Ngủ sớm dậy sớm hoặc thức khuya dậy muộn. Nhưng lối sống nào sẽ tốt cho sức khoẻ?

Thứ Hai, 22 Tháng Mười Một 20217:00 CH(Xem: 2441)
Ngủ sớm dậy sớm hoặc thức khuya dậy muộn. Nhưng lối sống nào sẽ tốt cho sức khoẻ?

Thế giới tồn tại hai kiểu người: ngủ sớm dậy sớm hoặc thức khuya dậy muộn. Nhưng lối sống nào sẽ tốt cho sức khoẻ?

Michelle Worley, giám đốc trung tâm y tế và trị liệu rối loạn giấc ngủ Aeroflow Sleep (North Carolina, Mỹ), giải thích thuật ngữ "cú đêm" mô tả những người có nhiều năng lượng hơn vào ban đêm và tỉnh giấc muộn vào ban ngày, giống như những con cú chuyên hoạt động vào ban đêm. Từ "chim sớm" có nguồn gốc từ câu tục ngữ "con chim dậy sớm sẽ bắt được sâu", chỉ người thích dậy sớm và thường ngủ sớm vào buổi tối.

Những người có thói quen sinh hoạt "chim sớm" thường mang các đặc điểm: đi ngủ sớm, thức dậy sớm, thấy bản thân tràn đầy năng lượng và hoạt động tốt nhất vào đầu ngày, thấy cạn năng lượng, mệt mỏi vào cuối ngày và buổi tối. Đặc biệt là những người này không thể thức quá khuya.

Theo nguyên tắc chung, nhóm người này sẽ dễ thích nghi với xã hội hơn so với "cú đêm". Những người dậy sớm dễ dàng điều chỉnh lịch trình, vốn là tiêu chuẩn ở hầu hết các nơi làm việc hiện nay.

Theo nghiên cứu được công bố năm 2012 của Hiệp hội tâm lý Mỹ (APA) những "chim sớm" có mức độ cảm xúc tích cực cao hơn. Đặc biệt, các chỉ số hạnh phúc và cảm xúc tích cực thuờng dễ xuất hiện nếu thói quen ngủ phù hợp, giúp họ dễ dàng hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, những người này lại gặp khó khăn để theo đuổi và duy trì các mối quan hệ xã hội nếu đi ngủ quá sớm.

Không khó để nhận biết một người là chim sớm hay cú đêm thông qua giờ sinh học. Ảnh minh hoạ: Soulveda

Không khó để nhận biết một người là "chim sớm" hay "cú đêm" thông qua giờ sinh học. Ảnh minh hoạ: Soulveda

Trái ngược với "chim sớm", những "cú đêm" có đặc điểm rất dễ nhận biết như: thức khuya, thích ngủ nướng, cảm thấy bản thân hoạt động tốt nhất vào thời gian cuối ngày, có nhiều năng lượng hơn vào ban đêm, mệt mỏi khi phải dậy sớm...

Một nghiên cứu năm 2019 của các chuyên gia thuộc Đại học Y Harvard cho thấy "cú đêm" có thể gặp phải các vấn đề về sức khoẻ, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần và các vấn đề về trao đổi chất.

Nhưng không phải lúc nào "cú đêm" cũng xấu. Nhiều nghệ sĩ, nhà văn, chuyên gia sáng tạo nhận thấy bản thân có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất vào ban đêm. Điều quan trọng là cơ thể phải được ngủ đủ giấc để có thể duy trì sức khoẻ tốt.

Điều gì quy định con người trở thành "chim sớm" hay "cú đêm"?

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tâm lý châu Âu (EJP) năm 2020 gợi ý rằng yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân khiến bạn thích bình minh hay hoàng hôn. Ngoài ra, đồng hồ sinh học của cơ thể cũng quy định thói quen ngủ.

Nghiên cứu cho thấy những người có tham vọng, nhiều động lực thường hoạt động tích cực vào đầu ngày. Nhưng điều này không có nghĩa đặc điểm tính cách là nguyên nhân quy định một người dậy sớm hay muộn. Đôi khi họ có thể tự tập thói quen dậy sớm theo yêu cầu của xã hội để đạt thành công.

Một nghiên cứu khác vào năm 2020 cho thấy nhưng người dậy sớm có xu hướng hoạt động thể chất nhiều hơn, trong khi "cú đêm" thường ít hơn, đặc biệt là nam giới. Tuy nhiên, các tác giả lại không đưa ra kết luận nào về nguyên nhân – kết quả giữa hai vấn đề này.

sssaa. Ảnh minh hoạ: VectorStock

Tuỳ thuộc lối sống, công việc, con người có thể là "cú đêm" hoặc "chim sớm". Ảnh minh hoạ: VectorStock

Bạn thuộc kiểu người nào?

Cách dễ dàng nhất để tìm ra thói quen ngủ của bản thân là không dùng đồng hồ báo thức và xem cơ thể sẽ tự thức dậy vào lúc nào. Nếu ít khi cảm thấy buổn ngủ cho đến quá nửa đêm, bạn là "cú đêm". Còn bạn hay uể oải, buồn ngủ ngay khi mặt trời lặn, không thích ngủ nướng kể cả khi rất muốn thì có lẽ bạn là "chim sớm". Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2012 gợi ý rằng hầu hết chúng ta nằm giữa hai kiểu người này.

Liệu "cú đêm" có thể biến đổi thành "chim sớm"?

Theo một nghiên cứu năm 2021 về các gene điều khiển đồng hồ sinh học của cơ thể thì con người vẫn có thể kiểm soát được thói quen ngủ. Worley giải thích, thay đổi thói quen ngủ là một quá trình chuyển đổi khó khăn, đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Mấu chốt để thành công là phải thay đổi theo từng bước nhỏ. Ngoài ra, thói quen ngủ cũng có thể thay đổi khi già đi. Theo đó, khi bước vào độ tuổi trung niên, con người có thể dậy sớm hơn.

Dù bạn là "cú đêm" hay "chim sớm", điều quan trọng nhất là giấc ngủ của bạn có đảm bảo về thời gian và chất lượng hay không.

Minh Phương (Theo Healthline
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Tưởng như vô hại, nhưng đây là những hành động nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều. Và chúng khiến bạn "nhanh chết" hơn.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Ít người biết, nước tỏi là một chất gây mê tự nhiên hữu hiệu, sẽ làm giảm cơn đau răng ngay lập tức.SUC
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Bạn có biết, từ độ dài ngón tay đến sức nắm của bàn tay đều có thể tiết lộ nguy cơ tiềm tàng của nhiều vấn đề sức khỏe?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Dưới đây là một số tổng hợp của Cara Lee về lợi ích của nước mắt cho sức khỏe của chúng ta.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Ung thư buồng trứng có thể gây tử vong khi tế bào phát triển ở giai đoạn không kiểm soát. Thế nhưng, không phải chị em
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Từ lâu dân gian đã biết, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là dược liệu chữa bệnh như đau xương khớp, đau bụng, cảm cúm... Vì sao tỏi chữa được cảm cúm?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục