Cà phê đắng, sao nhiều người lại “ghiền”?

Thứ Sáu, 10 Tháng Bảy 20201:00 CH(Xem: 4201)
Cà phê đắng, sao nhiều người lại “ghiền”?
Caphe

Đó là kết quả của một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports. Theo các nhà nghiên cứu, sự mẫn cảm này không chỉ đơn thuần là vấn đề về hương vị, thực tế nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi cấu trúc di truyền.

Marilyn Cornelis, phó giáo sư Đại học Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern (Chicago, Mỹ) cho biết: “Bạn có thể cho rằng những người đặc biệt nhạy cảm với vị đắng sẽ uống ít cà phê hơn nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiều người có khả năng thưởng thức vị đắng của thực phẩm, đặc biệt là vị đắng của caffeine. Cơ thể họ dường như có một “cơ chế” để trở nên yêu thích những hương vị khó nuốt”.

Phát hiện này được cho là khá bất ngờ, bởi lẽ vị đắng thường được xem như một tín hiệu trong “cơ chế cảnh báo nguy hiểm”, yêu cầu con người ta phải “nhổ ra” những chất có hại.

Trưởng nhóm nghiên cứu Jue Sheng Ong, đến từ Viện nghiên cứu Y học QIMR Berghofer (Brisbane, Australia), cho biết mục đích của họ là tìm hiểu xem các yếu tố di truyền ảnh hưởng ra sao đến mức độ tiêu thụ đồ uống có vị đắng như trà, cà phê và rượu.

“Vị đắng tưởng chừng giống nhau, song chúng tôi nhận thấy vị đắng của mầm cải Brussels, tonic (chứa hợp chất có vị đắng được gọi là quinine) và caffeine là hoàn toàn khác biệt. Điều này được xác định một phần bởi gene của chúng ta”, Ong cho biết.

Để có được phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã xem xét cấu trúc di truyền và lượng đồ uống có vị đắng được tiêu thụ mỗi ngày của hơn 400.000 người dân ở Anh.

Kết quả cho thấy những người có gen nếm vị đắng của rau xanh (như cải Brussels) có nhiều khả năng thích trà hơn cà phê. Họ cũng có xu hướng tránh uống rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ, hơn những người không có những biến thể gen này.

Theo Jue Sheng Ong, kết quả này có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu về chứng nghiện rượu hoặc một loại đồ uống nào đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Từ lâu dân gian đã biết, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là dược liệu chữa bệnh như đau xương khớp, đau bụng, cảm cúm... Vì sao tỏi chữa được cảm cúm?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.