục trặc về sinh hoạt tình dục, phần lớn người bệnh tim mạch rất ngại ngùng, không đến khám tại các cơ sở y tế. Lúc đó, người bệnh có hai xu hướng: hoặc tìm cách giấu giếm tình trạng bệnh, cố gắng duy trì sinh hoạt tình dục như người khỏe mạnh, hoặc có những người bệnh lo sợ sinh hoạt tình dục sẽ làm bệnh nặng hơn lại "kiêng cữ" quá mức. Cả hai xu hướng này đều sai lầm vì người bệnh tim mạch hoàn toàn có thể sinh hoạt tình dục, nhưng cần có chế độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân để không gây ra những biến cố tim mạch.

Ba nhóm nguy cơ biến cố tim mạch

Dựa trên những khảo sát, nghiên cứu khoa học về hoạt động tình dục trên người bệnh tim mạch, năm 2015, một nhóm giáo sư, bác sĩ người Canada đã tạo ra mô hình KiTOMI giúp các bác sĩ tim mạch có thể đo lường, xếp loại các mức độ nguy cơ biến cố theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. Từ đó đưa ra những tư vấn chuyên môn cũng như chế độ sinh hoạt tình dục phù hợp với từng đối tượng như hôn, âu yếm, yêu bằng miệng hay quan hệ. 

Và dựa trên kết quả khám, xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xếp loại người bệnh vào nhóm phù hợp (có 3 nhóm) và tư vấn cho người bệnh về mức độ sinh hoạt tình dục. Những thông tin này được các bác sĩ thông tin tại hội nghị khoa học "Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch hiện nay", do Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tổ chức vào ngày 3 và 4-11.

PGS.TS.BS Trương Quang Bình, phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược kiêm giám đốc Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược, khuyến cáo người bệnh tim mạch nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện những nguy cơ biến cố tim mạch có thể xảy ra. Đặc biệt đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, người bệnh tim mạch càng không nên tự ý quyết định mức độ sinh hoạt trước khi có tư vấn chuyên môn của bác sĩ.
TUOI TRE ONLINE

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Từ lâu dân gian đã biết, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là dược liệu chữa bệnh như đau xương khớp, đau bụng, cảm cúm... Vì sao tỏi chữa được cảm cúm?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…