Cố gắng nhịn "xì hơi" cho khỏi bất tiện, bạn có biết điều gì sẽ xảy ra?

Thứ Ba, 26 Tháng Mười Hai 20171:30 SA(Xem: 7383)
Cố gắng nhịn "xì hơi" cho khỏi bất tiện, bạn có biết điều gì sẽ xảy ra?

Chúng ta đã biết, việc nhịn tiểu hoặc nhịn đi ngoài (đại tiện) đều không tốt cho sức khỏe, còn đối với việc nhịn "xì hơi" thì sao?

Vấn đề này vô cùng hệ trọng, bởi nó quyết định sức khoẻ trong tương lai của chúng ta, tất nhiên cũng không có ai "xả" ra bừa bãi.

1. Vì sao có hiện tượng "xì hơi"?

Khi hơi tích tụ quá nhiều trong dạ dày, nó cần phải được giải phóng bớt. Có hai cách, thứ nhất có thể đi ra bằng đường miệng (nấc cụt, ợ hơi), hoặc đi ra đường hậu môn (xì hơi).

Hiện tượng nấc cụt (nấc cục)

Giáo sư về tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York/Mỹ Lisa Ganjihu cho biết, đa số mọi người bị nấc cụt (trong thời gian ngắn) là để phóng thích hơi tích tụ nhiều trong dạ dày ra khỏi cơ thể.

Một số chuyên gia y tế cho rằng, do nhai kẹo cao su, ăn quá nhanh, uống nhiều đồ uống có cồn, ăn cay, khóc lóc (thổn thức gây ra luồng khí đi vào ổ bụng)… làm cho không khí đi vào dạ dày bằng đường miệng quá nhiều.

Lượng không khí này sẽ tập trung trong dạ dày, một ít được phóng thích ra khỏi cơ thể bằng hiện tượng nấc cụt.

Cố gắng nhịn xì hơi cho khỏi bất tiện, bạn có biết điều gì sẽ xảy ra? - Ảnh 1.

Đa số mọi người bị nấc cụt là để phóng thích hơi tích tụ nhiều trong dạ dày ra khỏi cơ thể

"Xì hơi" là hiện tượng phức tạp hơn nhiều so với nấc cụt

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng "xì hơi":

- Một là, khi nuốt thức ăn, không khí sẽ vào dạ dày cùng với thức ăn;

- Hai là, quá trình men tiêu hóa phân giải thức ăn trong dạ dày tạo ra hơi;

- Ba là, quá trình phản ứng hóa học tạo ra một số khí.

Cả ba nguồn hơi nói trên đều tích tụ ở dạ dày, trong quá trình đẩy hơi ra ngoài qua hậu môn, gọi là rắm.

2. Khi nào "xì hơi" bị "nặng mùi"?

Giáo sư Lisa Ganjihu nói: "Mỗi người bình quân mỗi ngày "xì hơi" khoảng 10-20 lần, có lúc không tạo ra "âm thanh" và không mùi, không làm mọi người chú ý, trong trường hợp nói trên thì đơn giản cho chúng ta".

Tuy nhiên, đôi khi "buồn" liên tục, lại kèm thêm cả "âm thanh" lớn và "nặng mùi", nếu không "giữ" lại thì thật sự là tình huống trớ trêu cho khổ chủ.

Đối với sức khỏe của người trưởng thành, hiện tượng trên do 2 nguyên nhân:

- Một là, vấn đề thực phẩm. Nhiều người ăn các loại thực phẩm sữa, tinh bột sẽ tăng lượng khí trong đường ruột, việc "xì hơi" cũng tăng lên. Ngoài ra, một số loại rau chứa nhiều chất fructan như bông cải xanh sống, măng tây…cũng có thể tạo ra nhiều khí dư.

- Hai là, táo bón. Khi chúng ta bị táo bón, số lần "xì hơi" sẽ tăng lên và "nặng mùi" hơn.

Cố gắng nhịn xì hơi cho khỏi bất tiện, bạn có biết điều gì sẽ xảy ra? - Ảnh 2.

Khi chúng ta bị táo bón, số lần "xì hơi" sẽ tăng lên và "nặng mùi" hơn

Việc nhịn xì hơi hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe, lượng hơi không được đưa ra ngoài sẽ nằm trong ruột già, tiếp tục chờ cơ hội để được "phóng thích".

Tuy nhiên, nếu lượng hơi đó bị giữ lại và ở cường độ thường xuyên, trong thời gian dài, lượng khí này sẽ khuếch tán qua niêm mạc ruột vào máu.

3. Nhịn "xì hơi" ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Việc nhịn vài lần thì không có vấn đề gì, nhưng nếu đó là thói quen, thường xuyên nhịn trong thời gian dài, quả thực nó sẽ trở thành gánh nặng đối với cơ thể.

Tuy nhiên rất ít người có thói quen này, hoặc nó được đưa ra ngoài trong quá trình đi ngoài (đại tiện), vì vậy chúng ta nên tập thói quen đại tiện hàng ngày.

4. Giữ "hơi" lại có ảnh hưởng đến ruột hay không?

Giáo sư Ganjihu cho biết, áp lực của một lần "xì hơi" không hề hấn gì đối với thành ruột, trừ khi ruột già của bạn bị tổn thương nghiêm trọng do một căn bệnh nào đó, lúc đó ruột già giống như một quả bóng được thổi lên, tuy nhiên xác suất rất thấp.

Tốt nhất nên "xả" ra

Tuy khả năng ảnh hưởng của việc nhịn xì hơi đối với sức khỏe không cao, tuy nhiên quá trình nhịn khiến chúng ta có cảm giác khó chịu, "bất an".

"Hơi không được thải ra, tích lũy ngắn hạn trong ruột, dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng, đôi khi có thể gây đầy hơi hoặc đau bụng", Giáo sư Ganjihu nói.

Cố gắng nhịn xì hơi cho khỏi bất tiện, bạn có biết điều gì sẽ xảy ra? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Giải pháp là vào nhà vệ sinh

Khi bạn muốn "xì hơi", cách tốt nhất là đi vệ sinh, bạn có thể dễ dàng, thoải mái phóng thích "thứ của nợ" ra ngoài.

Nếu cảm thấy việc "xì hơi" ảnh hưởng đến công việc, bạn có thể thử sử dụng men vi sinh (probiotic) để kích thích tiêu hóa, tuy nhiên cần phải hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

Ngoài ra, trong cuộc sống thường ngày nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa đường nhân tạo, bởi nó không chỉ khó tiêu, mà còn sinh ra nhiều hơi, đường nhân tạo có nhiều trong các loại thực phẩm dùng cho bệnh nhân tiểu đường, nước sô đa…

*Theo Sohu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Từ lâu dân gian đã biết, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là dược liệu chữa bệnh như đau xương khớp, đau bụng, cảm cúm... Vì sao tỏi chữa được cảm cúm?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.