Phát triển hợp chất có thể ngăn nCoV xâm nhập phổi

Thứ Hai, 06 Tháng Tư 20203:00 SA(Xem: 4058)
Phát triển hợp chất có thể ngăn nCoV xâm nhập phổi

MỹCác nhà hóa học ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đang kiểm tra một phân đoạn protein có thể ức chế khả năng xâm nhập vào tế bào phổi của nCoV.

Nhóm nghiên cứu ở MIT tìm cách ức chế nCoV bằng peptide. Ảnh: Technology Network.

Nhóm nghiên cứu ở MIT tìm cách ức chế nCoV bằng peptide. Ảnh: Technology Network.

Trong nỗ lực phát triển phương pháp điều trị khả thi cho bệnh Covid-19, nhóm nghiên cứu đến từ MIT thiết kế loại thuốc tiềm năng ngăn chặn nCoV tiến vào tế bào chủ. Loại thuốc đó là một phân đoạn protein ngắn hay còn gọi là peptide, mô phỏng protein tìm thấy trên bề mặt tế bào người. Các nhà nghiên cứu đứng đầu là Brad Pentelute, phó giáo sư hóa học ở MIT, chứng minh peptide mới có thể liên kết với protein của virus và vô hiệu hóa nó. Họ báo cáo phát hiện sơ bộ trên trang bioRxiv hôm 20/3.

"Chúng tôi tạo ra hợp chất vì thực sự muốn khám phá bởi trên thực tế, nó tương tác với protein của virus đúng như chúng tôi dự đoán, do đó nó có khả năng ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào chủ", Pentelute chia sẻ.

Phòng thí nghiệm của Pentelute bắt đầu làm việc trong dự án này hồi đầu tháng 3/2020, sau khi một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc công bố cấu trúc protein hình gai của nCoV cùng với thụ thể tế bào mà nó liên kết khi quan sát dưới kính hiển vi đông lạnh điện tử. Các virus corona, bao gồm nCoV, có nhiều gai protein nhô ra từ vỏ ngoài.

Những nghiên cứu về nCoV chỉ ra một vùng chuyên biệt của protein hình gai, gọi là miền liên kết thụ thể, gắn vào thụ thể mang tên enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2). Thụ thể này có trên bề mặt nhiều tế bào ở người, bao gồm ở phổi. Thụ thể ACE2 cũng là "cửa ngõ" mà virus gây dịch SARS năm 2002 - 2003 sử dụng.

Nhằm phát triển thuốc có thể ngăn chặn virus, Genwei Zhang, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở phòng thí nghiệm của Pentelute tiến hành mô phỏng những tương tác giữa thụ thể ACE2 và miền liên kết thụ thể của nCoV trên máy tính. Các mô phỏng hé lộ vị trí miền liên kết thụ thể gắn vào thụ thể ACE2, đó là một đoạn của protein ACE2 tạo thành cấu trúc xoắn alpha.

Sau đó, nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ tổng hợp peptide mà phòng thí nghiệm của Pentelute phát triển trước đây để nhanh chóng tạo ra một peptide gồm 23 amino axit có trình tự giống cấu trúc xoắn alpha của thụ thể ACE2. Cỗ máy tổng hợp peptide dựa trên dòng gene của họ có thể hình thành liên kết giữa các amino axit, những khối cấu trúc phân tử tạo thành protein, trong khoảng 37 giây. Cỗ máy mất chưa đầy một giờ để đưa ra phân tử peptide hoàn chỉnh chứa 50 amino axit.

Pentelute và cộng sự cũng tổng hợp một chuỗi ngắn hơn chỉ bao gồm 12 amino axit tìm thấy ở cấu trúc xoắn alpha. Sau đó, họ kiểm tra cả hai mẫu peptide, sử dụng thiết bị ở Cơ sở Đo kiểm Lý sinh học của MIT nhằm xác định hai phân tử liên kết với nhau mạnh tới mức nào. Họ nhận thấy đoạn peptide dài gắn chặt vào miền liên kết thụ thể trên protein hình gai của nCoV, trong khi đoạn ngắn hơn có liên kết lỏng lẻo.

Dù MIT đã tạm dừng hoạt động nghiên cứu ở viện từ giữa tháng 3, phòng thí nghiệm của Pentelute được cấp phép đặc biệt để nhóm nghiên cứu tiếp tục dự án. Hiện nay, họ đang phát triển khoảng 100 biến thể của mẫu peptide nhằm tăng lực liên kết và khiến nó ổn định hơn trong cơ thể. Trong khi đó, Pentelute và cộng sự đã gửi mẫu peptide gồm 23 amino axit cho phòng thí nghiệm ở Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, Mỹ, để thử nghiệm trên tế bào người và mô hình động vật nhiễm Covid-19.

Theo Pentelute, một lợi thế của loại thuốc mới là tương đối dễ sản xuất số lượng lớn và có bề mặt tiếp xúc lớn hơn các loại thuốc từ phân tử nhỏ. "Peptide là phân tử lớn, do đó chúng có thể bám chặt vào nCoV và ngăn chặn virus xâm nhập tế bào. Trong khi đó, nếu sử dụng phân tử nhỏ, rất khó để chặn toàn bộ khu vực mà virus sử dụng. Kháng thể cũng có bề mặt tiếp xúc lớn và tiêu diệt hiệu quả virus nhưng khó phát hiện và sản xuất hơn", Pentelute giải thích.

Tuy nhiên, một hạn chế của thuốc peptide là thường không thể dùng dưới dạng uống mà phải tiêm vào tĩnh mạch hoặc dưới da. Loại thuốc này cũng cần điều chỉnh để có thể lưu lại trong mạch máu đủ lâu nhằm đem lại hiệu quả. "Thật khó dự đoán mất bao lâu để cho ra đời sản phẩm mà chúng tôi có thể thử nghiệm trên bệnh nhân, nhưng mục tiêu của tôi là hoàn thiện trong vòng vài tuần. Nếu gặp nhiều khó khăn, thời gian có thể kéo dài tới vài tháng", Pentelute cho biết.

An Khang (Theo Sci Tech Daily)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…