Lần đầu tiên: sửa gen trực tiếp trong cơ thể bệnh nhân

Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20172:00 CH(Xem: 7236)
Lần đầu tiên: sửa gen trực tiếp trong cơ thể bệnh nhân

Một người đàn ông 44 tuổi tại California (Mỹ) đã trở thành người đầu tiên được sửa gen trực tiếp ngay trong cơ thể mình. Kết quả ca sửa gen này dự kiến sẽ có sau ba tháng.

Lần đầu tiên: sửa gen trực tiếp trong cơ thể bệnh nhân
ảnh minh họa

Bệnh nhân Brian Madeux mắc hội chứng Hunter - một căn bệnh di truyền nghiêm trọng gây suy nhược cơ thể liên quan đến việc thiếu enzyme iduronate-2-sulfatase (I2S).

Người bị hội chứng Hunter không thể phân giải các phân tử đường lớn (glycosaminoglycans), khiến những chất này tích tụ lại trong cơ thể và gây nhiều vấn đề sức khỏe, dẫn đến suy giảm tuổi thọ.

Tính đến thời điểm trị bệnh, Madeux đã phải phẫu thuật 26 lần để điều trị những căn bệnh như thoát vị bẹn, suy giảm chức năng thị giác và thính giác, gai cột sống… Năm 2016, người đàn ông này bị viêm phổi nặng.

Trong vòng 3 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đã truyền vào cơ thể Madeux một loại virus biến đổi gen thông qua đường truyền tĩnh mạch. Virus này sẽ lây nhiễm vào gan, sau đó thay đổi gen của 1% các tế bào tại đây trong vòng một tháng.

Liệu pháp chữa bệnh này được đặt tên là SB-913 dựa trên kỹ thuật chỉnh sửa gen ZFN (zinc finger nucleases).

Bà Sandy Macrae, giám đốc điều hành của Sangamo Therapeutics, công ty công nghệ gen đang tiến hành cuộc thử nghiệm, cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử các bác sĩ trực tiếp chỉnh sửa DNA bên trong cơ thể bệnh nhân.

Dự kiến, toàn bộ quá trình điều trị mất khoảng ba tháng để các virus biến đổi gen xâm nhập và làm thay đổi hết 1% tế bào trong gan bệnh nhân.

Sau khi có kết quả ca điều trị của Madeux, các nhà khoa học hi vọng sẽ tiếp tục mở rộng thử nghiệm trên 30 bệnh nhân trưởng thành.

Kể cả khi ca điều trị thành công, bệnh nhân Madeux cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn những căn bệnh ông từng mắc. Tuy nhiên, ông sẽ thoát khỏi nguy cơ bị mắc các bệnh mới do hội chứng Hunter gây ra.  

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…