Những thói quen ăn uống cần tránh sau tuổi 30

Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Hai 202311:00 SA(Xem: 609)
Những thói quen ăn uống cần tránh sau tuổi 30

Để giữ gìn và củng cố sức khỏe ở độ tuổi 30, mọi người cần tránh những thói quen ăn uống không lành mạnh.

farhad_ibrahimzade_qgGc_1a6xGc_unsplash

Những thói quen ăn uống cần chú ý sau độ tuổi 30. Ảnh: Unsplash.

Theo Eat This, Not That, mặc dù bắt đầu từ độ tuổi 40, 50 và 60, cơ thể mới thực sự xảy ra nhiều thay đổi, những năm 30 là thời điểm quan trọng để thiết lập các thói quen lành mạnh, thói quen tập chăm sóc bản thân, bao gồm cả việc ăn uống điều độ.

Trên thực tế, các chuyên gia, nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn không cẩn thận, một số thói quen ăn uống nhất định có thể hủy hoại cơ thể ở độ tuổi 30.

Những thay đổi của cơ thể ở độ tuổi 30

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, một số những thay đổi phổ biến ở tuổi 30

Sức khỏe của xương: Ngoài 30, xương bắt đầu mất khoáng chất và mật độ xương giảm.

Mô cơ: Theo thời gian, mô cơ nạc của cơ thể dần mất đi.

Mỡ cơ thể: Mỡ sẽ tăng dần theo độ tuổi và nguy cơ béo bụng cũng tăng theo.

Huyết áp cao: Ở độ tuổi 30, huyết áp cao có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe não bộ giảm sút.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học JAMA của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy những người bị cao huyết áp trong độ tuổi từ 30 đến 40 có khối lượng não và chất trắng ít hơn trong những năm cuối đời. Điều này có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ cùng các biến chứng thoái hóa thần kinh khác.

Không chỉ xương, cơ và mỡ trong cơ thể thay đổi ở độ tuổi 30 mà sức khỏe tim mạch cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trong nhiều năm tiếp theo.

Những thói quen ăn uống ảnh hưởng sức khỏe

Với tất cả yếu tố sức khỏe quan trọng cần lưu ý sau khi bước sang tuổi 30 như giảm mật độ xương, mô cơ, lượng mỡ trong cơ thể thay đổi và sức khỏe tim mạch…, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe.

Dưới đây là những thói quen ăn uống ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau độ tuổi 30

Không nhận đủ canxi hoặc vitamin D

Cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D giúp duy trì sự chắc khỏe của xương ở độ tuổi 30. Cơ thể cần canxi để xương chắc khỏe cũng như vitamin D cung cấp các chức năng tương tự có tác dụng bảo vệ, giảm khả năng gãy xương và viêm nhiễm.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Katherine Gomez, tiêu thụ canxi, vitamin D không đủ có thể làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Sử dụng các sản phẩm từ trứng sữa, rau xanh, các bữa ăn giàu canxi, cũng như tắm nắng đầy đủ giúp bổ sung vitamin D.

thoi quen,  an uong anh 1

Tắm nắng giúp hấp thụ vitamin D. Ảnh: Aveeno.

Bỏ qua các thực phẩm tốt cho tim và đường ruột

Chuyên gia dinh dưỡng Lauren Manaker cho biết: “Ngũ cốc nguyên hạt, chất béo có lợi, trái cây, rau, thủy sản… giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Bạn nên sử dụng chúng trước khi đến tuổi mãn kinh”.

Chất xơ là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng, có ích cho tim mạch. Nó có thể làm giảm cholesterol, hạ huyết áp và kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể. Ngoài ra, chất xơ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột”.

Chuyên gia dinh dưỡng Kara Landau chia sẻ: “Không ăn đủ chất xơ ở độ tuổi 30, đặc biệt là chất xơ hòa tan hoạt động như một prebiotic (loại chất xơ có trong rau, trái cây và các loại đậu) nuôi dưỡng đường ruột, có thể dẫn đến viêm nhiễm và tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa cũng như tâm trạng của bạn”.

Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giàu prebiotic như kiwi, atisô Jerusalem (lê đất), khoai tây nướng, yến mạch, chuối chưa chín kỹ, các loại đậu và quả hạch đều giúp tăng chất xơ, hỗ trợ sức khỏe ở độ tuổi 30.

Ăn quá nhiều đường

Tiêu thụ carbohydrate (carb) có chỉ số đường huyết cao ở độ tuổi 30 khiến lượng đường trong máu liên tục tăng đột biến, ảnh hưởng đến việc tích trữ chất béo. Bạn nên chuyển sang carb có chỉ số đường huyết thấp hơn và chứa prebiotic. Điều này có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn, hỗ trợ quá trình giữ dáng, ngăn ngừa những tác động chuyển hóa tiêu cực khi bạn già đi

Carb có chỉ số đường huyết cao bao gồm các loại thực phẩm như bánh mì trắng, bánh mì nướng với đường tinh luyện, bánh quy giòn, ngũ cốc có đường…

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm gạo lứt, yến mạch cắt nhỏ, rau xanh, bánh mì nguyên cám, thực phẩm có tinh bột khác bao gồm đậu, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, chuối xanh

thoi quen,  an uong anh 2

Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ảnh: Unsplash.

Uống nhiều rượu

Chuyên gia dinh dưỡng Carmelita Lombera cho biết: “Uống quá nhiều rượu có liên quan đến cân nặng, tim mạch và rối loạn chuyển hóa khác”.

Không nhận đủ protein

Các mô cơ bắt đầu thay đổi từ tuổi 30 nên ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như protein giúp xây dựng cơ bắp.

Chuyên gia Landau chia sẻ: “Không nhận đủ protein mỗi ngày có thể dẫn đến cơ bắp bị phá hủy ở độ tuổi 30. Bạn nên kết hợp nguồn năng lượng giàu protein trong mỗi bữa ăn như sữa chua Hy Lạp, các loại đậu, trứng, phô mai, đậu phụ, cá… để tăng lượng protein”.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn