Vì sao một số người lại thích uống rượu?

Thứ Tư, 30 Tháng Chín 20209:00 SA(Xem: 4871)
Vì sao một số người lại thích uống rượu?
uong-ruou-696x391

Rượu đôi khi làm chúng ta cảm thấy tốt hơn. Nó là “chất bôi trơn” trong các mối quan hệ xã hội, và có thể đối với nhiều người, rượu có cái ngon riêng của nó. Tuy nhiên, những lý do này vẫn chưa đủ để giải thích vì sao não của chúng ta đã tiến hóa để cảm thấy “yêu ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên” đối với thức uống có cồn, ít nhất là theo Robert Dudley, giáo sư sinh học tại Đại học California, Berkeley (Mỹ).

Ông chính là người đã đưa ra giả thuyết “khỉ say”, nhằm đặt rượu vào quá trình tiến hóa của con người. Trong một bài báo được xuất bản năm 2004, giáo sư Dudley cho rằng đằng sau hành vi tiêu thụ rượu của người hiện đại và đôi khi lạm dụng quá mức, tồn tại một cơ chế sinh học có thể bắt ngồn từ thói quen ăn trái cây của tổ tiên chúng ta – loài linh trưởng.

Sự phát triển của hương vị rượu

Đường trong trái cây, ngũ cốc và mật hoa sau cùng đều chuyển thành ethanol nhờ nấm men, sau một quá trình tự nhiên được gọi là lên men. Dựa trên dư lượng hóa chất còn tồn đọng trong các bình gốm, các nhà khảo cổ học cho rằng con người bắt đầu cho lên men mật ong, gạo và trái cây để sản xuất đồ uống từ 9.000 năm trước.

Tuy nhiên, có lẽ đó vẫn không phải là lần đầu tiên con người tiếp xúc với rượu. Dudley cho rằng sở thích liên quan đến rượu có thể đã phát triển từ hàng chục triệu năm trước ở tổ tiên chúng ta, sống sót chủ yếu dựa vào trái cây. Khi quả chín, chất cồn sẽ được tạo ra nhiều hơn bởi các loại nấm men. Và khi chín quá mức, thành phần ethanol trong nó có thể lên đến 8%, trong khi hàm lượng ethanol trong quả chín thông thường không quá 1%.

Theo lý thuyết của Dudley, ở những khu rừng nhiệt đới, việc tìm thấy trái cây khá khó khăn. Tuy nhiên, hương thơm của chất cồn từ trái cây chín có thể lan đi xa, giúp các loài linh trưởng có thể tìm thấy thức ăn. Từ đó, khả năng bị thu hút bởi hương thơm của ethanol từ quả chín có thể đã tiến hóa, tạo điều kiện cho các loài linh trưởng tìm thức ăn dễ dàng hơn. Việc này bên cạnh đó cũng hữu ích cho thực vật, bởi những loài linh trưởng lúc bấy giờ cũng sẽ phân tán hạt của quả đi đến nhiều nơi khác.

Ngoài ra, Dudley cho rằng khi tiêu hóa, rượu cũng sẽ kích thích quá trình ăn uống, giúp linh trưởng có thể “nuốt chửng thức ăn trước khi nó bị đánh cắp bởi những con khác”. Cho đến ngày nay, con người vẫn sử dụng cái gọi là rượu khai vị để kích thích sự thèm ăn, giúp cho bữa ăn chính trở nên hấp dẫn hơn.

Vấn đề của thức uống có cồn ngày nay

Lãng phí trái cây lên men có là là điều rất hiếm xảy ra với động vật linh trưởng, bởi tỷ lệ cồn có trong chúng không dồi dào như ngày nay. Trong một nghiên cứu, giáo sư Dudley nhận thấy nồng độ cồn trung bình trong mỗi trái chà là vào khoảng 0,9%. Trong khi đó, hầu hết các loại bia ngày nay đều có nồng độ 4% hoặc 14% đối với rượu mạnh, và đây chính là vấn đề của con người với thức uống có cồn.

Cơ thể con người trải qua quá trình tiến hóa để có thể tiêu thụ một lượng rất ít rượu, nhưng ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới mà đồ uống có cồn có thể được tạo ra với nồng độ tùy thích và gần như không có giới hạn.

Theo Tinh Tế
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:08 CH
Tại sao buổi tối sẽ buồn ngủ, buổi sáng sẽ tự nhiên tỉnh lại? Tại sao phải ăn cơm sáng, trưa, tối? Giải Nobel năm 2017
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20177:03 CH
Tụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp, là hiện tượng khi huyết áp của người bình thường bị thấp, dưới 90mmHg
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được rằng, thế giới thật rộng lớn, mà bản thân mình lại rất bé nhỏ, có những sự tình không cần phải xem nó nặng đến như vậy.