Tiềm năng chữa ung thư của nọc độc sứa

Thứ Ba, 19 Tháng Mười 20219:00 SA(Xem: 2455)
Tiềm năng chữa ung thư của nọc độc sứa

Nọc độc của loài sứa Acromitus flagellatus được phát hiện là có khả năng làm chậm hay thậm chí đảo ngược tiến trình phát triển của tế bào ung thư phổi và gan ở người mà không gây tổn hại nghiêm trọng cho các mô xung quanh.

Khi sứa đốt một con cá (hoặc cả người), những hoạt chất sinh học trong nọc sẽ tấn công, phá hủy cấu trúc tế bào, ức chế hoạt động của enzyme, làm gián đoạn chất dẫn truyền thần kinh,… khiến đối tượng tê liệt hoặc tử vong. Tuy nhiên, đây cũng lại là một cơ chế tiềm năng đối với việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới chữa bệnh hiểm nghèo.

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Madras (Ấn Độ) đã bắt những cá thể sứa A. flagellatus – sinh trưởng trong môi trường nước lợ, chiết xuất nọc độc [sống] từ xúc tu của chúng và tiến hành phân tích sinh hóa. Sau đó, họ thiết kế các bài test để kiểm chứng phản ứng của nọc (với nồng độ thay đổi) với các dòng tế bào ung thư khác nhau – tế bào ung thư thận ở khỉ xanh (Chlorocebus sabaeus), tế bào ung thư gan (HepG2) và ung thư phổi (A549) ở người.

Kết quả cho thấy: mặc dù nọc có tác động rất hạn chế với tế bào ung thư thận ở khỉ xanh, nhưng các tế bào HepG2 và A549 ở người đã thu nhỏ lại đáng kể chỉ sau 48 giờ. Bên cạnh đó, hoạt chất trong nọc sứa còn có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư tăng sinh (tự nhân lên).

Ung thư gan và phổi là 02 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng y học vẫn chưa cải thiện được nhiều tiên lượng của bệnh. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân mắc ung thư phổi chỉ là khoảng 16% – con số tương tự với ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan, HCC,…). Vì thế, kết quả nghiên cứu này – được công bố trên tạp chí Saudi Journal of Biological Sciences – sẽ mở ra một hướng đi tiềm năng trong việc điều trị hai loại ung thư trên.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…