GS Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao đã tiêm 2 liều vaccin mà vẫn bị nhiễm virus?

Thứ Ba, 15 Tháng Sáu 20218:00 SA(Xem: 3055)
GS Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao đã tiêm 2 liều vaccin mà vẫn bị nhiễm virus?

Tin tức về 54 người bị nhiễm virus Vũ Hán dù đã được tiêm 2 liều vaccin Covid-19 đặt ra nhiều câu hỏi.

Theo tôi thì có thể giải thích 'hiện tượng' này bằng 4 giả thuyết liên quan đến khoảng cách thời gian giữa 2 liều vaccin, sự khác biệt về hệ di truyền, tuổi tác, và biến thể của virus.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin 54 nhân viên của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới bị nhiễm virus Vũ Hán dù họ đã được tiêm 2 liều vaccin [1]. Theo một nguồn tin khác thì những người này đã được tiêm vaccin của AstraZeneca/Oxford, và thời gian giữa 2 liều là 4-5 tuần. 'Hiện tượng' này làm cho nhiều người đặt câu hỏi (tôi sẽ quay lại dưới đây) và hoang mang.

Tôi muốn thuyết phục các bạn rằng chẳng có gì phải hoang mang cả. Xin nhắc lại rằng mục đích chánh của vaccin Covid-19 không phải là ngăn chận lây nhiễm, mà là giảm độ lây nhiễm, giảm nguy cơ nhập viện, giảm nguy cơ tử vong. Do đó, dù đã tiêm mà bị nhiễm là ... bình thường. Nói vậy sẽ bị nhiều bạn không hài lòng, nhưng đó là thực tế (cũng như tôi tiêm vaccin cảm cúm hàng năm mà thỉnh thoảng vẫn bị cảm cúm).

Thật ra, 'hiện tượng' bị nhiễm virus Vũ Hán sau khi tiêm vaccin (đầy đủ 2 liều) không phải là mới. Trong dịch tễ học, người ta gọi đó là những ca 'breakthrough infection' (nhiễm đột phá).

Trước hết, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng người được tiêm vaccin vẫn có thể bị nhiễm, và sự thật này đã được quan sát ngay từ lúc làm nghiên cứu lâm sàng trên người. Các bạn có thể xem qua dữ liệu cụ thể trên Lancet ở đây [2] và tôi có giải thích một chút trên trang blog tiếng Anh ở đây [3].

Cách đây 4 ngày, Tập san New England Journal of Medicine công bố một bài nghiên cứu về nhiễm đột phá, những ca bị nhiễm sau khi tiêm vaccin Pfizer [4]. Đa số những ca này bị nhiễm nhẹ và được điều trị khỏi trong một tuần.

Một nghiên cứu khác ở Đại học Stanford, mới dưới dạng preprint, báo cáo rằng trong số 22.729 nhân viên y tế được tiêm vaccin, có 189 người bị nhiễm virus Vũ Hán [5]. Nhưng các nhà nghiên cứu ghi chú rằng một số người bị nhiễm có lẽ là do tiêm chưa đủ 2 liều.

Tại sao?

Nhưng có lẽ câu hỏi mà các bạn (và tôi nữa) đang tự hỏi là tại sao có hiện tượng nhiễm đột phá? Đành rằng sau khi tiêm vaccin vẫn có thể bị nhiễm, nhưng tại sao người này bị mà người kia không bị? Con virus này nó phân biệt người để tấn công chăng? Rất có thể.

1. Thời gian giữa 2 liều vaccin

Theo kết quả nghiên cứu báo cáo trên Tập san Lancet [6], thì khoảng cách thời gian mà vaccin có hiệu quả cao nhứt là chừng 3 tháng. Các chuyên gia lý giải rằng 3 tháng là thời gian đủ để cơ thể chúng ta 'làm quen' với vaccin trước khi nhận liều mới. Các bạn có thể đọc xem biểu đồ mà tôi trích dẫn dưới đây để thấy khoảng 12 tuần là tối ưu. Khi khoảng cách giữa 2 liều là 12 tuần thì hiệu quả vaccin lên đến 81%, nhưng khi khoảng cách 6 tuần thì hiệu quả chỉ 55%.

Đó cũng chính là lý do mà Úc chọn khoảng cách 3 tháng để đạt hiệu quả cao nhứt. Nhưng ở Việt Nam, theo một nguồn tin, thì người ta chọn 4-5 tuần.

Trong một bài báo trên Tuổi Trẻ có trích ý kiến của người đại diện AstraZeneca rằng "Kết quả từ thử nghiệm lâm sàng cho thấy, từ thời điểm 22 ngày sau khi tiêm liều đầu tiên, vaccin của AstraZeneca giúp bảo vệ tối đa khỏi bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19". Có thể trích dẫn không đúng, nhưng tôi chưa thấy kết quả nào như vậy, tôi chỉ thấy trên Lancet thì các nhà nghiên cứu báo cáo là 12 tuần. 


