Biến chủng mới nhất của Sars-Cov-2: Tốc độ lây 'khủng khiếp', vaccine 'vừa ra lò' có diệt được không?

Thứ Tư, 30 Tháng Mười Hai 20201:00 SA(Xem: 4423)
Biến chủng mới nhất của Sars-Cov-2: Tốc độ lây 'khủng khiếp', vaccine 'vừa ra lò' có diệt được không?

Biến thể này làm dấy lên lo ngại của mọi người về khả năng tạo nên một đại dịch mới và làm "tiêu tùng" hết các kế hoạch phát triển vaccine của loài người hiện nay.

Cụm từ "chủng biến thể" được sử dụng để chỉ các chủng virus có một số thay đổi về "trình tự gene" của chúng so với chủng gốc được phát hiện hồi năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Sự biến đổi về "trình tự gene" của virus sau 1 khoảng thời gian là một hiện tượng xảy ra một cách tự nhiên vì trong quá trình lây nhiễm, sinh sản, chúng sao chép bộ gene của chúng và tạo ra những lỗi (như lỗi đánh máy). Tính cho đến nay, số lượng chủng biến thể của virus nCoV trên thế giới được phát hiện bằng phương pháp giải trình tự bộ gene từ người bệnh một cách ngẫu nhiên đã đạt con số vài nghìn, tuy nhiên, con số thực tế của chủng biến thể có thể nhiều hơn.

Hầu hết các chủng biến thể mà các nhà khoa học quan tâm là các chủng có sự biến đổi trên trình tự gene mã hóa cho protein S, một bộ phận trên màng được virus sử dụng như chìa khóa để tấn công vào tế bào người qua thụ thể có tên là ACE2.

Trở lại chủng biến thể gần đây ở Anh gây xôn xao dư luận, chủng này được đặt tên là "VUI – 202012/01" (VUI là viết tắt của "Variant Under Investigation", tạm dịch là "Biến thể đang được điều tra").

Chủng này có 17 đột biến trên bộ gene của nó, trong đó đột biến mà các nhà khoa học quan tâm nhất là N501Y, dẫn đến sự thay đổi trình tự amino acid trên protein S của virus ở vị trí 501, từ asparagines (viết tắt là N) thành tyrosine (viết tắt là Y).

Biến chủng mới nhất của Sars-Cov-2: Tốc độ lây khủng khiếp, vaccine vừa ra lò có diệt được không? - Ảnh 1.

Biến thể mới của virus nCoV ở Anh đáng lo ngại như thế nào?

Lo ngại biến chủng này "kháng vaccine" là chưa có cơ sở

Sự biến đổi này có thể làm tăng "ái lực" (lực gắn kết) protein S của virus và thụ thể ACE2 của tế bào con người, từ đó dẫn đến virus dễ bám và xâm nhập vào tế bào hơn, dễ lây nhiễm hơn.

Điều này có thể giúp giải thích cho việc gần đây số lượng người nhiễm chủng biến thể này chiếm đa số. Chủng này được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 9; đến tháng 11, nó chiếm khoảng một phần tư số trường hợp nhiễm Covid-19 ở London; con số này đạt gần 2/3 số trường hợp vào giữa tháng 12.

Các lo ngại khác như "tăng độ độc" hoặc "làm các vaccine không nhận biết được" là chưa có cơ sở vì cho đến nay vẫn chưa có báo cáo khoa học cho thấy các bệnh nhân mắc loại virus biến thể này làm người nhiễm Covid-19 mắc bệnh nặng hơn và cũng chưa thấy sự tăng lên bất thường của những người tái nhiễm virus nCoV.

Hầu hết các vaccine ở đầu danh sách trong cuộc đua hiện nay đều nhắm đến chiến lược nhận biết virus nCoV qua protein S. Các thiết kế vaccine hầu hết đều nhắm đến việc tạo phản ứng miễn dịch của cơ thể trên tổng chiều dài đầy đủ (full length) của protein này với kích thước trên 1000 amino acids.

Do vậy, việc đột biến một vài amino acid trên protein S ở các chủng biến thể hiện nay khó có thể làm thay đổi hoàn toàn đặc điểm nhận dạng miễn dịch mà các vaccine đã thiết kế. 

Ví dụ dễ hiểu hơn là một người đi giải phẫu thẫm mỹ mắt hoặc môi, sau đó những người quen biết vẫn nhận ra là gương mặt của người đó, hình ảnh trên passport vẫn có thể sử dụng được để qua hải quan.

Tóm lại, dựa trên các số liệu khoa học cho tới hiện nay, sự xuất hiện của biến thể mới làm dấy lên lo ngại về "tốc độ" lây nhiễm.

Biến chủng mới nhất của Sars-Cov-2: Tốc độ lây khủng khiếp, vaccine vừa ra lò có diệt được không? - Ảnh 2.

TS Nguyễn Hồng Vũ

Do vậy những động thái cẩn trọng của các nước ở Châu Âu, đặc biệt ở Anh lúc này như phong tỏa, kiểm dịch biên giới, sân bay là cần thiết để kiểm soát số lượng người nhiễm, không làm quá tải bệnh viện. Ngoài ra, việc lo sợ chủng này làm cho hiệu quả vaccine hiện nay không còn nữa, hoặc tạo nên một đại dịch mới là không có cơ sở.

Khi nào biến chủng của nCov gây lo ngại nhất?

Vậy lúc nào là lúc đáng lo sợ nhất về chủng biến thể mới của virus nCoV? Đó là khi mà những người đã từng nhiễm virus một cách tự nhiên hoặc những người được chích vaccine bắt đầu bị nhiễm lại dù rằng trong cơ thể của họ vẫn có kháng thể để nhận biết virus.

Chúng ta hãy bình tĩnh, cẩn trọng phòng ngừa việc lây nhiễm virus nCoV, chích vaccine ngừa virus nCoV khi có thể (phải là vaccine được các cơ quan y tế uy tín cấp phép sử dụng) và tiếp tục quan sát thông tin về sự biến đổi của virus nCoV.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:08 CH
Tại sao buổi tối sẽ buồn ngủ, buổi sáng sẽ tự nhiên tỉnh lại? Tại sao phải ăn cơm sáng, trưa, tối? Giải Nobel năm 2017