Ăn gì cũng sợ!

Chủ Nhật, 06 Tháng Giêng 201911:00 CH(Xem: 4450)
  • Tác giả :
Ăn gì cũng sợ!

Ăn gì cũng sợ! - Ảnh 1.

Thực phẩm nếu tiêu thụ quá mức hoặc chế biến sai cách đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe - Ảnh: Q.ĐỊNH

Trên các trang web, mạng xã hội có nhiều thông tin về việc ăn một số loại thực phẩm sẽ gây nguy cơ ung thư cho người sử dụng như thịt đỏ, thịt hộp, mì gói... Người dùng đang có cảm giác ngó đâu cũng thấy ung thư.

Thực phẩm không trực tiếp gây ung thư

Thực phẩm nào cũng có hai mặt, đó là mặt tốt và mặt hạn chế. Ngay cả những thực phẩm quen thuộc nhất, thường được sử dụng hàng ngày (thịt đỏ, dầu thực vật...), nếu tiêu thụ quá mức hoặc chế biến sai cách đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Theo PGS.TS Lâm Vĩnh Niên - trưởng khoa dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về các thành phần thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng làm tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên mô hình động vật và tế bào cho thấy một số hợp chất có tính sinh ung thư hoặc có hoạt tính chống ung thư. 

Tuy nhiên, nghiên cứu trên người hầu như chưa cho bằng chứng xác đáng về một thành phần cụ thể nào của thức ăn có thể gây ung thư hoặc bảo vệ cơ thể khỏi ung thư.

Một số nghiên cứu dịch tễ so sánh chế độ ăn của người không ung thư và bệnh nhân ung thư cho thấy 2 nhóm người này có khác biệt về một số thành phần thức ăn cụ thể. Mặc dù vậy, các kết quả này chỉ cho thấy rằng thành phần thức ăn có liên quan đến thay đổi về nguy cơ ung thư, không có nghĩa là thành phần đó chịu trách nhiệm hoặc gây ra, thay đổi về nguy cơ ung thư.

Coi chừng cách bảo quản, tẩm ướp, chế biến

TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, tổng thư ký Hội Dinh dưỡng thực phẩm TP.HCM, cho biết không thể nói chung chung "nhiều loại thực phẩm gây ung thư". Một số thực phẩm trong tự nhiên có độc tố sẽ gây ngộ độc khi ăn vào chứ không gây ung thư. 

Những năm gần đây, tỉ lệ ung thư tăng cao có thể do việc dùng các loại hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy định, tẩm ướp các hóa chất độc hại vào thực phẩm hoặc do cách bảo quản, chế biến không đúng cách.

"Ô nhiễm môi trường cũng là yếu tố quan trọng có thể đã tác động đến sự phát triển bất thường của tế bào dẫn đến ung thư. Hoặc do lối sống như hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, dùng thức ăn chiên nướng cháy khét hoặc sử dụng dầu chiên nhiều lần ở nhiệt độ cao là các yếu tố có liên quan đến một số bệnh ung thư" - TS.BS Trần Thị Minh Hạnh chia sẻ.

Ăn mì gói có gây ung thư?

PGS.TS Lê Bạch Mai (nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia):

Có thể tin đồn "mì tôm gây ung thư" xuất phát từ thực phẩm này chứa chất phụ gia bảo quản... Tuy nhiên, người tiêu dùng cần hiểu rõ các chất phụ gia được phép cho vào trong thực phẩm, bao gồm cả trong mì ăn liền đều được quy định giới hạn về hàm lượng an toàn, nằm trong tiêu chuẩn cho phép, được cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ.

Vì vậy, người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm được các cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm Đại học

Bách khoa, Hà Nội):

Mì ăn liền và ung thư không liên quan tới nhau. Trên thế giới chưa ghi nhận kết quả nghiên cứu khoa học nào chứng mình thực phẩm này là nguyên nhân gây ung thư.

Hiện nay mọi vấn đề từ tuyển chọn nguyên liệu đến quy trình sản xuất mì ăn liền đều đảm bảo an toàn, loại trừ mọi yếu tố có thể gây ung thư cho người tiêu dùng.

Theo đó, người tiêu dùng có thể yên tâm khi các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng nguyên liệu nằm trong danh mục quy định của Bộ Y tế và rất phổ biến như: bột mì, muối ăn, bột ngọt, dầu chiên, ớt, tỏi, hành, rau củ sấy khô... để sản xuất mì ăn liền.

Bên cạnh đó, quy trình chiên cũng được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo luôn sử dụng dầu tươi mới cùng với nhiệt độ ổn định từ 160-165oC.

Nhờ duy trì nhiệt độ vừa phải, ổn định nên không xuất hiện quá trình acrolein (hình thành do sự phân hủy của glycerin ở nhiệt độ trên 180oC), một trong những nguyên nhân gây ung thư trong quá trình chiên thực phẩm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:04 CH
Sự kết hợp thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng lên da, làm tăng một số bệnh da nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn nhiều kênh khác nhau
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…