Vết nứt khổng lồ chia đôi châu Phi đang ngày càng lớn, nhưng điều này có ý nghĩa gì?

Thứ Hai, 02 Tháng Tư 20185:00 CH(Xem: 6145)
Vết nứt khổng lồ chia đôi châu Phi đang ngày càng lớn, nhưng điều này có ý nghĩa gì?

Thời gian gần đây, các trang tin xã hội đã cho đăng tải hình ảnh một vết nứt lớn ở khu vực thung lũng Rift (Narok County, Kenya). Theo ghi nhận, vết nứt sâu 15m, rộng 20m, và đang ngày càng kéo dài.

Theo Daily Nation, một nhà địa chất cho biết hiện tượng này xảy ra là vì khu vực vốn có kết cấu yếu. Một số vết nứt là mới, nhưng phần lớn trong số đó đã tồn tại từ lâu và bị chôn vùi trong tro bụi núi lửa. Sau những trận mưa lớn gần đây, lớp tro bị rửa trôi và làm lộ ra những vết nứt khủng khiếp này.

Vết nứt lan rộng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cư dân sinh sống quanh thung lũng Rift. Nhiều gia đình đã phải đi di tản, trong đó có một căn nhà bị phá hủy trực tiếp.

Nhưng chính xác thì điều gì đang xảy ra?

Theo các chuyên gia, đây không phải là hiện tượng quá mới mẻ, vì khu vực này vẫn đang... nứt rất thường xuyên.

Trên thực tế, miền đông của châu Phi đang dần bị chia cắt, do mảng kiến tạo dài tới 5000km chạy dọc về phía đông của lục địa.

Vết nứt khổng lồ chia đôi châu Phi đang ngày càng lớn, nhưng điều này có ý nghĩa gì? - Ảnh 2.

Mảng kiến tạo của châu Phi đã chia thành các mảng Somali và Nubia, tạo thành một hình chữ Y, và chúng đang tách khỏi nhau. Quá trình này được đặt tên là EARS (Hệ thống nứt gãy Đông Phi) đã bắt đầu một cách chậm rãi từ 25 triệu năm trước, với tốc độ chỉ rơi vào khoảng vài milimet/năm.

Điều này cũng đồng nghĩa rằng khoảng 10 triệu năm sau này, sẽ có một đại dương mới được hình thành tại khu vực miền Đông châu Phi đã để lại.

Có một vài giả thuyết được đặt ra về EARS, trong đó nổi bật nhất là do các hoạt động địa chất đã đẩy các khối vật chất siêu nóng lên bề mặt, khiến nó nứt gãy. Dù rằng chưa có kết luận, nhưng đây được cho là giả thuyết khả dĩ nhất.

Dĩ nhiên, một hiện tượng như vậy đã để lại nhiều hậu quả. Một số khu vực bị thu hẹp trong vài triệu năm qua, số khác thì tăng diện tích. Quá trình chia cắt rõ rệt đến mức tạo ra những mảng kiến tạo ở quy mô nhỏ, như mảng Victoria và Rovuma. Các hoạt động địa chất cũng tạo ra một hệ thống núi lửa ngầm bên dưới lòng đất.

Các vết nứt tương tự cũng từng xảy ra trong quá khứ. Năm 2005, một cái hố rộng 8m đã chạy thêm 60km chỉ trong vòng 10 ngày. Khe nứt này xuất hiện là do magma từ núi lửa Dabbahu (Ethiopia) chảy xuống lòng đất, rồi được hạ nhiệt và đẩy lên trên bề mặt. Còn lý do nó ngày càng lớn là vì hoạt động của EARS.

Quay trở lại vết nứt từ Kenya. Theo nhiều đánh giá, khả năng nguyên nhân cũng tương tự như cái hố ở Ethiopia - tức là vì các ngọn núi lửa ngầm hoạt động. Tuy vậy, tiến sĩ James Hammond từ ĐH London thì không đồng tình.

"Tôi không nghĩ nó có liên quan đến dòng chảy magma, nó không giống như vậy. Ở Dabbahu, đó không chỉ là một vết nứt, mà là tập hợp rất nhiều các biến dạng kiến tạo" - ông cho biết.

"Tôi cũng không rõ nguyên nhân là gì? Khi ấy, có ai cảm thấy chấn động không? Nếu không có, rõ ràng nguyên nhân không phải là núi lửa và các mảng địa chất dịch chuyển."

Tham khảo: IFL Science

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20177:05 SA
« Cuộc tấn công hôm thứ Ba (31/10/2017) nhắc lại rằng sự sụp đổ của « quốc gia Hồi Giáo califa » tại Irak và Syria vẫn không phá vỡ được chiến dịch
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này bắt đầu một chuyến công du châu Á dài 12 ngày (03/11-14/11/2017). Một chuyến đi đầy khó khăn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20173:48 SA
Một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên cho biết một vụ tấn công quân sự phủ đầu của Mỹ vào Triều Tiên sẽ kích hoạt một cuộc trả đũa tự động,
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:51 SA
Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:19 SA
Gần suốt Thế kỷ 20 nhân loại đã biết như thế nào là thảm họa Đỏ. Thảm họa nầy bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản ra đời và họ chọn màu đỏ l
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:55 SA
Một số quốc gia Châu Á từng ở mức thấp hơn Việt Nam Cộng Hoà trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20177:10 CH
Tuy nhiên sử dụng nhiều là vậy nhưng chắc chắn có điều bạn chưa biết về chiếc xe vẫn dùng hàng ngày này - cụ thể là chiếc chống xe.Cụ thể, nếu được hỏi vì sao chiếc chống nghiêng xe máy lại nằm bên trái
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20176:04 CH
GRAHAM ALLISON là Giáo sư môn Chính phủ thuộc chương trình Douglas Dillon tại Harvard Kennedy School of Government. Tiểu luận này phỏng theo cuốn sách của ông,
Chủ Nhật, 25 Tháng Mười Hai 20223:00 CH