Trương Nhân Tuấn - Lằn ranh đỏ

Thứ Bảy, 01 Tháng Mười 20228:00 SA(Xem: 1888)
Trương Nhân Tuấn - Lằn ranh đỏ

nk_09

Từ khi "chiến dịch quân sự đặc biệt" bắt đầu (24-02-2022) Putin đã lớn tiếng hăm dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nếu các quốc gia NATO can thiệp quân sự. Putin trong chừng mực đã vạch ra một "lằn ranh đỏ",  không cho phép các quốc gia thuộc khối NATO vượt qua.

Trên thực tế, ta thấy (dường như) Mỹ và EU "tuân thủ" không vượt qua lằn ranh đỏ của Putin. NATO không trực tiếp can thiệp, tức gởi quân lính vào chiến trường Ukraine. NATO đã không viện trợ các thứ vũ khí "tấn công" cho Ukraine.

Các quốc gia NATO (Mỹ, EU...) chỉ viện trợ các thứ vũ khí cần thiết để quân Ukraine "tự vệ", như các loại vũ khí chống chiến xa và hỏa tiễn phòng không cầm tay. Thật vậy, các thứ như chiến xa, chiến đấu cơ... ban đầu NATO không chuyển giao cho quân Ukraine.

Viện trợ quân sự của Mỹ và EU cho Ukraine tăng vọt, cả về phẩm lẫn lượng, sau khi quân dân Ukraine chứng minh trên chiến trường rằng họ có thể thắng quân Nga. Cả bộ đầu não của Ukraine, bao gồm tổng thống Zelensky, đều "trụ" lại trên chiến trường. Không một ai "đào tẩu" hết cả. Từ đó ta thấy các quốc gia như Đức (và các quốc gia Đông Âu cũ) bắt đầu gởi chiến xa và chiến đấu cơ cho Ukraine. Mặc dầu các chiến đấu cơ được chuyển giao dưới hình thức "phụ tùng thay thế".

Ta không hiểu là các quốc gia NATO "sợ" Putin trả đũa hay là một "chiến thuật", một thủ thuật để "vượt lằn ranh đỏ" mà Putin không làm gì được.

Vụ trưng cầu dân ý "đồng ý sáp nhập vào liên bang Nga" của 4 vùng lãnh thổ phía đông và đông nam Ukraine vừa kết thúc, với kết quả dĩ nhiên từ 90%. Putin cũng vừa ký nghị quyết nhìn nhận kết quả này. Trên lý thuyết, ngày hôm nay (thứ Sáu 30-09) Nghị viện Nga sẽ làm thủ tục sáp nhập để từ nay 4 vùng lãnh thổ này trở thành một phần của Liên bang Nga.

Tức là tất cả các cuộc tấn công của quân Ukraine từ lúc đó sẽ bị xem là "xâm lược vào lãnh thổ nước Nga".

Câu hỏi được đặt ra là Putin có dám bấm nút vũ khí hạt nhân để đánh trả hay không?

Có câu "chó sủa chó không cắn".

Putin hăm dọa sử dụng bom hạt nhân từ lúc đầu cuộc chiến. Các quốc gia NATO vượt lằn ranh đỏ không biết bao nhiêu lần. Các thứ vũ khí của Mỹ đã làm các thiết đoàn Nga tan tác. Các hệ thống phòng không đã làm không quân của Nga "bó tay". Các giàn hỏa tiễn (HIMARS) chính xác đã khiến hậu phương của quân Nga bất động. Quân Ukraine trên đà chiến thắng, chiếm lại được (trên 6 ngàn cây số vuông) đất đã mất.

Có thể Putin không "cắn" vì cuộc chiến "phi nghĩa". Nhưng khi đã chính thức sáp nhập vào Nga rồi. Công cuộc giành lại lãnh thổ của dân quân Ukraine trở thành cuộc chiến chống lại Nga, tấn công vào lãnh thổ của Nga.

Lằn ranh đỏ kỳ này hết sức rõ ràng. Hôm qua tôi có viết rằng Putin có thể đơn phương tuyên bố ngưng bắn. Lý do nhằm lấy lòng Ấn Độ và Trung Quốc đồng thời "nâng cao" tính "chính nghĩa" của phía Nga.

Câu hỏi đặt ra lần nữa là Putin có dám bấm nút hạt nhân hay không, nếu Ukraine tiếp tục cuộc chiến giành lại lãnh thổ và NATO  tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine ?

Nhiều người đặt vấn đề về khả năng vũ khí hạt nhân của Putin.

Bởi vì vũ khí hạt nhân được chế tạo bởi các chất "phóng xạ" (Uranium, Plutonium, Deuterium và Tritium) là các chất bị phân hủy theo thời gian (tính bằng chu kỳ).

