Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh?

Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 20171:00 CH(Xem: 7149)
Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh?

Nếu bạn đang khó chịu bao tử, tiêu chảy hay nôn mửa thì không nên uống cà phê. Đặc biệt sau khi xỉn quắc cần câu, bạn cũng đừng đụng vào món này.

Cà phê giúp tỉnh táo và tăng cường năng lượng để chúng ta làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, khoa học cũng chứng minh hàng loạt ích lợi khác của cà phê với sức khỏe, chẳng hạn giảm viêm, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường, tăng cường sức khỏe trí não...

Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh? - ảnh 1

tin liên quan

Tin vui cho người uống cà phê thường xuyên

Những người uống cà phê mỗi ngày và nếu không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cơ thể bất ổn với caffein thì hoàn toàn có thể tiếp tục duy trì thói quen đó. 

Tuy nhiên, khi đang bị bệnh, bạn không nên dùng loại thức uống hấp dẫn này, dù có "ghiền" cách mấy đi nữa.

Cụ thể hơn, nếu bạn bị đau dạ dày thì càng không được dùng cà phê. Bởi caffein trong cà phê giúp lợi tiểu, khiến bạn "đi" nhiều lần, càng gây mất nước. Mà bạn cần nhớ rằng cơ thể phải đủ nước thì hệ thống miễn dịch mới hoạt động hiệu quả, theo Men's Health.

Ngoài ra, khi bạn đang bị nôn mửa hoặc tiêu chảy thì cà phê là thứ càng khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên xấu hơn. Bởi nôn mửa và tiêu chảy đều khiến bạn mất chất lỏng trong người, trong khi caffein giúp lợi tiểu nhưng gây mất nước, như đã nói ở trên. Bên cạnh đó, caffein có thể làm co thắt ruột và khiến tình trạng tiêu chảy càng trầm trọng hơn. 

Đặc biệt, nếu bạn đang uể oải do gặp trục trặc với giấc ngủ thì không nên uống cà phê vào buổi chiều tối. Và sau khi say xỉn, tốt nhất bạn đừng đụng tới cà phê. Đó là lựa chọn không hề tốt vì nó làm bạn ngộ nhận về sự tỉnh táo của mình, đồng thời gây rối loạn giấc ngủ.

Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh? - ảnh 3

tin liên quan

Có nên uống cà phê trước khi ăn sáng?

Nhiều người có thói quen vừa thức dậy là phải uống ngay ly cà phê rồi mới ăn sáng hoặc thậm chí nhịn ăn để đi làm. Liệu thói quen ấy có gây tổn hại gì cho sức khỏe lâu dài?

Trần Ka

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Kế hoạch ghép đầu người của bác sĩ Canavero làm dấy lên nhiều tranh cãi từ các chuyên gia phẫu thuật thần kinh khác.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tôi đang có mặt trong một phòng nghiên cứu dưới lòng đất, bao quanh bởi rừng rậm gần Cologne, Đức.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20178:00 CH
(NLĐO)- Bác sĩ người Ý Sergio Canavero tuyên bố đã sẵn sàng để thực hiện ca phẫu thuật ghép đầu tại Trung Quốc.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Các bài tập massage cơ mặt đơn giản trong vòng 1 phút giúp chị em phái đẹp thư giãn và giải toả phần nào áp lực trong cuộc sống.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Công việc của chị Ánh Tuyết là hàng ngày lên sân thượng ngắm vườn rau và thu hoạch những loại rau mà mình thích, các việc còn lại đã có chồng chị lo.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tin "bác sĩ Google" và dùng kháng sinh cho trẻ em là một trong những nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Để giữ gìn vóc dáng cùng sức khỏe, ca sĩ Blake Shelton chạy bộ mỗi ngày và hạn chế đồ ăn nhanh.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Có nhiều nguyên nhân gây ra mùi cho cơ thể có thể bạn đã biết và phòng tránh, nhưng cũng có vài nguyên nhân mà bạn chưa biết
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20178:00 CH
75% người suy giãn tĩnh mạch không biết mình mắc bệnh, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Một người đàn ông 44 tuổi tại California (Mỹ) đã trở thành người đầu tiên được sửa gen trực tiếp ngay trong cơ thể mình.