Tuổi thọ của các loài động vật được định sẵn trong DNA, và loài người chỉ thọ 38 năm mà thôi

Thứ Ba, 07 Tháng Giêng 20207:00 CH(Xem: 8911)
Tuổi thọ của các loài động vật được định sẵn trong DNA, và loài người chỉ thọ 38 năm mà thôi
3d-render-of-dna-structure-and-cells-abstract-background-1577279443748690509779-crop-15772794726811975988849

Loài người có tuổi thọ "tự nhiên" là khoảng 38 năm, theo một phương thức mới dùng để ước tính tuổi thọ của các chủng loài khác nhau dựa trên phân tích DNA.

Ngoại suy từ các nghiên cứu di truyền học của các chủng loài với tuổi thọ đã biết, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loài voi ma-mút lông rậm đã tuyệt chủng có thể đã sống được khoảng 60 năm, và loài cá voi đầu cong có thể sống đến hơn 2,5 thế kỷ.

Cụ thể, trong nghiên cứu được xuất bản vào hôm qua trên trang Scientific Reports, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu những thay đổi trong DNA khi một con vật già đi và nhận ra mỗi chủng loài sẽ diễn ra những thay đổi khác nhau, đồng thời những thay đổi đó có liên quan đến tuổi thọ ước tính của một loài động vật cụ thể.

Bí ẩn của quá trình lão hóa

Quá trình lão hóa là rất quan trọng trong nghiên cứu y sinh và sinh thái học. Khi các con vật già đi, chúng sẽ trải qua một quá trình suy giảm các chức năng sinh học, khiến tuổi thọ của chúng bị giới hạn. Cho đến nay, rất khó để xác định một con vật có thể sống được trong bao nhiêu năm.

DNA giống như bản thiết kế của các sinh vật sống, và nó hiển nhiên là nơi chúng ta có thể tìm hiểu về quá trình lão hóa và tuổi thọ. Tuy nhiên, vẫn chưa ai có đủ khả năng để tìm ra những khác biệt trong các chuỗi DNA chịu trách nhiệm cho những khác biệt trong tuổi thọ giữa các loài động vật.

Tuổi thọ của các loài động vật có xương sống khác nhau là rất khác nhau. Cá bống, một loài cá nhỏ, chỉ sống được 8 tuần. Trong khi những con cá mập ở Greenland lại có thể sống hơn 400 năm.

Biết được tuổi thọ của các loài động vật hoang dã là yếu tố cơ bản để thực hiện công tác bảo tồn và quản lý đời sống hoang dã. Đối với các loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, tuổi thọ là thứ các nhà nghiên cứu dựa vào đó để xác định các quần thể nào có khả năng tồn tại. Trong các ngành công nghiệp như thủy sản, tuổi thọ được dùng trong các mô hình dân số nhằm xác định giới hạn đánh bắt.

Tuy nhiên, tuổi thọ của hầu hết các loài động vật vẫn là điều chưa rõ ràng. Hầu hết các ước tính được đưa ra xuất phát từ một nhóm nhỏ các cá thể sống trong các khu vực nuôi nhốt, nơi các nhà nghiên cứu biết được độ tuổi của chúng khi chúng qua đời. Với các chủng loài có thời gian sống lâu, rất khó để biết được tuổi thọ của chúng bởi chúng có thể sống lâu hơn cả một thế hệ của các nhà nghiên cứu.

Sử dụng những thay đổi trong DNA để ước tính tuổi thọ

Trong vài năm qua, các nhà nghiên cứu đã phát triển được các "đồng hồ" DNA có thể xác định độ tuổi của một con vật thông qua một loại thay đổi đặc biệt trong DNA gọi là "methyl hóa DNA".

"Methyl hóa DNA" không làm thay đổi trình tự cơ bản của một gene nhưng lại kiểm soát tình trạng kích hoạt của nó. Các nhà nghiên cứu từng chỉ ra rằng methyl hóa DNA trong các gene cụ thể có liên hệ với tuổi thọ tối đa của một vài loài có vú như linh trưởng.

Dù methyl hóa DNA liên quan đến lão hóa và tuổi thọ, đến nay chưa có nghiên cứu nào sử dụng nó như một phương thức để ước tính tuổi thọ của các loài động vật.

Trong nghiên cứu đã đề cập ở đầu bài viết, các nhà nghiên cứu đã sử dụng 252 genomes (các chuỗi DNA hoàn chỉnh) của các chủng loài có xương sống mà các nhà nghiên cứu khác đã tổng hợp được và công bố trên một cơ sở dữ liệu trực tuyến. Sau đó, họ so sánh những genomes này với một cơ sở dữ liệu khác về tuổi thọ của các loài động vật đã biết.

Tuổi thọ của các loài động vật được định sẵn trong DNA, và loài người chỉ thọ 38 năm mà thôi - Ảnh 1.

Sử dụng dữ liệu này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có thể ước tính tuổi thọ của các chủng loài có xương sống bằng cách tìm hiểu nơi quá trình methyl hóa DNA diễn ra trong 42 gene cụ thể. Phương thức này còn cho phép họ ước tính tuổi thọ của các chủng loài sống lâu và đã tuyệt chủng.

Các chủng loài đã tuyệt chủng

Các nhà nghiên cứu nhận thấy tuổi thọ của loài cá voi đầu cong, từng được cho là loài có vú sống lâu nhất thế giới, là 268 năm. Con số này cao hơn 57 năm so với tuổi thọ của cá thể già nhất từng được phát hiện, do đó chúng có lẽ có tuổi thọ lâu hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy loài voi ma-mút lông rậm đã tuyệt chủng có tuổi thọ 60 năm, tương đương tuổi thọ 65 năm của loài voi châu Phi hiện đại.

Loài rùa khổng lồ đã tuyệt chủng trên đảo Pinta có tuổi thọ 120 năm, theo ước tính của các nhà nghiên cứu. Thành viên cuối cùng của chủng loài này, Lonesome George, đã qua đời vào năm 2012 ở tuổi 112.

Khá thú vị là, người ta phát hiện ra người Neanderthal và Denisovan, vốn là hai chủng loài có liên hệ mật thiết với loài người hiện đại, có tuổi thọ tối đa chỉ...37,8 năm.

Dựa trên DNA, có thể thấy tuổi thọ "tự nhiên" của loài người hiện đại là 38 năm, khớp với một số ước tính nhân học về loài người hiện đại thưở ban đầu. Tuy nhiên, loài người hiện nay có lẽ là một ngoại lệ của nghiên cứu này nhờ những tiến bộ trong y dược và lối sống đã giúp kéo dài tuổi thọ trung bình của chúng ta.

Qua thời gian, khi càng nhiều nhà khoa học tổng hợp được genome của nhiều loài động vật khác, phương thức trong bài viết sẽ giúp ước tính được tuổi thọ của chúng. Phương thức này có ý nghĩa lớn lao về mặt sinh thái học và bảo tồn đối với nhiều chủng loài đang cần được bảo tồn tốt hơn trong tình hình hiện nay.

Tham khảo: Newsweek

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:08 CH
Tại sao buổi tối sẽ buồn ngủ, buổi sáng sẽ tự nhiên tỉnh lại? Tại sao phải ăn cơm sáng, trưa, tối? Giải Nobel năm 2017
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20177:03 CH
Tụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp, là hiện tượng khi huyết áp của người bình thường bị thấp, dưới 90mmHg
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được rằng, thế giới thật rộng lớn, mà bản thân mình lại rất bé nhỏ, có những sự tình không cần phải xem nó nặng đến như vậy.