Đá hút độc – Dược liệu thần kỳ có khả năng hấp thụ mọi độc tố trong cơ thể

Chủ Nhật, 24 Tháng Mười 20211:00 SA(Xem: 3006)
Đá hút độc – Dược liệu thần kỳ có khả năng hấp thụ mọi độc tố trong cơ thể

Trong các sách cổ của Trung y có đề cập đến một loại đá, có thể điều trị nhọt nung mủ và giải độc tố cho cơ thể rất hiệu quả. Bạn cũng có thể bắt gặp dấu vết của loại đá thần kỳ này trong một số ghi chép thời cổ đại.

duoc-mat-1
Trong các sách cổ của Trung y có đề cập đến một loại đá, có thể điều trị nhọt nung mủ và giải độc tố cho cơ thể rất hiệu quả. (Ảnh: Secretchina)

Đá hút độc có nguồn gốc từ Ấn Độ, được các nhà truyền giáo nước ngoài mang đến Trung Quốc từ thời Minh – Thanh. Bởi khả năng kỳ diệu của nó, người ta thường mang theo đá hút độc làm lễ vật tặng khi gặp mặt.

Theo các ghi chép, nếu lấy đá hút độc đặt lên chỗ nhọt đang nung mủ, viên đá sẽ dính chặt vào vết thương, sau khi hấp thụ hết chất độc nó sẽ tự động bong ra, sau đó đem ngâm viên đá trong sữa người, độc khí trong viên đá tiêu tan làm cho sữa biến thành màu xanh lục. Một viên đá hút độc có thể được sử dụng nhiều lần.

Đại học sĩ Kỷ Hiểu Lam thời nhà Thanh trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” đã ghi chép lại câu chuyện về loại đá hút độc này. Kỷ Hiểu Lam kể rằng có một ngày, tiểu nô của ông chạy vào khe núi tìm con dê bị lạc. Tiểu nô này tên Ngọc Bảo, là con của một người lưu lạc đến từ vùng Urumqi – Tân Cương.

Ngọc Bảo đi vào trong núi, đột nhiên nhìn thấy trên cao có một con rắn lớn, thân to như cột nhà, đang nằm phơi nắng. Lớp vảy của con rắn này đủ màu đủ sắc, hiện ra rực rỡ dưới ánh mặt trời. Trên đầu rắn còn có chiếc sừng, ước chừng dài 1 thước. 

Lúc này, có một đàn chim trĩ bay ngang qua, con rắn lớn há miệng khẽ hút một cái, cả đàn chim liền rơi vào miệng nó. Ngọc Bảo tận mắt chứng kiến cảm thấy vô cùng kinh hãi, thầm nghĩ: “Con dê bị lạc nhất định là do con rắn kia nuốt rồi. Nhân lúc nó còn chưa phát hiện, mình mau rời khỏi đây thôi!”. Rồi nhanh chóng chạy dọc theo khe núi để trở về. 

Về đến nhà, mọi người trông thấy bộ dạng của Ngọc Bảo như hồn bay phách lạc, liền hỏi chuyện gì đã xảy ra. Ngọc Bảo liền kể lại những gì đã chứng kiến khi ở trên núi.

5252343
Sừng của rắn độc nhưng lại có khả năng giải độc, đây là một trong những dược liệu vô cùng quý giá. (Ảnh: WallpaperAccess)

Có một vị quan quân tên là Ô Đồ Lân sau khi nghe được câu chuyện liền nói: “Tuy đó là con rắn độc, nhưng sừng trên đầu nó lại có thể giải độc, đây chính là cái mà người ta hay gọi là ‘đá hút độc’. 

Nếu vô tình nhìn thấy con rắn này, có thể dùng vài cân Hùng hoàng (khoáng vật có sắc vàng cam dùng làm thuốc, có thể giải độc) đốt trước đầu gió. Khói của Hùng hoàng sẽ bay theo gió, rắn ngửi thấy mùi này thì toàn thân mềm nhũn, không thể động đậy. 

Lúc này, có thể cưa sừng của con rắn đó thành từng miếng. Khi trên người mọc mụn nhọt đau nhức, liền lấy một miếng dán lên chỗ có nhọt, nó lập tức biến thành giống như nam châm, dán chặt vào đầu mụn, đợi đến khi độc tố bị hút sạch, nó tự sẽ rụng ra”.

Kỷ Hiểu Lam trong sách tự thuật lại: “Ta nhớ người anh họ Mậu Viên Gia có đá hút độc, mỗi lần chữa trị mụn nhọt nung mủ rất hiệu quả. Nhìn thì thấy đá hút độc đó không phải gỗ, cũng không phải đá. Mãi cho đến khi vị quan quân Ô Đồ Lân giảng giải, mới giật mình tỉnh ngộ, thì ra đó là sừng rắn”.

Trong cuốn “Lĩnh Nam tạp ký” của Ngô Chấn Phương đời nhà Thanh đã ghi chép lại những điều ông mắt thấy tai nghe rằng, đá hút độc to như hạt đậu cô-ve, có thể hút tất cả các loại bệnh độc. 

Cũng có thổ dân sau khi bắt giết rắn độc, liền trộn thịt rắn với đất, nặn thành viên to như viên cờ vây, cũng có thể hút đi các loại độc thông thường cho đến độc tố của rết, rắn độc, bọ cạp.

Nhà truyền giáo Nam Hoài Nhân trong “Nguyên do, cách dùng đá hút độc” cũng giới thiệu, đá hút độc có thể phân thành hai loại, một loại lấy từ “viên đá” sinh ra trên đầu con rắn độc, một loại là đem thịt rắn độc và đất của bản địa hợp chế lại.

Tại Trung Quốc, loại đá hút độc thần kỳ này đến cuối triều Thanh trở về sau đã biến mất một cách thần bí. Nghe nói tại Srilanka, Ấn Độ và một số nơi vẫn có người sử dụng, nhưng rất ít người nhìn thấy tung tích của nó.

Tuệ Tâm (Theo Secretchina)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:08 CH
Tại sao buổi tối sẽ buồn ngủ, buổi sáng sẽ tự nhiên tỉnh lại? Tại sao phải ăn cơm sáng, trưa, tối? Giải Nobel năm 2017