Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh?

Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 20171:00 CH(Xem: 7145)
Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh?

Nếu bạn đang khó chịu bao tử, tiêu chảy hay nôn mửa thì không nên uống cà phê. Đặc biệt sau khi xỉn quắc cần câu, bạn cũng đừng đụng vào món này.

Cà phê giúp tỉnh táo và tăng cường năng lượng để chúng ta làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, khoa học cũng chứng minh hàng loạt ích lợi khác của cà phê với sức khỏe, chẳng hạn giảm viêm, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường, tăng cường sức khỏe trí não...

Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh? - ảnh 1

tin liên quan

Tin vui cho người uống cà phê thường xuyên

Những người uống cà phê mỗi ngày và nếu không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cơ thể bất ổn với caffein thì hoàn toàn có thể tiếp tục duy trì thói quen đó. 

Tuy nhiên, khi đang bị bệnh, bạn không nên dùng loại thức uống hấp dẫn này, dù có "ghiền" cách mấy đi nữa.

Cụ thể hơn, nếu bạn bị đau dạ dày thì càng không được dùng cà phê. Bởi caffein trong cà phê giúp lợi tiểu, khiến bạn "đi" nhiều lần, càng gây mất nước. Mà bạn cần nhớ rằng cơ thể phải đủ nước thì hệ thống miễn dịch mới hoạt động hiệu quả, theo Men's Health.

Ngoài ra, khi bạn đang bị nôn mửa hoặc tiêu chảy thì cà phê là thứ càng khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên xấu hơn. Bởi nôn mửa và tiêu chảy đều khiến bạn mất chất lỏng trong người, trong khi caffein giúp lợi tiểu nhưng gây mất nước, như đã nói ở trên. Bên cạnh đó, caffein có thể làm co thắt ruột và khiến tình trạng tiêu chảy càng trầm trọng hơn. 

Đặc biệt, nếu bạn đang uể oải do gặp trục trặc với giấc ngủ thì không nên uống cà phê vào buổi chiều tối. Và sau khi say xỉn, tốt nhất bạn đừng đụng tới cà phê. Đó là lựa chọn không hề tốt vì nó làm bạn ngộ nhận về sự tỉnh táo của mình, đồng thời gây rối loạn giấc ngủ.

Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh? - ảnh 3

tin liên quan

Có nên uống cà phê trước khi ăn sáng?

Nhiều người có thói quen vừa thức dậy là phải uống ngay ly cà phê rồi mới ăn sáng hoặc thậm chí nhịn ăn để đi làm. Liệu thói quen ấy có gây tổn hại gì cho sức khỏe lâu dài?

Trần Ka

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Y học dân gian cổ xưa đúc kết lại rất nhiều bí quyết dưỡng sinh tuy rất giản dị nhưng thực ra lại vô cùng giản dị. Con người hòa mình cùng Trời Đất,
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ đã nêu rõ chế độ ăn uống của người Ai Cập cổ đại. Bằng cách phân tích nguyên tử carbon của các xác ướp sống khoảng năm
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Thịt đã trở thành món ăn thường ngày không thể thiếu trong bữa ăn, nhưng có bao giờ bạn nghĩ nếu bữa ăn thiếu đi món thịt thì cơ thể sẽ như thế nào không?
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Eddie Lin có thử uống rượu rắn cách đây 16 năm khi một người bạn mua một chai rượu ở một cửa hàng bán rượu và thuốc bắc ở trung tâm
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Sự cân bằng axit – kiềm trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể nhiễm axit trong một thời gian dài sẽ làm thay đổi môi trường máu,
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Thực phẩm chế biến sẵn rất tiện lợi với cuộc sống bận rộn của chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, trong chúng có thể ẩn chứa những thành phần không được hấp dẫn cho lắm.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cách chữa bệnh trĩ đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà là điều rất nhiều bệnh nhân mong muốn. Bị bệnh trĩ (lòi dom) gây khổ sở cho rất nhiều người
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Uống trà chống ung thư ư? Có thể mọi người thường hay nghe về những lợi ích của việc uống trà, vậy uống trà có thể chống ung thư hay không?
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20178:00 SA
“10 năm tới, ung thư ở Trung Quốc sẽ như giếng phun! 33% gia đình Trung Quốc sẽ vì thế mà phải dùng hết tất cả những gì tích góp được!”
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ phát hiện ra rằng sex lý tưởng nên kéo dài trong bao lâu. Các tác giả bài viết cho tạp chí Men's Health nổi tiếng nói rằng để