Lý do chúng ta luôn "học trước quên sau" và bí kíp để ghi nhớ "siêu" như máy tính

Thứ Ba, 13 Tháng Ba 20182:00 CH(Xem: 8955)
Lý do chúng ta luôn "học trước quên sau" và bí kíp để ghi nhớ "siêu" như máy tính

Chẳng ai có thể nhớ được tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, quên quá nhanh, quá nhiều thì không hề tốt một chút nào. Và muốn nhớ được lâu, được nhiều thì phải có cách.

"Học trước quên sau" là tình cảnh mà rất nhiều người trong chúng ta - kể cả học sinh, sinh viên hay người đi làm - đều đã từng trải qua.

Dù là điều bình thường, nhưng quả thực đây là chuyện không ai mong muốn. Chúng ta muốn nhớ được mọi kiến thức cần thiết để phục vụ công việc và học tập, và điều này càng đúng hơn trong những kỳ thi.

Vậy phải làm thế nào để có thể nhớ mà quên "ít" hơn bình thường? Dưới đây là một số phương pháp do Hermann Ebbinghaus - nhà tâm lý học người Đức soạn ra. Thử làm theo xem, rồi bạn sẽ thấy ngạc nhiên đấy.

Tại sao chúng ta cứ quên mọi thứ?

Nếu cứ liên tục nạp thông tin, não sẽ bị quá tải.
Nếu cứ liên tục nạp thông tin, não sẽ bị quá tải.

Nhiều người vẫn tưởng rằng chúng ta mới chỉ khai thác được 10% não bộ, nhưng sự thực thì không phải thế. Bất kỳ công việc nào bạn làm cũng đỏi hỏi nhiều bộ phận khác nhau trong não bộ vận hành. Hay nói cách khác, não bộ luôn phải vận hành hết công suất.

Nếu cứ liên tục nạp thông tin trong tình trạng ấy, não sẽ bị quá tải. Do đó, tạo hóa đã để lại cho chúng ta một cơ chế tự vệ, đó là... xóa bớt những thông tin được đánh giá là vô dụng.

Nhưng thế nào là vô dụng? Trên thực tế, mọi thông tin bạn mới tiếp xúc đều sẽ được lưu vào khu trí nhớ ngắn hạn. Nếu như không được nhắc lại, không sử dụng thường xuyên, các thông tin ấy sẽ được xếp vào hàng vô dụng, và bị xóa đi rất nhanh.

Thời gian thông tin từ lúc được ghi nhớ cho đến khi quên được Ebbinghaus thể hiện qua biểu đồ mang tên: Đường quên lãng. Theo đó thì chỉ sau 1h, chúng ta quên đến hơn 1/2 thông tin thu nạp. Và sau 1 tuần, chúng ta chỉ còn có thể nhớ khoảng 20%.

Vậy làm sao để nhớ được mọi thứ?

Đường quên lãng

Câu trả lời là không thể, nhưng chúng ta vẫn có cách để hạn chế thông tin bị quên, đó là biến các thông tin vô dụng trở thành hữu dụng bằng việc lặp lại thông tin đó (công việc được bao đời học sinh gọi với cái tên trừu mến là... "tụng bài").

Để ghi nhớ thật nhanh, Ebbinghaus đề xuất rằng bạn cần "tụng" lại thông tin ấy qua 4 lần. Lần đầu là ngay sau khi học, hãy đọc lại lần nữa. 3 lần lặp tiếp theo sẽ lần lượt theo chu kỳ: sau 15 - 20 phút; sau 6 - 8h; và sau 24h.

Còn để ghi nhớ trong dài hạn, quá trình đọc lại phải phân thành 5 giai đoạn. Đầu tiên vẫn là ngay sau khi học. Tiếp đó là sau 20 - 30 phút; sau 24h; sau 2 - 3 tuần; và sau 2 - 3 tháng.

Bên cạnh đó, Ebbinghaus còn đặt ra 10 bí quyết để bạn ghi nhớ tốt hơn.

10 bí quyết giúp bạn ghi nhớ tốt hơn

  1. Hãy học hiểu, đừng học vẹt. Thông tin bạn hiểu được có thể ghi nhớ nhanh hơn gấp 9 lần.
  2. Chỉ học những thông tin cần thiết, đừng cố ôm đồm mọi thứ. Hãy đặt ưu tiên của bạn cho chuẩn xác.
  3. Lưu ý: Những thứ học đầu tiên và cuối cùng bao giờ cũng dễ nhớ nhất.
  4. Hãy đọc nhiều chủ đề khác nhau. Nhớ nhé, các ký ức tương tự như nhau có thể bị trộn lẫn thành một mớ hỗn độn, và bạn quên rất nhanh.
  5. Học những thứ đối lập. Ví dụ khi học một ngôn ngữ mới, hãy học thành cặp từ: ngày - đêm, tối - sáng. Các từ đối lập sẽ dễ nhớ hơn.
  6. Kết nối những thứ cần nhớ đến ngoại cảnh. Ví dụ bạn đang ở trong một căn phòng, hãy thử kết nối các kiến thức với thứ gì đó trong phòng. Sau đó, chỉ cần nhớ về căn phòng đó là bạn có thể nhớ lại được nhiều kiến thức đấy.
  7. Nghĩ đến một câu chuyện: Nếu phải nhớ quá nhiều thông tin, hãy thử sắp xếp nó vào một câu chuyện. Nhưng không phải xếp bừa, mà những thứ cần nhớ sẽ được đặt vào các đoạn "plot twist".
  8. Ghi âm: Thu lại những thông tin cần học rồi nghe. Phương pháp này phù hợp với những người có khả năng tiếp thu khi nghe giảng tốt.
  9. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi học. Đây là cách để kích hoạt cái gọi là "trí nhớ cơ bắp", để gợi nhớ sau này dễ hơn.
  10. Chọn nguồn thông tin chuẩn nhất: Đừng dùng sách hoặc các phương pháp quá cũ. Mọi thứ có thể đã thay đổi theo thời gian, nên đừng phí công vào những kiến thức chưa chắc đã được sử dụng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Từ lâu dân gian đã biết, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là dược liệu chữa bệnh như đau xương khớp, đau bụng, cảm cúm... Vì sao tỏi chữa được cảm cúm?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.