FDA Mỹ lần đầu tiên phê chuẩn thuốc cải thiện chiều cao cho trẻ bị lùn

Chủ Nhật, 28 Tháng Mười Một 20211:00 CH(Xem: 2173)
FDA Mỹ lần đầu tiên phê chuẩn thuốc cải thiện chiều cao cho trẻ bị lùn
Chú thích ảnh
Trẻ em chơi đùa tại Quảng trường quốc gia ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Thuốc Voxzogo, do công ty dược phẩm BioMarin của Mỹ sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại Mỹ để điều trị cho những bé trên 5 tuổi mắc chứng bệnh sụn không phát triển, còn gọi là achondroplasia. Quyết định này đồng nghĩa với việc những trẻ em có dị tật trên vẫn có cơ hội tăng trưởng chiều cao.

Theo Các viện Y học quốc gia (NIH) của Mỹ, bệnh achondroplasia là một rối loạn tăng trưởng do đột biến gene di truyền ở xương, ngăn cản sụn phát triển thành xương. Người mắc bệnh này khi trưởng thành chỉ có thể cao trung bình khoảng 1,2m. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như các bệnh về hô hấp, cong cột sống, béo phì và viêm tai mãn tính. Tuy nhiên, tuổi thọ vẫn gần như người bình thường.

Đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Growing Stronger, ông Amer Haider cho biết: "Là cha của một trẻ mắc chứng achondroplasia, tôi coi các khả năng điều trị tác động đến sự tăng trưởng của xương là một bước tiến bộ quan trọng". Tổ chức Growing Stronger hướng đến việc cải thiện chất lượng chăm sóc y tế cho người nhỏ bé thông qua hỗ trợ cho nghiên cứu điều trị.

Tuy nhiên, việc tăng trưởng chiều cao không phải là mục đích quan trọng đối với tất cả những người mắc bệnh achondroplasia. Tổ chức Người lùn Mỹ (LPA) cho rằng người lùn là "một đóng góp giá trị cho sự đa dạng về điều kiện của con người", đồng thời kêu gọi "các cá nhân và gia đình hãy quyết định điều gì phù hợp nhất với mình". LPA nhấn mạnh: "Các cách điều trị mới không phải là điều kiện cần để người lùn có một cuộc sống khỏe mạnh, năng động và hữu ích".

FDA cho biết mức độ an toàn và hiệu quả của thuốc Voxzogo đã được đánh giá trong một nghiên cứu kéo dài 1 năm ở trẻ từ 5 tuổi trở lên mắc bệnh achondroplasia. Kết quả cho thấy các tình nguyện viên được tiêm thuốc Voxzogo cao hơn 1,57cm so với các em được tiêm giả dược trong thời gian nghiên cứu. Voxzogo có tác dụng ngăn chặn đột biến gene gây ra căn bệnh này. Tác dụng phụ của thuốc được quan sát thấy gồm nôn và tăng huyết áp. Thuốc này sẽ được bán tại Mỹ từ giữa tháng 12 tới.

Tháng 8/2020, Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã cấp phép sử dụng thuốc này để điều trị cho trẻ em đang tuổi lớn, từ 2 tuổi trở lên.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Tưởng như vô hại, nhưng đây là những hành động nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều. Và chúng khiến bạn "nhanh chết" hơn.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Ít người biết, nước tỏi là một chất gây mê tự nhiên hữu hiệu, sẽ làm giảm cơn đau răng ngay lập tức.SUC
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Bạn có biết, từ độ dài ngón tay đến sức nắm của bàn tay đều có thể tiết lộ nguy cơ tiềm tàng của nhiều vấn đề sức khỏe?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Dưới đây là một số tổng hợp của Cara Lee về lợi ích của nước mắt cho sức khỏe của chúng ta.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Ung thư buồng trứng có thể gây tử vong khi tế bào phát triển ở giai đoạn không kiểm soát. Thế nhưng, không phải chị em
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Từ lâu dân gian đã biết, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là dược liệu chữa bệnh như đau xương khớp, đau bụng, cảm cúm... Vì sao tỏi chữa được cảm cúm?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục