Cô gái được ghép tay từ nam thanh niên da đen, 2 năm sau điều kỳ diệu bỗng xảy ra

Chủ Nhật, 14 Tháng Hai 20211:00 SA(Xem: 4095)
Cô gái được ghép tay từ nam thanh niên da đen, 2 năm sau điều kỳ diệu bỗng xảy ra
ghep-tay

Các bác sĩ Ấn Độ gần đây đã báo cáo trường hợp một cô gái trẻ gần ba năm trước đã trải qua cấy ghép tay từ người hiến tặng là một nam thanh niên, kỳ lạ là bàn tay đã thay đổi màu sắc để phù hợp với màu da của cô gái.

Shreya Siddanagowder 21 tuổi (ở Ấn Độ) bị mất cả hai tay trong một vụ tai nạn giao thông năm 2016, khi đi từ quê nhà ở Pune đến trường đại học ở Karnataka. Các bác sĩ không có lựa chọn nào khác ngoài cắt bỏ cả tay và cẳng tay của cô và Shreya cần khoảng một năm để hồi phục.

Sau đó, Shreya đã đến Viện Amrita để đăng ký cấy ghép tay và các bác sĩ ở đó đã tìm được một người hiến tặng 2 cánh tay cho cô vào ngày 9/8/2017. Có gần 200 người khác trong danh sách chờ, một số người đến từ nước ngoài như Afghanistan hoặc Bangladesh, nhưng cô ấy đã may mắn tương thích với người hiến tặng. Cùng ngày, các bác sĩ tiến hành thực hiện ca cấy ghép cánh tay cho Shreya Siddanagowder.


Bàn tay mới của Shreya đã đổi màu sau gần 3 năm cấy ghép.

Shreya được ghép phần bàn tay và cẳng tay, ngay phía trên khuỷu tay. Ca phẫu thuật của Shreya, kéo dài 13 giờ và có sự tham gia của 20 bác sĩ phẫu thuật cùng một nhóm gây mê gồm 16 người. Đầu tiên họ gắn xương, sau đó là nối các động mạch, tĩnh mạch và gân cơ, cuối cùng là khâu phần da của người hiến tặng vào tay của Shreya. Ca phẫu thuật thành công, nhưng đó chỉ là khởi đầu hành trình của cô gái trẻ đến một cuộc sống bình thường. Cô đã dành nửa năm ở Kochi để tiến hành vật lý trị liệu chuyên sâu và giúp cơ thể làm quen với cánh tay mới.

Bàn tay của Shreya là của một nam sinh viên đại học, được biết đến với cái tên Sachin, người đã bị chẩn đoán là chết não sau một tai nạn xe máy. Cấy ghép tay là trường hợp rất hiếm ở Ấn Độ, bởi vì nhiều gia đình không muốn hiến chân tay, vì sợ làm biến dạng cơ thể người thân của họ. Tuy nhiên, cha mẹ Sachin đã đồng ý giúp đỡ những người khác có cơ hội tận hưởng cuộc sống tốt hơn bằng cách hiến tặng cả bàn tay và các bộ phận khác của con trai mình.

Shreya-Siddanagowder


Hình ảnh Shreya cấy ghép tay tại Viện Amrita.

Tờ The Indian Express đưa tin, 3 năm trôi qua, đã có những thay đổi trên đôi tay mới khiến Shreya, người thân và cả bác sĩ cũng ngạc nhiều. Một trong những thay đổi đáng chú ý đầu tiên, bàn tay mới của Shreya là của nam giới nên lượng mỡ khá nhiều, nhưng theo thời gian lượng mỡ theo đã giảm dần để phù hợp với cánh tay của Shreya. Theo mẹ của Shreya, các ngón tay đã dài và thon hơn, cổ tay nhỏ hơn, nó gần giống như tay của phụ nữ.

Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên nhất chính là sự biến đổi màu sắc của tay, màu da ở phần tay cấy ghép đã tương đồng với màu da trên cơ thể Shreya. Cô nói: “Tôi không biết làm thế nào mà hiện tượng lạ như vậy xảy ra. Nhưng tôi có cảm giác như đôi bàn tay này là của chính tôi. Màu da nhìn rất tối sau khi cấy ghép, mặc dù nó không phải là mối bận tâm của tôi, nhưng bây giờ nó tương đồng với màu da trên cơ thể tôi”.

Bác sĩ Subramania Iyer, trưởng khoa phẫu thuật tạo hình và tái tạo tại Viện Amrita nói với Indian Express: “Cấy ghép tay là hiếm, và chuyển đổi màu như vậy càng hiếm hơn. Đây là trường hợp đầu tiên của chúng tôi về cấy ghép tay từ nam sang nữ. Chúng tôi chỉ có thể đoán rằng nội tiết tố nữ đã dẫn đến sự thay đổi này, nhưng việc này còn cần phải được nghiên cứu thêm”.

Shreya-Siddanagowder-1


Hiện tại Shreya Siddanagowder rất tự tin với cánh tay mới của mình

Nhưng điều thực sự quan trọng là Shreya Siddanagowder đang trở nên thoải mái hơn với bàn tay được cấy ghép mỗi ngày. Mặc dù một trong ba dây thần kinh và cơ ngón tay của cô vẫn chưa hoạt động hoàn hảo, nhưng cô đã đạt được những tiến bộ to lớn. Ngoài việc có hai bàn tay, khiến cô cảm thấy bình thường về mặt xã hội, Shreya có thể một lần nữa làm những việc hàng ngày như cô đã làm trước khi gặp tai nạn như có thể viết bài kiểm tra của mình tại trường Cao đẳng Fergusson, ở Pune bằng tay.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:08 CH
Tại sao buổi tối sẽ buồn ngủ, buổi sáng sẽ tự nhiên tỉnh lại? Tại sao phải ăn cơm sáng, trưa, tối? Giải Nobel năm 2017
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20177:03 CH
Tụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp, là hiện tượng khi huyết áp của người bình thường bị thấp, dưới 90mmHg
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được rằng, thế giới thật rộng lớn, mà bản thân mình lại rất bé nhỏ, có những sự tình không cần phải xem nó nặng đến như vậy.