Phóng xạ trong y khoa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Chủ Nhật, 07 Tháng Bảy 20191:00 CH(Xem: 6282)
Phóng xạ trong y khoa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

chup-ct

Tất cả chúng ta đều được tiếp xúc trong giới hạn an toàn với cả hai nguồn bức xạ là tự nhiên (mặt đất, vũ trụ…) và nhân tạo. Trong đó nguồn bức xạ nhân tạo chiếm khoảng 15%. Trong đó, phần lớn số bức xạ nhân tạo con người tiếp xúc là trong y học như chụp phim X-quang, CT…, còn lại từ điện hạt nhân, thử nghiệm vũ khí.

Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi, giải thoát năng lượng dư thừa của nó và phát ra các bức xạ hạt nhân, thường được gọi là các tia phóng xạ. Tia phóng xạ có thể là chùm các hạt mang điện dương như hạt anpha, hạt proton; mang điện âm như chùm electron phóng xạ beta; không mang điện như hạt nơtron, tia gamma.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Sơn, chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Vinmec, cho biết phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào và phân tử, làm hư hại phân tử DNA. Các tế bào có DNA bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa. Ở các cấp độ khác nhau, cơ thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Mức độ tác hại phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ. 

Bệnh phóng xạ có thể sinh ra do bị chiếu xạ từ ngoài cơ thể hoặc nhiễm chất phóng xạ (nhiễm xạ từ bên trong) hoặc do cả hai. Khi con người bị tác động bởi các bức xạ ion hóa ở mức thấp thì việc gây tác hại không thể nhận biết ngay được, nên phải sau một thời gian chứng bệnh mới biểu hiện. Tuy nhiên nếu chiếu lên cơ thể một liều lượng quá lớn so với giới hạn tối đa cho phép thì chỉ sau 7 đến 10 ngày, bệnh trạng đã xuất hiện rõ. 

Bệnh phóng xạ được chia làm hai loại là phóng xạ cấp tính và mãn tính

  • Phóng xạ cấp tính xảy ra khi cơ thể bị chiếu toàn thân một liều lớn hoặc những liều không lớn nhưng liên tiếp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công tác an toàn phóng xạ hiện nay, bệnh phóng xạ cấp thường hiếm hơn và chỉ xảy ra ở hai tình huống như tai nạn hạt nhân hoặc điều trị quá liều. 
  • Phóng xạ mãn tính xuất hiện khi cơ thể bị chiếu những liều xạ nhỏ trong một thời gian dài. Bệnh có thể gặp ở người do nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với phóng xạ. Ngoài ra, các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào bên trong qua đường hô hấp, tiêu hóa, qua da khiến nhiều cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng. 

Đối với máu và cơ quan tạo máu xuất hiện triệu chứng xuất huyết, phù nề, thiếu máu do mô Lympho và tủy xương nhạy cảm cao với bức xạ. Hệ tiêu hóa chiếu xạ liều cao làm tổn thương niêm mạc ống vị tràng gây rối loạn tiết dịch, xuất huyết, loét, thủng ruột, giảm đề kháng cơ thể, viêm da, sạm da…và phát triển khối u ác tính. Một số bộ phận khác như cơ quan sinh dục chiếu liều cao có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ.

Phụ nữ mang thai chiếu xạ cao có thể sẩy thai, chết lưu hoặc trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa ung thư và phóng xạ đã được khoa học chứng minh. Khi bị tia phóng xạ tác động, các gene ung thư tồn tại sẵn trong tế bào của con người ở dạng không hoạt động do bị những gen khác ức chế sẽ “trỗi dậy”và gây bệnh.

Các biện pháp chủ yếu để bảo đảm an toàn phóng xạ:

  • Nhân viên y tế khi làm việc cần đồ bảo hộ như quần áo, mũ, găng tay, áo chì, tạp dề chì phù hợp. Không hút thuốc, ăn uống trong phòng làm việc chứa chất phóng xạ.
  • Kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ hoặc tẩy xạ trước khi ra ngoài. Luôn che chắn phòng máy bằng vật liệu cản tia (như chì tấm, cao su chì, trát barrit…) để hạn chế tia phóng xạ lọt ra ngoài.
  • Bệnh nhân khi điều trị cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và yêu cầu trước khi vào phòng phóng xạ. Các cơ quan nhạy cảm với phóng xạ như não, bộ phận sinh dục, thuỷ tinh thể, tuyến giáp, tuyến vú khi chụp cần bảo vệ, che chắn phù hợp.
 Theo VnExpress
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…