Ảnh vi mô đầy ám ảnh cho thấy coronavirus tàn phá phổi của chúng ta như thế nào

Thứ Bảy, 12 Tháng Chín 202011:00 SA(Xem: 3135)
Ảnh vi mô đầy ám ảnh cho thấy coronavirus tàn phá phổi của chúng ta như thế nào

Mới được công bố trên Tạp chí Y học New England hôm qua 3/9, đây là những hình ảnh mô tả cách coronavirus mới đang lây nhiễm hàng loạt vào các tế bào phổi của con người.

Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu bởi Camille Ehre, một nhà nghiên cứu về phổi và là bác sĩ nhi khoa tại Đại học Bắc Carolina. Cùng với nhóm của mình, cô đã có cơ hội chụp ảnh để hiểu chính xác cách coronavirus tương tác với đường hô hấp của phổi khi nó bị nhiễm trùng như thế nào, cũng như cách các tế bào bị nhiễm bệnh này hoạt động ra sao sau khi chúng bị tấn công bởi virus.

Họ sử dụng các tế bào từ biểu mô, hoặc bề mặt, của đường dẫn khí dạng cây của phổi, lấy từ phổi được cấy ghép và nuôi cấy chúng trong phòng thí nghiệm. Sau đó, họ cho các tế bào tiếp xúc với coronavirus, thứ có tên chính thức là SARS-CoV-2, và để tự nhiên tiếp quản phần còn lại. Tất cả các thí nghiệm lây nhiễm đều được thực hiện trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3, dành riêng cho việc nghiên cứu một số vi trùng thuộc dạng nguy hiểm nhất trên thế giới.

Ảnh vi mô đầy ám ảnh cho thấy coronavirus tàn phá phổi của chúng ta như thế nào - Ảnh 1.

Hình ảnh virion SARS-COV-2 lây nhiễm vào các tế bào lót đường thở của phổi con người. Hình ảnh được chụp ở độ phóng đại 1 micromet.

Virus về cơ bản là một nhóm nhỏ gồm các protein và vật chất di truyền (DNA hoặc RNA, như với SARS-CoV-2) có thể đột nhập và chiếm đoạt các tế bào sống. Sau đó, chúng buộc các tế bào bị nhiễm bệnh này sản xuất và gửi nhiều bản sao của chính chúng ra môi trường, để quá trình này bắt đầu lại từ đầu. Thông thường, quá trình này cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết của chính tế bào. Virus phụ thuộc vào các sinh vật khác đến nỗi vẫn còn một cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhà khoa học về việc liệu chúng có nên được coi là một sinh vật sống hay không.

Hình ảnh bên trên và bên dưới cho thấy từng bản sao hoàn toàn nguyên vẹn của vi rút, được gọi là virion, di chuyển tự do quanh các tế bào đường thở 96 giờ sau khi nhiễm bệnh. Chúng được chụp dưới kính hiển vi quét điện tử (SEM), loại kính hiển vi có thể hỗ trợ để nhìn thấy những thứ vô cùng nhỏ như virus. Những thứ trông giống như quả bóng là SARS-CoV-2, trong khi các cấu trúc hình "bánh quẩy" uốn cong là các tế bào có lông mao, những thứ có hình chiếu giống như sợi tóc có thể di chuyển theo nhịp điệu để loại bỏ các mảnh vụn, chất nhờn và vi khuẩn khỏi đường thở để con người có thể thở bình thường. Bác sĩ Ehre phát hiện ra rằng SARS-CoV-2 đặc biệt thích lây nhiễm các tế bào có màng này, và một khi đã làm vậy, nó sẽ hoạt động nhiệt tình để tạo ra nhiều tế bào hơn.

Ảnh vi mô đầy ám ảnh cho thấy coronavirus tàn phá phổi của chúng ta như thế nào - Ảnh 2.

Hình ảnh virion SARS-COV-2 lây nhiễm vào các tế bào lót đường thở của phổi con người. Hình ảnh này có kích thước 100 nanomet, hoặc phóng đại gần hơn 10 lần so với hình ảnh ở trên.

"Khi chúng tôi xem xét những mẫu cấy bị nhiễm này dưới kính hiển vi SEM, quan sát nổi bật nhất là số lượng virion đáng kinh ngạc được tạo ra bởi một tế bào bị nhiễm", Ehre chia sẻ qua một email. "Một số tế bào bị nhiễm virus này chứa đầy virus đến mức chúng cuộn tròn và tách ra khỏi biểu mô, tạo cảm giác rằng chúng sắp vỡ ra."

Mức độ cao của SARS-CoV-2 được tạo ra bởi các tế bào đường thở (tỷ lệ 3 trên 1 trong nghiên cứu) giúp giải thích lý do tại sao coronavirus có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các bộ phận khác nhau của cơ thể ở gần đó, như niêm mạc của khoang mũi. Và theo Ehre, điều này rất quan trọng đối với khứu giác của chúng ta.

"Một lượng virus khổng lồ có thể lây lan trong cơ thể người bị nhiễm bệnh và lây nhiễm sang biểu mô khứu giác, giải thích triệu chứng phổ biến là mất khứu giác và cũng lây nhiễm sang các tuyến nước bọt, giải thích cho triệu chứng khô miệng", bà chia sẻ. "Điều tồi tệ nhất là khi virus đi đến phổi và tạo ra bệnh viêm phổi, gây khó thở và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong."

Những phát hiện này rất quan trọng để điền vào một phần của câu đố khoa học mang tên SARS-CoV-2 và Covid-19. Nhưng đối với những người bình thường, chúng cũng có thể là động lực để giữ cho bản thân và những người khác an toàn khỏi bị nhiễm bệnh nhất có thể.

"Những hình ảnh mô nuôi cấy bị nhiễm SARS-CoV-2 này cho thấy các tế bào có lông mao chứa đầy virus sẽ giải phóng các đám lớn các hạt chứa virus. Nó tạo nên một lý do giải thích mạnh mẽ cho việc sử dụng khẩu trang ở cả những người bị nhiễm và chưa bị nhiễm có thể hạn chế lây truyền SARS-CoV-2 thế nào", Ehre cho biết.

Tham khảo Gizmodo

Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 13 Tháng Chín 20208:07 SA
Khách
COVID tàn phá phổi BN
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:08 CH
Tại sao buổi tối sẽ buồn ngủ, buổi sáng sẽ tự nhiên tỉnh lại? Tại sao phải ăn cơm sáng, trưa, tối? Giải Nobel năm 2017
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20177:03 CH
Tụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp, là hiện tượng khi huyết áp của người bình thường bị thấp, dưới 90mmHg