Câu chuyện về 'mẹ đẻ' y dược hiện đại

Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 20215:00 CH(Xem: 2547)
Câu chuyện về 'mẹ đẻ' y dược hiện đại
Chú thích ảnh
Những tế bào của cô Henrietta Lacks đã có đóng góp quan trọng trong y học hiện đại. Ảnh: AP

Kênh DW (Đức) cho biết bà Henrietta Lacks qua đời vì ung thư cổ tử cung vào tháng 10/1951, hưởng dương 31 tuổi. Sau đó, tế bào ung thư của Lacks bị chiết tách không thông qua sự đồng ý của cô nhưng điều này lại tạo nền tảng cho khám phá y dược quan trọng.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong một sự kiện đặc biệt tại Geneva nói: “Điều xảy ra với Henrietta Lacks là sai lầm. Cô đã bị lợi dụng và là một trong nhiều phụ nữ da màu có cơ thể của họ bị ngược đãi bởi khoa học. Cô đã đặt niềm tin và hệ thống y tế để được điều trị. Nhưng hệ thống này lại tước đi một thứ từ cơ thể Henrietta Lacks mà chưa được sự đồng thuận của cô”.

Năm 1951, bà mẹ của 5 con nhỏ Henrietta Lacks đến khám tại bệnh viện Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland và được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung. Khi đó, bệnh viện Johns Hopkins là một trong số ít những nơi điều trị cho người Mỹ gốc Phi nghèo khó.

Sau đó, Henrietta Lacks bắt đầu quá trình xạ trị. Một mẫu tế bào ung thư của cô được chiết tách trong mẫu sinh thiết được gửi đến phòng thí nghiệm của bác sĩ George Gey ở gần đó. Trong nhiều năm, bác sĩ Gey đã thu thập tế bào của nhiều bệnh nhân ung thư cổ tử cung điều trị tại bệnh viện Johns Hopkins. Nhưng tất cả các mẫu tế bào ông thu thập đều chết nhanh chóng trong phòng thí nghiệm. Điều kỳ lạ là riêng tế bào của cô Henrietta Lacks lại nhân đôi sau mỗi 20-24 tiếng đồng hồ.

Những tế bào này của Henrietta Lacks đã trở thành viên gạch nền móng cho y dược hiện đại, đóng góp cho phát triển vaccine phòng bại liệt, lập bản đồ gen và vaccine phòng COVID-19. Những đột phá này khiến Henrietta Lacks được gọi là “mẹ đẻ” của y dược hiện đại.

Tế bào được đặt tên là HeLa, bắt nguồn từ tên của Henrietta Lacks. Tế bào HeLa vẫn được sử dụng trong phát triển phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng tế bào cơ thể người được phát triển trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu về tính phức tạp của tế bào cũng như thử nghiệm các giả thiết về nguyên nhân và cách điều trị các bệnh tật. Những tế bào họ cần là “bất tử”- có thể được nhân bản vô hạn, bị trữ lạnh trong nhiều thập niên, phân tách và được các nhà khoa học chia sẻ với nhau.

Henrietta Lacks, nữ nông dân trồng thuốc lá tại Virginia, đã được chôn tại một ngôi mộ không nhiều người biết tới sau khi qua đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Tưởng như vô hại, nhưng đây là những hành động nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều. Và chúng khiến bạn "nhanh chết" hơn.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Ít người biết, nước tỏi là một chất gây mê tự nhiên hữu hiệu, sẽ làm giảm cơn đau răng ngay lập tức.SUC
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Bạn có biết, từ độ dài ngón tay đến sức nắm của bàn tay đều có thể tiết lộ nguy cơ tiềm tàng của nhiều vấn đề sức khỏe?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Dưới đây là một số tổng hợp của Cara Lee về lợi ích của nước mắt cho sức khỏe của chúng ta.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Ung thư buồng trứng có thể gây tử vong khi tế bào phát triển ở giai đoạn không kiểm soát. Thế nhưng, không phải chị em
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Từ lâu dân gian đã biết, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là dược liệu chữa bệnh như đau xương khớp, đau bụng, cảm cúm... Vì sao tỏi chữa được cảm cúm?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục