Hoa Kỳ đã tiến gần hơn trong việc cứu bệnh nhân bằng gan từ phòng thí nghiệm

Thứ Năm, 14 Tháng Mười Một 201911:00 CH(Xem: 3817)
Hoa Kỳ đã tiến gần hơn trong việc cứu bệnh nhân bằng gan từ phòng thí nghiệm
mo-gan-nguoi

Nhóm thực hiện nghiên cứu trên gồm một số viện nghiên cứu của Mỹ. Họ đã tạo ra các tiểu phần của mô gan, sau đó cấy vào chuột có gan bị hư hỏng. Quan sát cho thấy phần gan cấy có thể lớn lên tới 50 lần và thực hiện một số chức năng chính của gan bình thường.

Nhà nghiên cứu cao cấp Sangeeta Bhatia của MIT cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là một ngày nào đó có thể sử dụng công nghệ này để tăng số cơ quan cấy ghép cho bệnh nhân, điều mà hiện giờ rất hạn chế”.

Bhatia và các đồng nghiệp đã thiết kế một cấu trúc giúp kích thích sự phát triển của tế bào, gắn vào đó ba loại tế bào trước khi cấy sang chuột. Nói theo cách khác, các nhà nghiên cứu đã tạo ra các mô gan nhỏ để lấp vào khoảng trống (về chức năng) do gan (dù nguyên vẹn kích thước) bị tổn thương.

Ba loại tế bào được sử dụng bao gồm: tế bào gan (hepatocytes) thực hiện các chức năng chính của gan, nguyên bào sợi (fibroblasts) giúp tạo nên cấu trúc mô, và các tế bào nội mô (endothelial cells) hình thành mạch máu. Sau khi được cấy ghép, nhóm các tế bào này nhận được tín hiệu môi trường xung quanh, tạo ra các mạch máu và nhiều tế bào gan hơn.

Một gan người khỏe mạnh có khoảng 100 tỷ tế bào gan. Các nhà nghiên cứu cho rằng một cơ quan nuôi cấy sẽ cần khoảng 10-30% số đó mới có tác dụng đối với cơ thể.

Vào thời điểm cấy ghép, các nhà khoa học đã tìm ra dấu hiệu cho thấy tất cả các chức năng chính của gan như điều hòa sự trao đổi chất, giải độc cơ thể, sản xuất mật, đều đang làm việc ở một mức độ nào đó. Kết quả này mở ra hy vọng cho những người mắc bệnh gan mãn tính hoặc những người đang chờ ghép tạng.

Cấu trúc của gan có độ phức tạp cao.

Cấu trúc của gan có độ phức tạp cao.

Nhà nghiên cứu Kelly Stevens cho biết: “Gan chỉ đứng thứ hai sau não về mức độ phức tạp”. Tuy nhiên, gan là một trong rất ít cơ quan có thể tự tái sinh, đó là cơ sở cho sự thúc đẩy tăng trưởng như được trình bày ở trên.

Tại Mỹ, có khoảng 17.000 người đang chờ ghép gan. Dave Gobel, CEO của Quỹ Methuselah về mô cấy ghép, cho rằng nghiên cứu tỏ ra khá hứa hẹn mặc dù nó vẫn đang trong giai đoạn “rất sớm”.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.

Theo Trí Thức Trẻ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…