2. Hệ DNA

Lý do thứ hai là hệ thống miễn dịch rất khác biệt giữa các cá nhân. Hệ miễn dịch của tôi có thể yếu hơn các bạn. Tại sao yếu? Tại vì cơ cấu DNA trong hệ miễn dịch của tôi khác với cơ cấu DNA của các bạn. Và, điều này có thể giải thích tại sao hiệu quả của vaccin có vẻ tốt ở người khác, mà có thể không tốt đối với tôi.

3. Tuổi tác và sức khỏe

Lý do thứ ba là do tuổi tác và bệnh đi kèm. Dĩ nhiên, không chỉ DNA làm cho hệ miễn dịch khác nhau giữa các cá nhân. Sự khác biệt còn ở độ tuổi, tình trạng sức khỏe, và nhứt là tiền sử dùng thuốc. So với những người trẻ, những hệ miễn dịch 'già nua' (như của tôi và các bạn cùng tuổi) không đáp ứng tốt với các kháng nguyên mới. (Kháng nguyên là các yếu tố ngoại tại làm cho hệ miễn dịch chúng ta sản xuất kháng thể để chống lại virus).

Điều này tôi viết thì có vẻ vui vui, nhưng sự thật là đã có nghiên cứu giải thích về sự tương quan giữa tuổi tác và đáp ứng miễn dịch ở những người được tiêm vaccin Pfizer [7]. Do đó, tôi đoán rằng những ca bị nhiễm đột phá có thể, tính trung bình, cao tuổi hơn và khoẻ mạnh hơn những ca không bị nhiễm đột phá.

4. Biến thể của virus

Lý do thứ tư là do con virus có biến thể giúp nó thoát khỏi tầm kiểm soát của hệ miễn dịch. Chất liệu di truyền của con virus Vũ Hán là RNA (khác với con người là DNA). RNA có mức độ đột biến rất rất nhanh hơn DNA. (Khi chúng ta có vaccin để chống, thì chúng đã biến thể sang dạng khác rồi, vì chúng thường đi trước con người rất xa). Điều này có thể giải thích tại sao con virus bị đột biến mới gíup chúng thoát khỏi cái radar của hệ miễn dịch và tha hồ tấn công con nguời. Đó là lý do mà giới khoa học quan tâm khi Ấn Độ phát hiện một biến thể mới của con virus Vũ Hán, vì nó có thể làm cho vaccin hiện hành kém hiệu quả.

***

Tóm lại, điểm qua y văn, tôi nghĩ lý do bị nhiễm dù đã tiêm đủ 2 liều vaccin là do (a) khoảng cách thời gian giữa 2 liều chưa đủ tối ưu hóa hiệu quả của vaccin; (b) sự khác biệt về hệ di truyền giữa các cá nhân; (c) sự khác biệt về tuổi tác và sức khoẻ làm ảnh hưởng đến khác biệt về hệ miễn dịch; và (d) biến thể của virus. Cần nhấn mạnh rằng đó chỉ là 4 giả thuyết mà thôi, vì chưa ai biết rõ lý do chính xác (và có lẽ chẳng bao giờ biết được). Giả thuyết thì cần kiểm định qua nghiên cứu, chớ không phải là lời giải thích sau cùng.

Dù lời giải thích gì thì chúng ta phải nhận thức rằng tiêm vaccin đầy đủ 2 liều chúng ta vẫn có nguy cơ bị nhiễm. Sự việc xảy ra ở bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới là một lời nhắc nhở rằng vaccin tuy quan trọng nhưng không phải là 'viên đạn bạc' phòng chống dịch Covid-19 mà các chuyên gia WHO đã cảnh báo [8]. Các biện pháp y tế công cộng (như hạn chế tụ tập đông người) vẫn phải áp dụng một thời gian.

GS NGUYỄNVĂN TUẤN 14.06.2021

[1] 54 nhân viên bệnh việnTP.HCM mắc COVID-19 hoàn toàn không có triệu chứng

[2] Safety and efficacy ofthe ChAdOx1 nCoV-19 vaccine (AZD1222) against SARS-CoV-2: an interim analysisof four randomised controlled trials in Brazil, South Africa, and the UK

[3] Vaccine efficacy: beyondthe average

[4] Vaccine BreakthroughInfections with SARS-CoV-2 Variants

[5] Post vaccination SARS-CoV-2 infections and incidence of the B.1.427/B.1.429 variant  among healthcare personnel at a northern California academic medical center

[6] Single-doseadministration and the influence of the timing of the booster dose onimmunogenicity and efficacy of ChAdOx1 nCoV-19 (AZD1222) vaccine: a pooledanalysis of four randomised trials

[7] Age-dependent immuneresponse to the Biontech/Pfizer BNT162b2 COVID-19 vaccination

[8] Vaccine không phải là ‘viên đạn bạc’ chống covid-19

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…