Dụng cu y tế: tiêm không đau

Chủ Nhật, 03 Tháng Hai 20195:00 CH(Xem: 5081)
Dụng cu y tế: tiêm không đau

Một nghiên cứu mới được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội bác sĩ gây mê Mỹ cho thấy việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và người trưởng thành trong tương lai sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ công nghệ tiêm không đau, Popsci đưa tin.

Theo ước tính, cứ 10 người thì có một người sợ kim tiêm, điều này có thể gây nên một số hậu quả tiêu cực như giảm tỷ lệ tiêm chủng và hiến máu.

"Nghiên cứu ban đầu của chúng tôi nảy ra ý tưởng rằng việc dùng một thiết bị tạo ra áp lực và rung động trước khi tiêm có thể làm giảm đáng kể đau đớn bằng cách đóng "cánh cổng" gửi các tín hiệu đau gửi đến não", Popsci dẫn lời giáo sư William McKay, tác giả chính của nghiên cứu từ Đại học Saskatchewan, Canada, cho biết trong một thông cáo báo chí.

so-hai-dep
Nhiều người trải qua cảm giác sợ hãi khi đi tiêm. (Ảnh: Uwimages/Fotolia)

Thuyết cổng kiểm soát về cảm nhận đau cho rằng cơn đau của con người xuất hiện khi kích thích gây đau đi qua các cổng kiểm soát thần kinh dọc theo cột sống lên đến não. Bằng cách chiếm đóng các cổng này bằng tín hiệu cảm giác khác như rung động và áp lực, nhóm nghiên cứu đã loại bỏ được cảm giác về mũi kim nhờ đánh lạc hướng chức năng phòng vệ của hệ thần kinh.

Nhóm nghiên cứu cũng xem xét tác động của nhiệt độ (nóng và lạnh) lên quá trình này đối với 21 người tình nguyện tham gia. Họ thấy rằng sự kết hợp của áp lực và rung động dường như có tác dụng giảm đau mạnh mẽ nhất, nếu làm gia tăng nhiệt độ kèm theo sự kết hợp của áp lực và rung động cũng giảm đau nhưng không đáng kể.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng bằng cách định lượng sự đau đớn của những người tham gia có thể giúp phát triển một chiếc kim tiêm không gây đau cho bệnh nhân trong tương lai gần.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Từ lâu dân gian đã biết, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là dược liệu chữa bệnh như đau xương khớp, đau bụng, cảm cúm... Vì sao tỏi chữa được cảm cúm?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.