Các thứ vũ khí gọi là "hạt nhân chiến thuật" thông thường là các thứ bom N, tức bom trung hòa tử (neutron). Loại bom này Liên Xô đã thí nghiệm thành công từ năm 1963 (sau Mỹ 3 tháng). Vấn đề là bom N được "chế tạo" bằng Tritium (chất đồng vị của Hydrogen, có 3 trung hòa tử) mà chất này có chu kỳ tự hủy rất ngắn (10 đến 20 năm). Ưu điểm của loại bom này là khi nổ ít phát xuất phóng xa (như bom A) mà phát ra bức xạ trung hòa tử có năng lượng cực lớn.

Bom N là không tàn phá về cơ sở hạ tầng, nhưng nó có sức sát thương rất lớn, ngay cả những quân nhân đang trong một xe bọc thép dày. Bom N được sử dụng trên chiến trường, nhằm hủy diệt các đơn vị thiết giáp và bộ binh đang tấn công. Sau khi bom nổ, đại đa số nhân sự trên mặt đất, ngay cả ẩn núp trong xe bọc thép, đều tử vong (mà xe bọc thép không bị hư hỏng, ngoại trừ các thiết bị điện tử). Ngoại trừ quân ẩn núp dưới mặt đất (đất có khả năng ngăn chặn tia neutronique). Tức là sau khi đánh bom, quân lính có thể ra khỏi hầm trú ẩn (mà không sợ bị nhiễm phóng xạ) để phản công hay chiếm các chiến xa của địch.

Tức là nếu không thường xuyên bổ sung, bom N có thể mất đi hiệu quả sau 5 năm.

Theo tôi, có xác suất cao để kết luận rằng Nga đã không còn khả năng về bom N, do thiếu bảo trì. (Nếu có thì Putin đã bấm nút rồi). Nhưng khả năng về bom H thì chắc chắn là còn.

Để đối phó, trong trường hợp quân Ukraine tiếp tục tấn công để giành lại đất và Putin bấm nút hạt nhân, Mỹ và EU có thể làm gì ?

Theo tôi, trước hết Mỹ và EU vận động Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết không nhìn nhận hiệu lực các cuộc trưng cầu dân ý. Việc sáp nhập lãnh thổ của Ukraine vào Nga là không có hiệu lực pháp lý.

Từ đó Mỹ và EU có thể viện trợ cho Ukraine các thứ vũ khí ưu việt hơn, ngay cả các hệ thống phòng không như Patriot. Mỹ cũng có thể viện trợ cho Ukraine các thứ vũ khí kiểu "năng lượng tập trung", nếu Putin bấm nút hạt nhân. Điều này xảy ra thì hạm đội Biển Đen của Nga sẽ bị tiêu diệt trong một ngày...

TRƯƠNG NHÂN TUẤN
Ý kiến bạn đọc
Thứ Bảy, 01 Tháng Mười 20225:35 CH
Khách
Lien Hiep Quoc hom nay,khong con la LHQ ngay xua nua ! da co qua nhieu lung doan,phe phai...
Nguoi cong san ,ho khong ly toi sinh menh cua ai ca,ho chi biet ho ma thoi ! thoi gian bam nut va bay toi muc tieu chi von ven co 30 phut . Cong san la dua tieu nhan,luon danh len ( tet mau than-ky dau va nhung ban van ky ket ngung ban vao cac dip le va tet deu bi vi pham nang ne ) Neu ban biet ve chien tranh an cuop cua VNDCCH,han ban khong la gi cai tro gian tra nay ! Khi don Nga vao duong cung,thi he luy khong tuong tuong duoc. Bon ben ngoai tiep te sung dan-thuc pham-thuoc men cho cai thang he danh dum,de bon no huong loi ban vu khi-tai thiet va tren het " ngao so tranh nhau,ngu ong huong loi ",gom thau the gioi.Hay nhin buc tranh VAN CAU tren toan the gioi,ban se biet,thoi gian qua gan va qua nguy hiem !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này bắt đầu một chuyến công du châu Á dài 12 ngày (03/11-14/11/2017). Một chuyến đi đầy khó khăn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20173:48 SA
Một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên cho biết một vụ tấn công quân sự phủ đầu của Mỹ vào Triều Tiên sẽ kích hoạt một cuộc trả đũa tự động,
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:51 SA
Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:19 SA
Gần suốt Thế kỷ 20 nhân loại đã biết như thế nào là thảm họa Đỏ. Thảm họa nầy bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản ra đời và họ chọn màu đỏ l
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:55 SA
Một số quốc gia Châu Á từng ở mức thấp hơn Việt Nam Cộng Hoà trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20177:10 CH
Tuy nhiên sử dụng nhiều là vậy nhưng chắc chắn có điều bạn chưa biết về chiếc xe vẫn dùng hàng ngày này - cụ thể là chiếc chống xe.Cụ thể, nếu được hỏi vì sao chiếc chống nghiêng xe máy lại nằm bên trái
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20176:04 CH
GRAHAM ALLISON là Giáo sư môn Chính phủ thuộc chương trình Douglas Dillon tại Harvard Kennedy School of Government. Tiểu luận này phỏng theo cuốn sách của ông,
Chủ Nhật, 25 Tháng Mười Hai 20223:00 CH